Quy mô thị trường thời gian vừa qua liên tục tăng trưởng mạnh, thể hiện ở
số lượng Công ty niêm yết, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán, giá trị giao dịch, vốn hóa thị trường …
Số lượng Công ty niêm yết
Số lượng Công ty niêm yết có sự gia tăng đột biến kể từ năm 2006, mởđầu thời kỳ tăng trưởng cực nóng của Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Với vỏn vẹn 41 Công ty tại thời điểm cuối năm 2005 thì đến 31/12/2006, con số này đã lên tới 197 Công ty trên cả hai sàn, tương đương tăng gấp 5 lần. Góp phần không nhỏ vào sự tăng lên nhanh chóng của các Công ty niêm yết tại thời điểm này là sự
ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) với những điều kiện và chế độ đặt ra cho các doanh nghiệp cổ
phần bớt khắt khe hơn so với Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và việc chính sách ưu đãi về thuế TNDN trong vòng 02 năm kể từ lúc doanh nghiệp bắt đầu niêm yết sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/01/2007.
Tiếp đó, với diễn biến tăng liên tục của thị trường trong giai đoạn 2006 – 2007, các đợt phát hành cổ phiếu được giới đầu tư chào đón nhiệt tình là một
động lực mạnh mẽ “đẩy” các doanh nghiệp lên sàn niêm yết. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cổ phiếu đang giao dịch trên 2 sàn HOSE và HNX là 672 gấp 16,4 lần so với 05 năm trước đây.
Biểu đồ 2-1. Số lượng Công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE, HNX giai đoạn 2005 – nay
Số lượng các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đang ngày càng phát triển nhanh về quy mô và năng lực nghiệp vụ với hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng
32 111 138 170 196 275 288 7 82 112 168 257 367 384 39 193 250 338 453 642 672 - 100 200 300 400 500 600 700 800 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T6/2011 HOSE HNX Total
giao dịch trải khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước. Mới ngày đầu mở cửa, toàn thị trường chỉ có 7 Công ty Chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một Công ty Quản lý quỹ nào, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 Công ty Chứng khoán và 46 Công ty Quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Số
thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) là 122 thành viên, trong đó, có 8 ngân hàng lưu ký (02 ngân hàng trong nước, 06 ngân hàng nước ngoài) và 12 tổ chức mở tài khoản trực tiếp.
Số lượng người hành nghề cũng tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các Công ty chứng khoán. Theo thống kê, từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 8.400 người hành nghềđược cấp chứng chỉ và con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhìn chung, số lượng các tổ chức kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho TTCK tăng quá nhanh trong khi năng lực về vốn và chuyên môn còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa tương xứng với hiệu quả hoạt động chung của thị trường.
Giá trị giao dịch chứng khoán
Kể từ năm 2005, Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ
về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường: Giá trị giao dịch liên tục tăng trưởng mạnh, trong 5 năm đầu, giá trị giao dịch bình quân chỉ là 55 tỷ đồng/phiên, nhưng 5 năm gần đây, giá trị giao dịch bình quân đạt 1.300 tỷ đồng/phiên; đặc biệt, từ cuối năm 2009 đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt tới 3.000 tỷđồng/phiên.
Giai đoạn 2006 – 2011 cũng là giai đoạn TTCK Việt Nam ghi nhận nhiều kỷ lục về sự tăng trưởng: Tháng 03/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất với 1,170.67 điểm cho VN-Index và 459,36 điểm cho HNX-Index. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 05/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình quân có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trịđạt 2.270,57 tỷđồng.
Ngoài ra, nhằm từng bước hoàn chỉnh cấu trúc thị trường, trong đó, mở
rộng thị trường có tổ chức, quản lý của Nhà nước và thu hẹp thị trường tự do, hệ
thống giao dịch UpCom trên SGDCK Hà Nội – trung tâm giao dịch cho các chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết – cũng đã được đưa vào vận hành ngày 24/06/2009. Đến cuối tháng 06/2011, sau đúng 2 năm hoạt động, thị
trường giao dịch UpCom đã có 127 cổ phiếu đang được giao dịch với tổng giá trị
vốn hóa thị trường đạt 15.374 tỷđồng.
Cùng với sự phát triển của thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu cũng
được Chính phủ quan tâm và hỗ trợ về nhiều mặt. Trước năm 2006, TPCP được giao dịch đồng thời tại HOSE và HNX, tuy nhiên, từ ngày 24/09/2009, hệ
thống giao dịch TPCP chuyên biệt với gần 30 thành viên, trong đó, có nhiều Ngân hàng Thương mại và các Công ty Chứng khoán lớn đã chính thức hoạt
động. Hệ thống này tách biệt khỏi hệ thống giao dịch cổ phiếu và với nhiều đặc
điểm mới, được phát triển phù hợp với các đặc thù của giao dịch trái phiếu đã khắc phục một số hạn chế của hệ thống giao dịch trái phiếu trước đây.
Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị
trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ
bán khống, bán trước ngày hoàn thất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.
Số lượng nhà đầu tư
Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo và đã gia tăng gấp nhiều lần so với thời gian trước đây: Từ khoảng gần 3.000 tài khoản nhà đầu tư
tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 900.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là xấp xỉ 3.000, số
hơn 13.000 nhà đầu tư với danh mục đầu tư nắm giữđạt gần 7 tỷ USD.
Tuy có sự gia tăng vượt bậc về số lượng nhưng hệ thống nhà đầu tư trên thị trường hiện vẫn chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự
tăng trưởng một cách bền vững. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tổ chức chưa mạnh làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trường TPCP.
Vốn hóa thị trường/GDP
Trong suốt thời kỳ từ 2000 – 2005, vốn hóa thị trường chỉđạt trên dưới 1% GDP, quy mô thị trường đã thực sự có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%.
Bắt đầu từ quý II/2009, khi nền kinh tế trong nước và thế giới có dấu hiệu khởi sắc và đi vào hồi phục, chỉ số giá chứng khoán đã tăng trở lại cùng với sự gia tăng số lượng các Công ty niêm yết trên thị trường. Giá trị vốn hóa thị trường cổ
phiếu tính đến cuối năm 2009 và 2010 lần lượt đạt 37,71% GDP và 36,71% GDP. Tuy nhiên, trước tình hình thị trường chứng khoán tương đối ảm đạm và liên tục giảm điểm từ khoảng đầu năm 2011 đến nay, với hơn 51% số cổ phiếu trên sàn HNX và 33% cổ phiếu trên sàn HOSE có thị giá giao dịch dưới mệnh giá, giá trị
vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay sẽ khó đạt được một tỷ lệ cao so với tổng giá trị sản phẩm quốc nội như thời gian trước đây.