Sự cần thiết của việc mở rộng phát triển ngành bông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 66)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DIỆN TÍCH CÂY BÔNG VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG VIỆT NAM

3.1.1 Sự cần thiết của việc mở rộng phát triển ngành bông tại Việt Nam

Việc xác định sự cần thiết của việc phát triển ngành Bông tại Việt Nam là một bước đi quan trọng và rất cần được (i) thống nhất từ trung ương, các Bộ ban ngành tới các địa phương; (ii) thể hiện thành các chủ trương đồng bộ; và (iii) đặc biệt được triển khai nghiêm túc, quyết liệt trong dài hạn.

Sự cần thiết phát triển ngành bông Việt Nam được thể hiện thông qua các các nhận định sau:

- Ngành Dệt May là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nhiều kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam, tuy nhiên một nhiệm vụ trọng tâm là cần phải tăng trưởng bền vững, gia tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm dệt may.

- Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần phải hết sức chú trọng phát triển cây bông trong nước do vị thế quan trọng của nguyên liệu bông trong ngành kéo sợi nói riêng và toàn ngành Dệt May nói chung.

- Sự phát triển của việc trồng bông phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với các khu vực miền núi và các dân tộc thiểu số;

- Ngoài ra việc phát triển ngành bông Việt Nam chỉ là việc cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược phát triển ngành Bông đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Ngành Dệt May Việt Nam và vấn đề nguồn nguyên phụ liệu nội địa

Liên tục trong nhiều năm qua Dệt may luôn là ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Năm 2012 theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, toàn ngành đã đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 15,8 tỷ USD, bất chấp những khó khăn có thể thấy tại các thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tuy nhiên nếu nhìn một mặt khác của tấm huy chương chúng ta sẽ thấy một vấn đề mang tính “kinh niên” của không chỉ ngành dệt may mà còn nhiều ngành kinh tế xuất khẩu khác của Việt Nam. Cụ thể ở đây muốn đề cập tới vấn đề hiệu quả kinh tế cuối cùng của công tác xuất khẩu.

Trong cùng thời gian để đạt được con số trên 15.8 tỷ USD xuất khẩu đầy ấn tượng kể trên, Việt Nam chúng ta đã phải nhập khẩu trên 11.2 tỷ USD các loại nguyên phụ liệu. Tình trạng trên cũng đã kéo dài tương tự cho nhiều năm trước đó. Nói một cách khác, hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước của ngành dệt may còn rất khiêm tốn, điều khiến cho hiệu quả thực tế của việc xuất khẩu dệt may còn nhiều vấn đề cần bàn kỹ.

Chính vì tầm quan trọng của mình, việc phát triển hiệu quả và bền vững của ngành Dệt May có ý nghĩa quan trọng tới tiến trình phát triển tổng thể của Việt Nam. Ở đây, để 2 tiêu chí “hiệu quả và bền vững” có thể đạt được bởi nhiều yếu tố

từ nâng cao công nghệ, trình độ của nguồn nhân lực…Tuy nhiên một yếu tố hết sức trọng yếu chính là ngành phải từng bước nâng tỷ trọng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu giá thành sản phẩm, tự túc các nguyên liệu chính cho ngành, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Vậy đâu là trọng tâm giải pháp cho vấn đề này?

Vị trí của bông nguyên liệu trong tổng thể ngành dệt may và vai trò của việc phát triển diện tích cây bông vải tại VCC trong tiến trình tăng cường tự chủ nguồn nguyên liệu nội địa cho ngành Dệt May Việt Nam

Như trên đã đề cập, việc nâng cao tỷ lệ giá trị tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam của hàng dệt may là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu của tiến trình phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Tác giả nhận thấy để giải quyết triệt để vấn đề này, Việt Nam cần phải từng bước tự chủ được về nguyên liệu trong nước. Xét theo chuỗi giá trị ngành dệt may, việc tự chủ này có thể được hiểu phải tự chủ hoặc từ vải, từ sợi hoặc từ bông.

Rõ ràng nếu chúng ta càng tự chủ được những khâu đoạn hướng về “thượng nguồn” thì tính tự chủ đó càng đầy đủ và triệt để, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam càng cao. Hiện nay dưới tác động của Hiệp định TPP mà Việt Nam đang đàm phán gia nhập, quy định “yarn forward” (từ sợi trở đi) sẽ khiến cho việc tự chủ về sợi sản xuất nội địa càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Song nếu như chúng ta không thay đổi tình trạng nhập khẩu gần như 100% bông như hiện nay, trong khi bông là loại nguyên liệu chính yếu trong sản xuất sợi và luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đẳng cấp và giá trị của sợi, thì rõ ràng việc nội địa hóa “từ sợi trở đi” vẫn chưa đi vào thực chất vì thực ra chỉ có giá trị gia công trong sợi đi vào hàng may mặc cuối cùng, còn tất cả giá trị nguyên liệu bông (thường chiếm 60-70% giá

Bông Sợi Dệt Nhuộm May Phân phối

Xơ, PE, khác

thành) thì vẫn phải phụ thuộc nước ngoài. So sánh với các đối thủ “trên cơ” chúng ta trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan … đều có nguồn bông trong nước dồi dào, giúp họ có được sự chủ động, ứng phó linh hoạt trong trước mọi diễn biến giá cả biến động phức tạp của bông quốc tế, tạo năng lực cạnh tranh cho mặt hàng sợi trực tiếp và mặt hàng dệt may nói chung.

Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng bông, và kèm theo đó là một lượng ngoại tệ rất lớn cần được huy động. Cụ thể năm 2012, chúng ta phải nhập khoảng trên 450.000 tấn bông, giá trị ước tính trên 1 tỷ USD. Rõ ràng việc mở rộng phát triển nguyên liệu bông trong nước thay thế nhập khẩu sẽ có tác động trực tiếp đến việc giảm con số “nhập siêu” này của ngành dệt may, giảm áp lực cầu ngoại tệ cho nền kinh tế. Vấn đề là cần phải tập trung cho việc phát triển cây bông để đạt được quy mô bông nội địa thay thế đáng kể.

Phát triển trồng bông sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và đặc biệt cho các dân tộc thiểu số.

Việc trồng bông tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc đã có truyền thống trồng bông lâu đời. Cây bông đã từng được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” đối với nhiều hộ gia đình khó khăn. Những địa bàn trồng bông phát triển mang tính trọng điểm như Tây nguyên, Sơn la…đều là những địa bàn có vị trí chiến lược, cần được đảm bảo về an sinh xã hội, ổn định xã hội, chính trị. Việc phát triển trồng bông là một giải pháp phù hợp để thực hiện mục đích xã hội này.

Chính phủ đã khẳng định quan điểm định hướng cụ thể cho việc phát triển cây bông thông qua các Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg và 29/QĐ-TTg.

Theo đó quan điểm phát triển cây bông vải đã được thể hiện hết sức rõ ràng: - Phát triển cây bông vài nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định. - Phát triển cây bông vải theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao

năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cây bông vải;

- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng sự hỗ trợ của Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông;

- Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất bông.

Như vậy sự cần thiết của việc phát triển ngành trồng bông tại Việt Nam trong đó VCC là đơn vị chủ lực đã được thể hiện rõ ràng bằng các chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên sự dậm chân và giật lùi của ngành bông Việt Nam trong những năm qua, bất chấp đã có những định hướng hỗ trợ từ Chính phủ đã đặt ra một vấn đề cấp bách và cần có câu trả lời, giải pháp thỏa đáng.

3.1.2 Dự báo nhu cầu bông xơ tại Việt Nam đến năm 2020

Ngày 10/3/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 36/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tuy nhiên, việc phát triển cây bông vải vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và được quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết số 29/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Ngành bông Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, với hơn 1.620 nghìn kiện tương đương 354.000 tấn mùa vụ 2011/12. Dự báo mùa vụ năm nay (2012/13), lượng bông nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng lên ở mức 1.705 nghìn kiện tương đương 372.000 tấn, chiếm 97,4% tổng lượng bông tiêu thụ.

Năm 2011 do bông được giá, nên sản lượng bông xơ nước ta mùa vụ 2011/12 tăng ở mức 5.180 tấn (tương đương 23,8 nghìn kiện), tăng 10,4% so với mùa vụ trước nhờ việc mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất cây bông; từ

đó đáp ứng được 1,4% nhu cầu sử dụng bông của ngành dệt may trong nước. Tuy nhiên, sang đến mùa vụ năm nay, khi giá bông giảm mạnh và cây bông lại kém cạnh tranh hơn so với một số cây trồng khác (ngô và đậu tương), sản lượng bông xơ dự báo giảm 11,4% xuống còn 4.590 tấn (tương đương 21 nghìn kiện).

Bất chấp kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu bông xơ nước ta vẫn tăng mạnh do ngành công nghiệp dệt may tiếp tục được mở rộng. Mùa vụ 2011/12, lượng bông nhập khẩu tăng nhẹ 3,1% so với mùa vụ trước ở mức 354.000 tấn. Mặc dù 6 tháng cuối năm 2012 kinh tế còn nhiều bất ổn, nhưng dự báo nhập khẩu bông nước ta vẫn tiếp tục tăng 5%, ở mức 372.000 tấn nhằm đáp ứng việc xuất khẩu vải sợi sang Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng mạnh.

Năm 2012 là năm thứ 5 liên tiếp Hoa Kỳ là đối tác cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam, 133.200 tấn, chiếm khoảng 41% tổng lượng bông nhập khẩu của cả nước. Với kim ngạch 362,3 triệu đô la Mỹ, Việt Nam hiện đứng thứ 7 về nhập khẩu bông từ Hoa Kỳ.

Việt Nam hiện đứng thứ bảy trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may và may mặc. Theo Tổng cục Thống kê, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta vẫn tăng cao hơn so với mục tiêu mà Chính phủ để ra, ở mức 15,8 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2011. Sự tăng trưởng này chủ yếu có được là nhờ những nỗ lực mà các doanh nghiệp trong ngành trong việc bám chắc và tận dụng từng cơ hội kinh doanh tại các thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Nhật Bản, nhờ đó, thị trường Mỹ tăng trưởng 13%, EU tăng 25%, Nhật Bản tăng 43% so cùng kỳ năm trước; đồng thời cố gắng mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Singapore, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Với những kết quả đạt được, ngành dệt may nước ta đã đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD đến năm 2020. Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership - TPP), sẽ mở ra cơ hội rất cho ngành dệt may nước ta để đạt được mục tiêu này.

Trong những năm gần đây, Việt Nam hiện nay là một trong rất ít quốc gia tại châu Á đã mở rộng hoạt động sản xuất của ngành kéo sợi. Không chỉ có các nhà đầu

tư nước ngoài như Texthong Group (Hồng Kông), Kyung Bang Việt Nam (Hàn Quốc), Itochu (Nhật Bản) mà cả các doanh nghiệp trong nước như Vinatex, Đại Cường, Phú Bài, Thiên Nam cũng đã tăng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp này. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có hơn 100 nhà máy kéo sợi thuộc 80 doanh nghiệp với năng lực thiết bị khoảng 5 triệu cọc sợi, cung cấp khoảng 680.000 tấn sợi/năm.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2012 dự kiến đạt 1,45 tỷ USD (chưa tính xuất khẩu nguyên phụ liệu), tăng 15% so với năm 2011(1,283 tỷ USD). Xuất khẩu dệt may tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cả nước, đạt 11,25 tỷ USD (chưa tính xuất khẩu nguyên phụ liệu), tăng 7% so với năm ngoái (10,5 tỷ USD).

Tổ chức USDA dự báo sản lượng bông xơ mùa vụ 2012/13 của Việt Nam khoảng 21 nghìn kiện, giảm 13% so với cùng kỳ mùa vụ trước do có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại cây trồng khác như ngô, sắn và đậu nành khiến diện tích gieo trồng bông giảm.Vì thế, trước mắt và trong thời gian tới, Việt Nam vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào nhập khẩu bông để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước.

Lượng bông nhập khẩu mùa vụ 2012/13 nước ta dự báo ở mức 1,7 triệu kiện, tăng gần 5% so với cùng kỳ mùa vụ 2011/12. Nguyên nhân có sự tăng trưởng này là do việc mở rộng của ngành kéo sợi và việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cho một số nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2012 là năm thứ 5 liên tiếp, Hoa Kỳ vẫn là nước cung cấp bông vải lớn nhất cho Việt Nam, khoảng 133.100 tấn với kim ngạch 369 triệu USD, chiếm 40% tổng lượng bông nhập khẩu; từ đó đưa nước ta trở thành quốc gia lớn thứ 7 về nhập khẩu bông vải từ Hoa Kỳ.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu trên 70% lượng sợi (bao gồm sợi bông) sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài trong đó tập trung chủ yếu tại Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Idonesia và Thái Lan.

Chương trình mở rộng diện tích cây bông vải tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Bảng 3.1: Dự báo chương trình mở rộng diện tích cây bông vải tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Nội dung Năm 2015 Năm 2020

1. Diện tích cây trồng (ha) 30.000 76.000 2. Diện tích có tưới (ha) 9.000 40.000 3. Năng suất bình quân (tấn/ha) 1,5 2,0 4. Năng suất bông có tưới bình quân (tấn/ha) 2,0 2,5 5. Sản lượng bông xơ (tấn) 20.000 60.000 6. Số lượng kiện (1.000 kiện) 91,86 275,57

Dự báo của Việt Nam cho ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020

Bảng 3.2: Dự báo của Việt Nam cho ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020

Mô tả Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 18.000 25.000 2. Số lượng nhân công 1.000 người 2.750 3.000 3. Các sản phẩm chính

- Bông xơ 1.000 tấn 40 60

- Chất xơ, sợi Polyester 1.000 tấn 210 300

- Các loại sợi 1.000 tấn 500 650

- Các loại vải Triệu m2 1,5 2

- Sản phẩm dệt may Triệu cái 2,85 4 4. Dành cho thị trường trong nước % 60 70

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng diện tích cây bông vải tại công ty cổ phần Bông Việt Nam đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)