Bảng 3.3: Thống kê mẫu dựa trên trình độ học vấn
Trình độ Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%)
Trung cấp, Cao đẳng 76 30,4
Đại học 165 66
Tổng 250 100
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4
Nhận xét: Tỷ lệ nhân viên ở trình độ đại học trong mẫu nghiên cứu là cao nhất (66%), tương ứng 165 nhân viên. Đứng thứ hai là nhân viên ở trình độ trung cấp, cao đẳng (30,4%), kế đến là nhân viên ở trình độ phổ thông (3,6%).
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 chuyên gia và chuyên viên đại diện cho 5 Ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM: Ngân hàng Vietcombank, Viettinbank và Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Nam Á.
Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 250 mẫu. Thang đo chính thức được nhóm thông qua gồm có 8 nhân tố tác động đến đến động lực làm việc của nhân viên tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Tp.HCM. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bao gồm đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha và EFA; kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến; kiểm định Levene về sự khác biệt giữa một biến định tính với một biến định lượng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các nhân tố.
Chương này bao gồm 4 phần: (1) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA, (3) Phân tích hồi qui đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố, (4) Kiểm định Levene.