Thị trường bông xơ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 34)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÙNG TRỒNG CÂY BÔNG VẢI TẠI CÔNG TY CP BÔNG VIỆT NAM

2.1.2 Thị trường bông xơ tại Việt Nam

 Nhu cầu bông xơ trong nước

Ngành Sợi Việt Nam là phân đoạn trong chuỗi giá trị ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng rất cao. Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây năng lực sản xuất của ngành sợi Việt Nam đã tăng 3 lần, từ 1,4 triệu cọc sợi năm 2000 lên trên 4 triệu cọc của gần 100 nhà máy vào cuối năm 2010, với tổng sản lượng toàn ngành lên trên 600.000 tấn, trong đó xuất khẩu chiếm gần 40%. Cùng với dệt may, ngành sợi đã thực sự lớn mạnh, có thương hiệu, uy tín, khả năng cạnh tranh và vị trí cao trên thị trường quốc tế.

Song hành với sự phát triển trên của ngành sợi, nhu cầu sử dụng bông xơ cũng tăng rất nhanh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông Sợi, hiện toàn ngành sợi có nhu cầu nguyên liệu bông hàng năm lên tới khoảng 400.000 tấn. Với quy mô nhỏ bé hiện nay của ngành bông Việt Nam, hầu như toàn bộ nhu cầu nguyên liệu

bông của ngành sợi đều được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu mà trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ (40%), Ấn độ (30%), Tây Phi (18%)…

Tính theo sản lượng bông năm 2011 của Việt Nam là khoảng 4.700 tấn thì nguồn bông trong nước mới đáp ứng khoảng 1.7% nhu cầu ngành sợi.

Con số trên cho chúng ta thấy 2 vấn đề:

- Thứ nhất, đương nhiên chúng ta thấy quy mô hết sức khiêm tốn của ngành bông Việt Nam hiện nay. Đặc biệt khi xét tới những kỳ vọng và tham vọng của Chính phủ thể hiện trong các mục tiêu quốc gia về phát triển cây bông. Cụ thể mục tiêu năm 2010 đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến 2015 định hướng đến 2020 thì Việt Nam cần phải sản xuất được 20.000 tấn bông xơ. Đối chiếu với chỉ tiêu này thì thực tế chỉ mới đạt được khoảng 23.5% chỉ tiêu đề ra. Không những thế, nếu không có những bước đột phá đến từ những giải pháp nội lực hay những hỗ trợ ngoại lực, ngành bông Việt Nam sẽ có xu hướng giảm sút, và khi đó những mục tiêu thách thức hơn cho tới năm 2015 (35.000 ha bông, sản lượng đạt 65.500 tấn) và 2020 (76.000 ha bông, sản lượng đạt 180.000 tấn) sẽ càng trở nên xa vời. Đó là còn chưa kể tới sức tăng trưởng ổn định và bền vững của ngành sợi, yếu tố sẽ làm bông nội địa trở nên gần như biến mất trong cơ cấu nguyên liệu ngành dệt may Việt Nam.

- Thứ nhì, nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề, việc tỷ trọng còn quá nhỏ bé của bông trong nước trong tổng nhu cầu bông ngành sợi lại cho thấy dư địa cho tiêu thụ bông trong nước là rất nhiều. Hầu như bông xơ sản xuất trong nước sẽ không phải lo lắng về việc giải bài toán tiêu thụ. Một phép quy đổi nhanh cho thấy toàn bộ sản lượng bông sản xuất trong nước năm 2010 (khoảng 4.700 tấn) chỉ đủ cho một nhà máy sợi quy mô trung bình (36.000 cọc) sử dụng trong vòng chưa tới 3 tháng, nhà máy quy mô lớn (120.000 cọc) thì chưa tới 1 tháng, hoặc nhà máy lớn nhất hiện nay tại Việt Nam (khoảng gần 500.000 cọc) thì chỉ vọn vẹn 1 tuần. Sẽ có lo ngại về sự cạnh tranh của bông nhập khẩu đối với bông Việt Nam, nhưng theo tác giả nhận thấy và thực sự đã nhận phản hồi trực tiếp từ nhiều chủ doanh nghiệp sợi, bông Việt Nam sẽ luôn có ưu thế trong cạnh tranh. Điều này thể hiện tại 3 điểm: (i) chi phí

vận chuyển bông rất thấp so với bông ngoại nhập; (ii) thời gian đáp ứng đơn hàng do đó sẽ nhanh chóng hơn, đảm bảo tính linh hoạt trong việc lên kế hoạch nguyên liệu và sản xuất (thông thường bông nhập khẩu sẽ mất trên 1 tháng để vận chuyển theo đường biển tới Việt Nam). Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh giá bông biến động phức tạp, không thể tiên liệu vì các nhà máy sợi sẽ có thể tránh được những quyết định sai lầm khi phải quyết định mua bông trước quá xa; và (iii) tâm lý người Việt Nam hỗ trợ bông Việt Nam của nhiều chủ doanh nghiệp sợi.

Từ đó, có thể khẳng định nhu cầu thị trường, khách hàng, phân phối không phải là những trở ngại đối với sự phát triển của Bông Việt Nam.

Nguồn bông xơ nhập khẩu

Như trên đã dẫn, do đặc thù tương quan tốc độ tăng trưởng giữa ngành bông và ngành sợi, chủ yếu bông xơ sử dụng tại các nhà máy sợi đều được nhập khẩu. Tùy theo nhu cầu thị trường, đặc tính dây chuyền công nghệ, cũng như những chiến lược về cạnh tranh giá, các nhà máy sợi sử dụng các nguồn bông nhập khẩu khác nhau. Đó có thể là bông Mỹ, Ấn độ, Brazil, Tây Phi, Uzbekistan…. Tuy nhiên với ưu thế vượt trội về công tác phân loại và tính minh bạch thông tin trong quản lý chất lượng, bông Mỹ hiện đang chiếm ưu thế so với các loại bông nhập khẩu khác. Theo thống kê của Hiệp hội Sợi trực tiếp từ các doanh nghiệp sợi, tỷ trọng bông xuất khẩu vào Việt Nam trong năm 2010 là như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn bông xơ tại Việt Nam

TT Nguồn bông Tỷ lệ (%) 1 Việt Nam 1,17 2 Tây Phi 20,2 3 Ân Độ 13,4 4 Uzbekistan 0,7 5 Mỹ 55,8

6 Pakistan 2,8

7 Khác 5,93

TỔNG CỘNG 100

Theo tập quán, các nhà máy sợi chủ yếu mua bông theo hình thức hợp đồng kỳ hạn, ký kết trực tiếp giữa người bán và người mua. Tuy nhiên việc chốt giá thì có thể áp dụng theo hình thức on-call ( tức là người mua hoặc bán sẽ gọi điện để chốt giá vào thời điểm họ nhận thấy là phù hợp) hoặc chốt tại thời điểm ký hợp đồng hoặc giao hàng.

Với mức độ toàn cầu hóa giao thương và thông tin như hiện nay, thị trường bông Việt Nam và thị trường bông quốc tế hoàn toàn thông suốt với nhau. Những biến động về giá bông trên thế giới sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp và tức thời tới các tổ chức liên quan trong nước. Đặc biệt ở đây là Công ty Bông Việt Nam, khi mà cơ chế giá thu mua bông từ nông dân hiện vẫn áp dụng mức giá sàn để đảm về quyền lợi cho người nông dân. Công ty sẽ phải đối mặt với những khoản thua lỗ vì phải duy trì giá sàn trong khi giá bông trên thế giới đã xuống mức rất thấp. Đây cũng là một vấn đề được các lãnh đạo Công ty Bông Việt Nam nêu ra trong quá trình khảo sát tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)