Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Trƣớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tƣợng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM... Thực tiễn đã cho thấy:

Một là: Tổ chức bộ máy tín dụng của các NHTM ngày càng chuyên nghiệp hơn. Hầu hết các NHTM đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, hoạt động tín dụng nói chung và quản trị RRTD đã mang lại những kết quả quan trọng.

Hai là: Xây dựng đƣợc hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng rõ ràng, khá đồng bộ, bao gồm: (i) Định hƣớng chiến lƣợc, tƣ tƣởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã đƣợc thể hiện trong Sổ tay tín dụng. (ii) Khung chính sách tín dụng đƣợc ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi... (iii) Các quy trình nghiệp vụ tín dụng đƣợc chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hƣớng dẫn nhƣ Sổ tay tín dụng, phân tích đảm bảo nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống tập chung. (iv) Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trƣờng kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Ba là: Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện: (i) Hoạt động tín dụng đƣợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhƣ các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng đƣợc hƣởng lợi các sản phẩm tín dụng nhƣ nhau. (ii) Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đƣợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trƣờng, chất lƣợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của ngƣời đƣợc uỷ quyền.

Bốn là: Chính sách tín dụng hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tƣợng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà các NHTM còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công thƣơng nhƣ trƣớc đây. Các khách hàng đƣợc đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phƣơng án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ƣu đãi với các đối tác chiến lƣợc, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của NHTM.

Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phƣơng thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm...

Các rủi ro đƣợc kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trƣờng kinh tế và các giới hạn đƣợc các ngân hàng thiết lập.

Năm là: Chính sách tín dụng đảm bảo tăng trƣởng tín dụng hiệu quả và bền vững. Thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trƣởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tƣợng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã đƣợc thiết lập, có ƣu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phƣơng án, dự án kinh doanh, tăng cƣờng biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tƣợng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay.... đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tích cực. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Một là: Ngân hàng đã thành lập Ủy ban chuyên trách về quản trị rủi ro cho toàn hệ thống. Chức năng hoạt động của Uỷ ban quản trị rủi ro giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành cân nhắc rủi ro trƣớc khi đƣa ra những quyết định mang tính chiến lƣợc, đồng thời đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể để ứng phó với rủi ro lãi suất.

Hai là: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng đã mang tính linhhoạt. Các mức lãi suất do Ngân hàng đề ra vừa mang tính định hƣớng để các chi nhánh tự quyết định mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp với mức độ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, đối tƣợng khách hàng của chi nhánh; đồng thời cân đối đƣợc nguồn vốn, sử dụng vốn trong toàn hệ thống.

Ba là: Quy trình quản trịrủi ro lãi suất đã đƣợc Ngân hàng thực hiện đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác: quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tác nghiệp.

Bốn là: Ngân hàng đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Các sản phẩm huy động vốn, cho vay, gia tăng tỷ trọng các nguồn thu từ dịch vụ để giảm thiểu tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2.3. Một số chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đối với việc quản trị rủi ro ở các ngân hàng Việt Nam

Về quản trị RRTD, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đang tìm kiếm các mô hình mới, các mô hình xếp hạng liên tục có thể áp dụng qua các chu kỳ kinh tế. Thêm vào đó là xây dựng một hệ thống đánh giá, phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hỗ trợ các tổ chức tín dụng xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng và đề xuất những thay đổi phù hợp cho những phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN mới ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hành là quy định mới của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng. Thông tƣ yêu cầu, cùng với những quy định khác, các ngân hàng phải xây dựng một phƣơng pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, phƣơng pháp phải đƣợc HĐQT chấp thuận, đƣợc tích hợp với các hệ thống ngân hàng với thông báo cách tiếp cận lên ngân hàng nhà nƣớc. Đây là một bƣớc tiến đúng hƣớng để có đƣợc quản trị RRTD đáng tin cậy.

Ngày 18/10/2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký hợp đồng triển khai „Hệ thống quản lý dữ liệu trung tâm thông tin tín dụng - CIC” với liên doanh Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và DP Information Network

(DP). Đây là một phần trong dự án hệ thống thông tin quản lý và Hiện đại hóa ngân hàng (FSMIMS) của ngân hàng Nhà nƣớc nhằm nâng cao năng lực quản lý, phù hợp với những đòi hỏi mới của ngành tài chính - ngân hàng. Hệ thống quản lý dữ liệu CIC có khả năng tự động nhận và kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu, khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu, ứng dụng báo cáo theo yêu cầu của ngân hàng nhà nƣớc, tăng cƣờng quản lý RRTD, hỗ trợ đăng ký tín dụng và báo cáo tín dụng của đối tƣợng vay, quản lý ngƣời dùng.

Có thể khẳng định, môi trƣờng ngành ngân hàng Việt Nam 2013 vẫn còn nhiều thách thức. Để ứng phó nhanh nhạy với những biến động của thị trƣờng tài chính - tiền tệ và cạnh tranh với các ngân hàng ngoại thì các ngân hàng trong nƣớc cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro của mình

1.2.3. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Phú Thọ

Rút ra từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực hiện tại các NHTM ở một số nƣớc trên thế giới vài các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ nhƣ sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD; đồng thời xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu theo quy định của NH Nhà nƣớc.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tƣ có hiệu quả để cấp TD, hoàn thiện bộ máy quản trị tín dụng để giải quyết cho vay độc lập nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp; tăng cƣờng biện pháp giám sát khoản vay trƣớc, trong và sau khi cho vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thứ ba, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩnmực quốc tế nhƣ quản lý rủi ro, quản trị tín dụng và quản lý tài sản nợ tài sản có, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.

Thứ tư, đã xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý trong NH, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử giám sát từ xa.

Thứ năm, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo lại cán bộthực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của NH để xứng với một ngân hàng hiện đại và đứng đầu là ngân hàng bán lẻ, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Quản trị rủi ro tín dụng có vai trò rất quan trọng không chỉ với ngành ngân hàng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy việc nắm vững những vấn đề lý luận về vấn đề quản trị rủi ro sẽ là cơ sở để vận dụng trong thực tiễn lý luận rủi ro của các ngân hàng. Chƣơng 1 đã tập hợp đƣợc một cách đầy đủ hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị RRTD trong NHTM là cơ sở để nghiên cứu tiếp chƣơng sau.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu

Để giải quyết đƣợc nội dung nghiên cứu đề tài chính là việc phải trả lời những câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại là gì?

Câu hỏi 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ ra sao?

Câu hỏi 3: Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ?

Câu hỏi 4: Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.1. Khung phân tích

Mục tiêu nghiên cứu Sản phẩm đầu ra Phƣơng pháp

1. Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận: lý thuyết về rủi ro và quản trị RRTD: khái niệm, nội hàm, bản chất; các loại hình, nội dung quản trị, yếu tố ảnh hƣởng RRTD…

- Tổng hợp cơ sở thực tiễn: kinh nghiệm quản trị rủi ro trên thế giới và tại Việt Nam; bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ. - Thu thập số liệu đã công bố, tổng quan nghiên cứu. - Tổng hợp, phân tích tại bàn (Desk study).

- Thảo luận và tham vấn chuyên gia

2. Đánh giá thực trạng rủi ro, quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ.

- Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ

- Nhận diện, đánh giá thực trạng RRTD và quản trị RRTD

- Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro, quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ

- Xác định những vấn đề cần giải quyết nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ.

- Thu thập số liệu mới

- Thống kê (thống kê mô tả, thống kê so sánh) - Phân tích tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mục tiêu nghiên cứu Sản phẩm đầu ra Phƣơng pháp

3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ.

- Tổng hợp định hƣớng phát triển và định hƣớng quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Phú Thọ.

- Phân tích, tổng hợp tại bàn

- Thảo luận và tham vấn chuyên gia

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin thứ cấp:

Chủ yếu đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã đƣợc các tổ chức, cá nhân nghiên cứu công bố có liên quan cụ thể là: Kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro; các Báo cáo,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)