Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 62/2010/QH12 ban hành ngày 24/11/2010 đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của Thị trường Chứng khoán (TTCK), từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan đồng thời phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế
và tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường cũng như nâng cao khả
năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, Luật Chứng khoán của Việt Nam hiện vẫn còn hẹp về phạm vi
điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt
động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện,…
Chính vì vậy, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã không ngừng có những cải cách về mặt luật pháp cũng như ban hành nhiều quy định hướng dẫn có liên quan nhằm tạo điều kiện cho TTCK phát triển ngày một hiệu quả và minh bạch. Bên cạnh đó, những hoàn thiện kịp thời về pháp lý còn có tác động to lớn
hơn nữa sự phát triển của Thị trường Tài chính nói chung và Thị trường Chứng khoán nói riêng. Để hạn chế những sai phạm từ việc “lách luật” nhưng đồng thời cũng làm cho các quy định “uyển chuyển” và sát với tình hình thực tế hơn, hệ
thống luật pháp Việt Nam thời gian qua đã có một số thay đổi căn bản như: - Nghịđịnh 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết một sốđiều của Luật
Doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 thay thế
Nghị định 139/2007/NĐ-CP từ ngày 15/11/2010 nhằm sửa đổi một số điều khoản chưa đủ rõ, cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn của Nghị định 139; đồng thời bổ sung thêm điều khoản hướng dẫn một số nội dung khác của Luật doanh nghiệp chưa cụ thể, còn cách hiểu khác nhau trong quá trình thực hiện. Mục tiêu của Nghị định 102 là tạo điều kiện cho người đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện nhất quán, dễ dàng và hiệu quả các nội dung có liên quan của Luật Doanh nghiệp;
- Nghịđịnh 84/2010/NĐ-CP ban hành ngày 02/08/2010 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Chứng khoán làm rõ thêm nhiều nội dung về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết Công ty cổ phần và một số vấn đề có liên quan.
- Bên cạnh đó, việc ra đời nhiều thông tư, công văn hướng dẫn cụ thể
cho các hoạt động khác của thị trường chứng khoán như: Thông tư số
18/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 13/03/2007 hướng dẫn việc mua bán lại cổ phiếu và một số trường hợp phát hành thêm cổ
phiếu của Công ty đại chúng; Nghị định 01/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/01/2010 quy định về phát hành riêng lẻ; … cũng giúp cho việc triển khai các hoạt động này được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, sự ra đời của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một sốđiều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành ngày 30/09/2008 … giúp cho các chính sách về thuế thu nhập đối với hoạt động đầu tư trên Thị trường Chứng khoán cũng dần có quy định rõ ràng, cụ thể tạo tâm lý ổn định, thoải mái cho nhà
đầu tư tham gia thị trường.
Tóm lại, một môi trường pháp lý chặt chẽ, văn minh nhưng không kém phần thông thoáng, cởi mở là mục tiêu mà Thị trường Chứng khoán Việt Nam thời gian qua đang hướng đến. Bằng sự quan tâm và nỗ lực từ phía Chính phủ, những cải tiến của Chính sách pháp luật Việt Nam sẽ tạo động thái tích cực và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.