CHÍNH SÁCH CỔ TỨC HỢP LÝ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương thức chi trả cổ tức thích hợp, có thể rút ra một số nguyên tắc trong việc thiết lập chính sách cổ tức mà các Công ty niêm yết cần lưu ý cân nhắc khi ra quyết định chi trả
cổ tức bằng cổ phiếu như sau:
Thứ nhất, ưu tiên bổ sung vốn bằng lợi nhuận giữ lại.
Theo nguyên tắc về thứ tựưu tiên: Doanh nghiệp nên sử dụng tối đa nguồn tài chính nội bộ để bổ sung vốn nhằm mục tiêu tăng cường khả năng tự chủ và giảm chi phí vốn đến mức tối thiểu. Những quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên với tỷ lệ cao cũng tác động đến nguồn lợi nhuận giữ lại của Công ty. Do đó, để đảm bảo sự hài hòa giữa quyền lợi của cổ đông với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đồng thời không gây cảm giác bị cắt giảm tỷ lệ chi trả cổ tức đột ngột cho cổ đông thì trả cổ tức bằng cổ phiếu là phương thức phân phối khả thi và cần được cân nhắc.
Với phân tích như trên, Công ty nào thực sự cần vốn mà uy tín tài chính chưa đủ vững vàng để huy động các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài thì lựa chọn phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu là một quyết định khôn ngoan của các nhà quản trị và có tính đến lợi ích lâu dài của Công ty.
Giả sử một Công ty niêm yết có quyết định chi trả cổ tức với tỷ lệ
20%/mệnh giá, ta có bảng mô tả sau:
Khoản mục Trước khi trả cổ tức Sau khi trả cổ tức
Bằng tiền mặt Bằng cổ phiếu
Vốn đầu tư của Chủ sở hữu 15.000.000.000 15.000.000.000 18.000.000.000
Lợi nhuận giữ lại 4.259.054.336 1.259.054.336 1.259.054.336
Tổng vốn Chủ sở hữu 19.259.054.336 16.259.054.336 19.259.054.336
Như vậy, trả cổ tức bằng tiền mặt vừa làm giảm lợi nhuận giữ lại, vừa làm giảm tài sản của Công ty, trong khi đó trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm giảm lợi nhuận giữ lại nhưng tài sản Công ty vẫn không đổi do có sự điều chuyển tiền từ
khoản mục Lợi nhuận giữ lại lên khoản mục Vốn đầu tư của Chủ sở hữu.
Thứ hai, chính sách cổ tức phải gắn liền với chiến lược đầu tư cụ thể trong tương lai.
Để lựa chọn phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, nhà quản trị Công ty phải cho cổ đông thấy được tính khả thi của các chiến lược đầu tư cụ thể và
thuyết phục được cổđông về tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ
lại trong tương lai. Nếu Công ty thường xuyên áp dụng chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu trong khi dư lượng tiền mặt lớn sẽ khiến cổ đông có cảm giác Công ty không đạt được mục tiêu tăng trưởng và lãng phí tiền mặt, điều này tất yếu dẫn đến phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không còn được thông qua trong các kỳĐại hội cổđông tiếp theo.
Thứ ba, không thể xây dựng chính sách cổ tức chung cho tất cả các Công ty trong mọi thời điểm.
Như đã phân tích ở trên, bản chất kinh doanh có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của Doanh nghiệp, bởi vì mỗi Doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh tại những vùng miền khác nhau sẽ có những
đặc điểm riêng biệt và chịu tác động bởi những yếu tốđặc thù. Chính vì vậy, căn cứ vào điều kiện kinh doanh cụ thể cũng như căn cứ vào chiến lược và quan
điểm kinh doanh của mỗi Công ty mà các nhà quản trị cân nhắc lựa chọn mức cổ
tức, hình thức chi trả cổ tức phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của Công ty đó. Không nên chi trả cổ tức theo trào lưu và sử dụng việc chi trả cổ tức như một cách đánh bóng tên tuổi quá mức để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Nếu chạy đua về tỷ lệ chi trả cổ tức, Doanh nghiệp có thể trả giá bằng những khó khăn trong thanh khoản (đối với cổ tức tiền mặt), hay áp lực về khả năng sinh lời (đối với cổ tức cổ phiếu); nếu theo đuổi các chính sách phân phối cổ tức bằng cổ
phiếu mà không có dự án đầu tư sử dụng vốn hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự chất vấn của cổ đông và gặp nhiều khó khăn khi đệ trình các phương án phát hành huy động vốn trong tương lai.
Thứ tư, một chính sách cổ tức khó có thể làm hài lòng tất cả các cổđông.
Với số lượng cổ đông lớn và chia thành nhiều nhóm, các Công ty đại chúng khó có thể đưa ra được một chính sách cổ tức làm hài lòng hết tất cả cổ đông của mình, bởi mỗi cổ đông hay nhóm cổ đông khi nắm cổ phiếu của Công ty trong tay thường hướng đến những mục tiêu cá nhân khác nhau. Do đó, để đảm bảo một chính sách cổ tức được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, ban
quản trị Công ty cần phải cân nhắc được lợi ích của toàn Công ty với lợi ích của từng nhóm cổ đông nhằm dung hòa được các nhóm lợi ích hoặc ít nhất là tạo
được sự đồng thuận của đa số cổ đông dự họp theo những quy định cụ thể của Luật Doanh nghiệp.
Thứ năm, Công ty cần có một chính sách cổ tức an toàn, nhất quán.
Chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với chính sách cổ tức có tỷ lệ
chi trả thấp, mà “an toàn” ởđây hướng đến sự hợp lý trong bối cảnh chung của tình hình tài chính Công ty, thực trạng phát triển nền kinh tế và các quy định khác của Chính phủ. Bên cạnh đó, sự nhất quán trong chính sách cổ tức cũng cần
được quan tâm để tránh tạo ra những hiệu ứng tâm lý không tốt cho nhà đầu tư, dẫn đến các suy diễn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gây tác động tiêu cực cho giá cổ phiếu trên thị trường.
Thứ sáu, Công ty có thể kết hợp các phương thức chi trả cổ tức khác nhau. Nhưđã nói ở trên, chi trả cổ tức cần phải dung hòa được lợi ích của Công ty với lợi ích của các nhóm cổ đông để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả. Kết hợp các phương thức chi trả cổ tức khác nhau là một trong những gợi ý tốt để
Công ty thực hiện mục tiêu này. Ngoài ra, nếu nhà quản trị đưa ra được chính sách kết hợp tối ưu, bên cạnh việc các cổđông có cơ hội nhận được những khoản thu nhập ổn định thì Công ty vẫn có thể đảm bảo được nguồn vốn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư cần thiết.
Như vậy, việc cân nhắc một số nguyên tắc cơ bản để xây dựng chính sách cổ tức hợp lý trong mối liên hệ với phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là hết sức cần thiết cho mỗi Công ty niêm yết. Bởi lẽ, thông qua quá trình phân tích và tuân thủ những nguyên tắc này, Công ty biết rõ hơn những ưu tiên cần đặt lên hàng đầu trong quá trình thực thi các kế hoạch tài chính, đồng thời thấy rõ được mục tiêu và khả năng đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa lợi ích của cổđông trên cơ sở hài hòa với lợi ích của Doanh nghiệp thông qua phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.