Xu hướng phát triển ngành bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống siêu thị Big C giai đoạn 2012-2020 (Trang 66)

5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu

3.1.1 Xu hướng phát triển ngành bán lẻ tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-

Do nhiều yếu tố tác động nên thị trường bán lẻ nước ta trong năm qua đã có sự tụt dốc so với các năm trước. Năm 2008, theo bảng xếp hạng “Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu” do Công ty Tư vấn A.T Keamey thực hiện, Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Thời điểm đó, Việt Nam được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao vì nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nguồn vốn FDI dồi dào, lượng dân số trẻ ưa thích chi tiêu đứng hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Việt Nam liên tục mất điểm trong mắt các nhà đầu tư. Cụ thể, năm 2009 thị trường bán lẻ của nước ta bị đánh rớt xuống hạng 6, năm 2010 xuống hạng 14, năm 2011 hạng 23 và năm 2012 xuống 32.

Ngay từ đầu năm 2012, Bộ Công thương đã xác định vấn đề hàng đầu của ngành bán lẻ trong năm 2012 là hoàn thành quy hoạch và phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, từng bước phát triển hệ thống phân phối hiện đại tại các thành phố, đô thị lớn, trong đó ưu tiên hàng Việt Nam.

Cuối tháng 10/2012, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 6184/QĐ- BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”. Theo đó, cả nước sẽ có 1.200 - 1.300 siêu thị các loại, tăng thêm 585 - 695 siêu thị so với năm 2011. Ngoài ra, cả nước sẽ có 180 trung tâm thương mại, tăng 82 trung tâm so với năm 2011, trong đó, Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố trọng tâm cả về siêu thị và trung tâm thương mại.

Bộ Công thương đặt mục tiêu đến năm 2020, siêu thị, trung tâm thương mại trở thành kênh bán lẻ hàng hóa chủ yếu trên thị trường; tốc độ tăng tốc mức bán lẻ hàng hóa qua kênh này đạt bình quân 26 - 27%/năm vào năm 2015 và 29 - 30% thời kỳ 2016 – 2020. Tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới này cũng chiếm 27-30% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội vào năm 2015 và 43 - 45% vào năm 2020.

Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có đề xuất nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, đất đai,...

QĐ 1371/2004/QĐ-BTM qui định về tiêu chuần siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại các nơi này, phương thức quản lý hoạt đông của siêu thị , trung tâm thương mại; việc tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm…đều được qui định rõ ràng, đưa ngành bán lẻ vào hoạt động theo trật tự và có tổ chức.

Lực lượng doanh nghiệp bán lẻ đang ngày một đông đảo: Hiện tại Việt Nam có hơn15 nhà bán lẻ và nổi bật là Coopmart, Big C, Metro, Lotte, Maxi mark, ...Các nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường là Hiway supercenter, Aeon, Coco mart trong khi tình hình kinh tế năm 2012 lại không mấy khả quan với sự tuột dốc của nhiều tập đoàn tài chính và ngân hàng. Thậm chí các chuỗi bán lẻ tên tuổi cũng đang cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này . Qua đó ta thấy tình hình kinh tế vẫn không làm giảm sự hấp dẫn của các đối thủ mới gia nhập ngành bán lẻ và hấp lực của thị trường bán lẻ nội địa đang nóng dần lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống siêu thị Big C giai đoạn 2012-2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)