CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÙNG TRỒNG CÂY BÔNG VẢI TẠI CÔNG TY CP BÔNG VIỆT NAM
2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình phát triển ngành Bông Trung Quốc
Như đã đề cập, Trung Quốc đã phát triển và triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp mang tính hệ thống để phát triển ngành bông một cách bền vững. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam có thể rút tỉa được nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu từ mô hình của Trung Quốc. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy không thể sao chép máy móc được do có nhiều điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt ở đây chúng tôi nhận thấy Việt Nam mặc dù có thể học hỏi áp dụng nhiều giải pháp từ Trung Quốc nhưng cần cân nhắc mức độ quyết liệt, triệt để, quy mô triển khai của chúng. Nổi bật:
- Việc đánh thuế nhập khẩu bông theo cơ chế hạn ngạch và mức thuế trượt: Trung Quốc có thể áp dụng vì mức độ tự chủ nguồn nguyên liệu bông nội địa của họ là cao hơn rất nhiều so với Việt Nam hiện nay (khoảng 67% so với dưới 1%). Với quy mô đó, việc bảo hộ thông qua biện pháp thuế quan là phù hợp và chấp nhận được. Ở Việt Nam, với quy mô nhỏ bé hiện nay, việc bảo hộ thuế quan là còn quá sớm và chắc chắn lợi ích đem lại không tương xứng với những tác động tiêu cực tới giá thành và mức độ cạnh tranh của sản phẩm sợi nói riêng và sản phẩm may mặc cuối cùng.
- Việc ấn định giá thu mua bông nội địa cao so với mặt bằng giá thế giới: Giải pháp này có thể áp dụng được ở Việt Nam, và thực tế ở một mức độ nhất định, đã và đang được áp dụng. Đó chính là việc Công ty Bông Việt Nam áp dụng giá thu mua sàn (thấp nhất) đối với các hộ trồng bông. Tuy nhiên ở đây có một điểm khác biệt rất lớn trong việc tổ chức thực hiện. Ở Trung Quốc, đảm trách nhiệm vụ trên là Tổng Công Ty Bông Quốc gia do Quốc vụ viện thành lập với nhiệm vụ chính (có thể nói là duy nhất) đảm bảo ổn định giá bông thu mua ở mức có lợi cho người trồng bông. Lợi nhuận không phải là thước đo thành công của Tổng Công ty này.
Còn tại Việt Nam, tổ chức chịu trách nhiệm trên là Công ty Bông Việt Nam, một công ty cổ phần hoạt động với những mục tiêu kinh doanh thiết thực như những doanh nghiệp cổ phần khác. Công ty hiện không nhận được hỗ trợ nào từ ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giá thu mua tối thiểu của mình.
- Thành lập Sở Giao dịch Bông Quốc gia: Sự ra đời của Sở Giao dịch Bông Quốc Gia Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc đẩy mạnh sức phát triển của ngành bông Trung Quốc. Sở Giao dịch đã thúc đẩy việc chuẩn hóa chất lượng bông, tạo lập giá tham chiếu, nâng cao tính thanh khoản, đảm bảo thực hiện các giải pháp phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro biến động giá bông. Với những lợi ích thiết thực đó, việc thành lập Sở Giao dịch Bông tại Việt Nam cũng sẽ là một giải pháp đáng cân nhắc. Tuy nhiên cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết lập quy chuẩn bông Việt Nam, các giải pháp về công nghệ, thanh toán, hậu cần…
Về cơ bản có thể thấy một số khác biệt trong chính sách phát triển bông giữa Việt Nam và Trung Quốc như sau:
Bảng 2.11: Một số khác biệt trong chính sách mở rộng phát triển bông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trung Quốc Việt Nam
- Thực hiện chính sách quy hoạch vùng trồng bông. Tiến hành thâm canh giữa cây bông và cây nông nghiệp tại các vùng quy hoạch nhằm kiểm soát diện tích vùng trồng bông.
- Thông qua Quỹ dự trữ bông quốc gia để duy trì giá bông cao hơn giá cây lương thực để thu hút trồng bông.
- Chưa xây dựng chính sách quy hoạch vùng trồng bông. Hiện nay, việc trồng bông tại các địa phương đang diễn ra một cách manh mún và tự phát.
- Chưa có cơ chế, thể chế mang tính quốc gia để đảm bảo duy trì giá bông. Hiện tại, tại VCC (một công ty cổ phần) vẫn đang “tự đảm nhận” một phần trách nhiệm này.
cho người dân trong việc trồng bông như hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật, công nghệ, vận chuyển,…
- Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra mức ưu đãi 2%/năm cho việc trồng và thu mua bông của người nông dân.
trồng bông nên hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ, thủy lợi tưới tiêu cho vùng trồng bông chưa có.
- Mặc dù Chính phủ đã xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến nông tuy nhiên số tiền hàng năm vẫn còn thấp không đủ để đầu tư hỗ trợ vật tư cho người trồng bông. Phần lớn, VCC đầu phải ứng vốn trước cho nông dân.