Phân tích môi trường ngành:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 48)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÙNG TRỒNG CÂY BÔNG VẢI TẠI CÔNG TY CP BÔNG VIỆT NAM

2.2.2.5 Phân tích môi trường ngành:

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:

cung nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ. Phần lớn nguyên liệu xơ sợi nhằm đáp ứng cho ngành dệt may trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Thị trường bông nguyên liệu trong nước chỉ đủ cung cấp khoảng 2% thị phần chủ yếu là nhập khẩu với sản lượng nguồn cầu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Đối thủ gia nhập ngành của ngành bông không cao tuy nhiên để thực hiện và gia tăng diện tích rất vất vả, cần có sự đầu tư và quan tâm của nhiều cấp chính quyền, sự bảo hộ của Chính phủ.

Hiện nay, trên cả nước chỉ có 05 đơn vị sản xuất bông trong đó VCC là đơn vị chủ lực trong cả nước về việc phát triển cây bông. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn thấp, tuy nhiên VCC cần phải có chiến lược phát triển mở rộng diện tích trồng bông nhằm cung cấp bông xơ cho thị trường trong nước, một thị trường đầy tiềm năng.

Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp:

VCC có lợi thế mặc cả với người dân trong việc giá thu mua bông hạt về giá cả. Bên cạnh đó, ngành bông còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đáp ứng nguồn cầu của thị trường.

 Năng lực thương lượng với nhà cung cấp tương đối cao. Tuy nhiên, VCC cần phải có chính sách khuyến nông cũng như hỗ trợ đối với người dân từ đó mới phát triển được diện tích vùng trồng bông nguyên liệu trong cả nước.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:

Ngành bông không chịu áp lực từ khách hàng vì lượng cầu luôn lớn hơn lượng cung và giá bông xơ trong nước luôn thấp hơn so với giá bông nhập khẩu Áp lực cạnh tranh từ khách hàng thấp.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:

Mặt hàng bông xơ hiện nay chưa có sản phẩm thay thế do vậy ngành bông ít chịu rủi ro về sản phẩm thay thế.

Có sự tham gia sản xuất bông nguyên liệu của các công ty khác tại thị trường nhưng vì lượng cầu bông xơ trong nước quá lớn so với lượng cung.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành thấp.

 Phân tích chiến lược kinh doanh theo môi trường ngành (mô hình 5 lực lượng cạnh tranhh của Michael Porter), VCC không có sự cạnh tranh nhiều trong môi trường ngành. Tuy nhiên, để phát triển ngành bông nguyên liệu nhằm đủ cung ứng khoảng 30% nguyên liệu bông xơ đến năm 2020 cho ngành dệt may trong nước VCC cần phải cụ thể hóa chiến lược phát triển của mình trong tương lai bằng hành động cụ thể. Ngành bông được sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ cũng như lãnh đạo Tập đoàn Dệt May đã ưu tiên hàng đầu trong việc khôi phục lại vùng trồng bông nguyên liệu trong cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 48)