Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng chính sách tạo cơ hội thăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại các ngân hàng TMCP khu vực tp. Hồ Chí Minh (Trang 87)

tiến và phát triển nghề nghiệp.

Trong số tác động của các nhân tố, nhân tố cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp có tác động mạnh nhất. Đây là kết quả nhận định rất khách quan. Thực tế một nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mình, vì họ quan niệm rằng: “không tiến ắt lùi”. Sự thăng tiến của mọi người là con đường dẫn đến thành đạt, thỏa mãn nhu cầu tôn trọng và quyền lực. Tâm lý chung của người lao động bây giờ cũng muốn đạt được điều đó, cho nên nhà quản trị cần phải cho nhân viên nhìn thấy một cơ hội thăng tiến một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ phía trước. Các nhà lãnh đạo cần chú trọng công tác hoạch định và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên. Đây là nhân tố quan trọng tạo dựng và khích lệ sự gắn bó dài lâu của người lao động với doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ có trình độ cao, tay nghề giỏi. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo có sự chỉ đạo sát sao đến các phòng chức năng, bộ phận sản xuất thực hiện đánh giá, rà soát lại định hướng, quy hoạch phát triển cho từng cá nhân trong bộ phận. Việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và truyền đạt

các tiêu chí rõ ràng về cơ hội phát triển là rất cần thiết giúp người lao động nhận thức rõ và có động lực để đầu tư hợp lý cho con đường phát triển của mình.

Do vậy, để giữ chân người tài, doanh nghiệp cần tạo động lực làm việc cho họ bằng cách vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm. Giải pháp đào tạo bao giờ cũng tốn kém, doanh nghiệp cứ trăn trở liệu nhân viên có ở lại với công ty không sau khi đã đầu tư quá nhiều? Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần chọn đúng người để đào tạo, dựa vào quá trình cống hiến của nhân viên, phẩm chất đạo đức, và cam kết của cả hai bên sau đào tạo. Bên cạnh đó phòng nhân sự nên chủ động hơn trong công tác đánh giá thành tích nhân viên, chủ động tiến cử các nhân viên tiên tiến có thành tích tốt cho giám đốc. Phải cho nhân viên biết rằng thành tích trong quá khứ và năng lực cá nhân của họ ảnh hưởng tới sự thăng tiến sau này. Trong quá trình làm việc, cần luân chuyển cán bộ có năng lực từ phòng ban này sang phòng ban khác để mở rộng kinh nghiệm làm việc và cho sự thăng tiến trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại các ngân hàng TMCP khu vực tp. Hồ Chí Minh (Trang 87)