tính toán được tương đối chính xác nhu cầu về vốn để từđó ổn định và nâng cao khả năng sinh lời trong các giai đoạn tiếp theo.
3.3.2. Phát hành cổ phiếu trả cổ tức theo đặc điểm chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp
Mọi Công ty đều tất yếu phải trải qua những diễn biến của chu kỳ kinh doanh trong quá trình hoạt động. Về cơ bản, một chu kỳ kinh doanh chỉđơn giản là nhằm mục tiêu mô tả một loạt các xu thế tăng và giảm của kinh tế như là một phần kinh nghiệm cho mỗi Doanh nghiệp có thời gian hoạt động trong một số năm nào đó. Đây là một loạt những chu kỳ kinh doanh có thể xảy ra với bất kỳ
số lượng và các trình tự khác nhau, nếu Công ty nào có thểđáp ứng, thích nghi
được thì Công ty đó sẽ tiếp tục hoạt động
Giai đoạn tăng trưởng
Trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn được mong đợi nhất. Trong giai đoạn này, doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty gia tăng mạnh mẽ, với nguồn thu nhập thặng dưđã được dự báo từ trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời cho phép Công ty gia tăng lợi ích cho nhân viên, mua sắm thêm tài sản và thậm chí mở rộng mạng lưới kinh doanh. Mọi thứ trở nên hết sức tốt đẹp trong giai đoạn tăng trưởng, nhưng một Doanh nghiệp khôn ngoan đều biết rằng xu hướng này sẽ không kéo dài mãi mãi. Công ty cần phải cân nhắc đến việc chuẩn bị cho tương lai bằng cách lợi dụng giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong chu kỳ kinh doanh như là một thời gian tích lũy các nguồn lực nhằm duy trì hoạt động của chính mình khi giai đoạn tăng trưởng bắt đầu phai nhạt.
Công ty nằm trong giai đoạn này chính là: hạn chế chi trả bằng tiền mặt, nên áp dụng phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giảm thiểu sự thất thoát nguồn tiền ra bên ngoài, đảm bảo cho Doanh nghiệp có sự hậu thuẫn chắc chắn về vốn
để tiếp tục thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững hơn. Vì vậy, các cổ đông khi tham gia đầu tư vào cổ phiếu của Công ty trong giai đoạn này cũng cần lưu ý tính chất và đặc điểm chu kỳ hoạt động để có những quyết định phù hợp về cơ cấu trong danh mục đầu tư.
Giai đoạn đỉnh cao
Hầu hết các Công ty đều trải qua một giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
được biết đến như là một đỉnh cao kinh tế. Trong giai đoạn này, Công ty vẫn thu
được lợi nhuận một cách đều đặn, nhưng tốc độ tăng trưởng thường là rất nhỏ
hoặc không tồn tại. Khi các Công ty không thể trông cậy vào các nguồn lực hiện có để tiếp tục hoạt động, thì điều này được hiểu rằng cần phải có những cải tiến mới đểđáp ứng sự thay đổi của thị hiếu tiêu dùng hoặc để phù hợp hơn với những thay đổi kinh tế khác.
Đối với những Công ty đang ở thời kỳ đỉnh cao (hay bão hòa) kinh tế, dòng tiền thu được tương đối ổn định và đều đặn, các cơ hội đầu tư tăng trưởng không còn nhiều, bên cạnh đó, với vị thế hiện tại, Công ty hoàn toàn có thể huy
động vốn vay từ các nguồn bên ngoài nhằm lợi dụng đòn bẩy tài chính, gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, khiến cổ phiếu của Công ty trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Chính vì thế, trong giai đoạn này, Công ty không nên thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu mà phương thức chi trả cổ tức thích hợp
được đề nghị là chi trả bằng tiền mặt, vừa giúp cho cổđông có thêm thu nhập vừa tránh tình trạng ứ đọng, gây lãng phí vốn và tạo áp lực lên các chỉ tiêu sinh lời của Công ty.
Giai đoạn suy thoái
Một giai đoạn nữa trong chu kỳ kinh doanh thông thường là sự suy giảm kinh tế. Giai đoạn này có thể xảy ra do sự tuột mất khách hàng về tay đối thủ
cạnh tranh, hay do kết quả của một cuộc suy thoái gây ra hạn chế thu nhập của người tiêu dùng, hoặc có thể là vì các chương trình tiếp thị, mở rộng không đem lại được lợi nhuận cho Công ty. Trong thời gian này, các Công ty có thể lựa chọn việc sử dụng nguồn lực hiện có để tiếp tục hoạt động ở cấp độ hiện tại của họ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, Công ty phải cắt giảm nhân sự và thậm chí đóng cửa một số chi nhánh để duy trì lợi nhuận.
Với tình hình của Công ty trong giai đoạn suy thoái, việc huy động thêm vốn sẽ không mang lại lợi nhuận cho cả Công ty lẫn cổ đông, vì vậy, trong giai
đoạn này, chi trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn tiếp tục được đề nghị nhằm phần nào giúp cổ đông thu hồi được vốn đầu tư, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng trả cổ tức trên mỗi cổ phần của Doanh nghiệp.
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn thứ tư trong chu kỳ kinh doanh thông thường là phục hồi kinh tế. Trong giai đoạn này, Doanh nghiệp bắt đầu vượt qua những hoàn cảnh bất lợi có thể đã đe dọa đến khả năng hoạt động liên tục của Doanh nghiệp. Lợi nhuận bắt đầu tăng lên, nhân viên bị sa thải được gọi là trở lại làm việc, và Công ty chuẩn bị để bước vào một giai đoạn mới, lấy lại được uy tín đã từng tạo dựng trước đây.
Mỗi một Công ty sẽ phải trải qua mỗi chu kỳ kinh doanh một vài lần trong suốt quá trình hoạt động của mình. Các chủ Doanh nghiệp giàu kinh nghiệm nhận ra rằng mỗi chu kỳ là một trạng thái tạm thời, và những kế hoạch thận trọng cùng việc sử dụng khôn ngoan các nguồn lực có thể cho phép một Doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn gian khó để đạt đến thời gian của sự
thịnh vượng một lần nữa.
Với mục tiêu quay lại giai đoạn tăng trưởng, thời kỳ phục hồi cũng đòi hỏi rất nhiều nguồn lực để vực dậy Doanh nghiệp. Chính vì thế, việc chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu sẽ thay thế vai trò của cổ tức tiền mặt nhằm giữ cho vị thế tài chính của Công ty không bị xấu đi, mà ngược lại, còn trở nên khả quan hơn
nhờ việc nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư mới từ nguồn tài trợ sẵn có trong Doanh nghiệp.
Nói tóm lại, tùy từng giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn cho mình một chính sách chi trả cổ tức phù hợp trong đó bao hàm việc lựa chọn phương thức phân phối cổ tức. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của từng giai đoạn, một kết luận chung được đưa ra là Công ty nên thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn tăng trưởng và hồi phục – giai đoạn cần đầu tư
nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong hai giai đoạn còn lại là bão hòa và suy thoái. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần căn cứ
tình hình và thực tế diễn ra tại mỗi Doanh nghiệp cụ thể đểđưa ra quyết định lựa chọn hay kết hợp các phương thức chi trả cổ tức một cách uyển chuyển, hợp lý và
đảm bảo tính hiệu quả cao nhất.