5. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Tình hình tổ chức và nguồn nhân lực củaVietinbank Phú Thọ
Vietinbank Phú Thọ đƣợc tổ chức theo cơ cấu quản lý dọc từ trên xuống dƣới và đƣợc chia làm 4 khối gồm Ban giám đốc và các phòng đƣợc thể hiện qua sơ đồ 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Vietinbank Phú Thọ
(Nguồn: Phòng TCHC - Ngân hàng TMCPCT Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ) Một là, Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Phòng Khách hàng doanh nghiệp đƣợc coi là phòng mũi nhọn của chi nhánh, số lao động định biên là 14 cán bộ, trong đó có 01 Trƣởng phòng, 02 phó phòng, 02 cán bộ thanh toán xuất nhập khẩu và còn lại là các cán bộ tín dụng.
Phòng khách hàng doanh nghiệp hoạt động với chức năng chủ yếu là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng khách hàng, quản lý và thu hồi nợ xử lý rủi ro, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.
Giám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng bán lẻ Phòng tổng hợp Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền lệ kho quỹ Các phòng giao dịch (Loại 1, loại 2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hai là, Phòng Bán lẻ: Phòng Bán lẻ bao gồm 5 cán bộ trong đó có 1Trƣởng phòng và 1 Phó phòng, còn lại là cán bộ tín dụng.
Chức năng của phòng Bán lẻ là: Phòng nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.
Ba là, Phòng Tổng hợp: Số lƣợng cán bộ không nhiều (02 ngƣời), thực hiện nhiệm vụ tham mƣu cho Ban giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo các hoạt động hàng năm của chi nhánh. Bộ phận Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề thuộc Phòng Tổng hợp: Có nhiệm vụ tham mƣu cho Trƣởng phòng về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý, giám sát, thực hiện danh mục cho vay, đầu tƣ đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định khách hàng, dự án, phƣơng án đề xuất cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá xử lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nƣớc nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay, quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro.
Năm là, Phòng Kế toán giao dịch: Phòng Kế toán biên chế 16 cán bộ trong đó có 1 Trƣởng phòng, 2 Phó phòng còn lại là các giao dịch viên và nhân viên kế toán.
Phòng Kế toán có chức năng quan trọng, là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác tổ chức quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tại Phòng Kế toán có 01 nhân viên làm công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, bảo trì, bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
Sáu là, Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng Tiền tệ kho quỹ gồm 01 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng, 01 thủ kho, 02 kiểm ngân, thủ quỹ.
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Công việc khác do Giám đốc giao.
Bảy là, Phòng Tổ chức hành chính gồm 8 ngƣời, trong đó 01 Trƣởngphòng, 01 Phó phòng, các nhân viên làm các nhiệm vụ tiền lƣơng, văn thƣ, lái xe, bảo vệ, thợ điện nƣớc.
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của
Nhà nƣớc và quy định của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Tám là, Phòng giao dịch loại 1: Có 4 phòng giao dịch loại 1. Mỗi phòng 8 ngƣời, trong đó 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng, 03 cán bộ tín dụng, 02 giao dịch viên, 01 thủ quỹ.
Phòng giao dịch loại 1 có chức năng huy động vốn và cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá nhân, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của NHCT cho khách hàng .
Chín là, Phòng giao dịch loại 2 gồm có:
02 phòng giao dịch loại 2 thực hiện chức năng huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của NHCT. Mỗi phòng có 3 ngƣời, trong đó 01 trƣởng phòng, 01 giao dịch viên, 01 thủ quỹ.
01 Phòng giao dịch loại 2 thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với khách hàng. Gồm có 5 ngƣời: 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng, 01 cán bộ tín dụng, 01 giao dịch viên, 01 thủ quỹ.
Mô hình quản lý này có ƣu điểm là thông suốt, nhất quán chính sách làm việc từ trên xuống, công bằng giữa các chi nhánh và rất tốt cho khách hàng nhƣ khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giao dịch online mọi nơi, vì tại đâu cũng giống nhau. Hơn nữa, số liệu cập nhật nhanh chóng, các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau. Tuy nhiên, mô hình quản lý từ trên xuống dƣới cũng đã tạo ra nhƣợc điểm là bộ máy quản lý cồng kềnh làm mất tính linh hoạt, khả năng xoay chuyển khi có một chính sách mới, một sự thay đổi mới trong kinh doanh.
Công tác quản trị tại Vietinbank hầu hết đƣợc thực hiện theo kinh nghiệm, phần lớn các nhà lãnh đạo đƣợc đề bạt có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, sau đó đƣợc cử đi học các lớp quản lý, quản trị kinh doanh không có ai đƣợc đào tạo một cách bài bản về quản trị ngân hàng nên tính chuyên nghiệp trong quản trị chƣa thực sự bài bản, khoa học. Công tác điều hành hoạt động hàng ngày thƣờng theo sự vụ, chƣa bám sát đƣợc mục tiêu dài hạn, những kinh nghiệm về quản trị ngân hàng theo nguyên tắc thị trƣờng còn quá ít. Chính điều này cộng thêm yếu tố kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà trong thời gian qua có nhiều hợp đồng tín dụng có tính rủi ro cao vẫn đƣợc xét duyệt gây thiệt hại cho chi nhánh (Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ, 2013).
Việc triển khai các văn bản, chế độ, chính sách,… tại chi nhánh đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc và đồng bộ. Đặc biệt với ngành kinh doanh tiền tệ các chính sách lãi suất thực hiện linh hoạt nên việc triển khai, liên kết giữa các phòng ban khi có văn bản hƣớng dẫn về chính sách lãi suất mới luôn kịp thời nhất quán. Thƣờng xuyên nắm bắt diễn biến và điều chỉnh lãi suất kịp thời, nhanh nhạy. Linh hoạt trong việc đƣa ra mức phí, lãi suất trong phạm vi quyền hạn của chi nhánh nhằm tăng tính cạnh tranh đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập, lợi nhuận của chi nhánh. Theo dõi sát sao hệ thống mua bán vốn nội bộ FTP; Tính toán, điều chỉnh lãi suất đầu ra, đầu vào kịp thời để có lợi nhất trong các giao dịch mua bán vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Việc triển khai ứng dụng các công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại vào thực tế còn nhiều khó khăn vƣớng mắc. Hệ thống quản lý rủi ro còn nhiều bất cập. Chƣa xác định và xây dựng đƣợc các chính sách cũng nhƣ quy trình quản lý rủi ro, các mô hình và công cụ đo lƣờng rủi ro để đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo cũng nhƣ đảm bảo cho các hoạt động ngân hàng đƣợc thực hiện một cách có định hƣớng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong một khuôn khổ chấp nhận đƣợc. Trình độ quản lý kinh doanh thấp và quản lý rủi ro còn non yếu: cho vay chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hiện tƣợng tiêu cực trong cho vay còn phổ biến, rủi ro về đạo đức không phát hiện kịp thời, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát còn thiếu chặt chẽ.
Với công tác triển khai nhiệm vụ huy động vốn: Trƣớc tiên chi nhánh xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt. Trong các năm qua, chi nhánh phải tăng cƣờng phát triển công tác nguồn vốn, tích cực tăng huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là huy động vốn từ dân cƣ và khai thác các nguồn vốn khác ngoài địa bàn tỉnh.
Thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cho các phòng ban, cá nhân cụ thể hàng tháng, quý thƣờng xuyên. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành và tìm giải pháp khắc phục khó khăn, tăng trƣởng nguồn vốn
Bảng 3.1. Tình hình lao động của Vietinbank Phú Thọ
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ngƣời) Cơ cấu (%) Tổng lao động Theo giới tính: - Nam - Nữ Theo trình độ - Thạc sỹ - Đại học 94 80 95 87 90 88 - Trung cấp 21 18 9 8 6 6 Theo chức năng - Ban giám đốc 3 3 4 4 4 4 - Trƣởng phó phòng 32 27 32 29 20 20 - Chuyên viên 83 70 73 67 78 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đến cuối năm 2013 Chi nhánh: có 102 cán bộ, với độ tuổi bình quân là 41 tuổi (trong đó: Nghiệp vụ tín dụng là 38,54 tuổi và GDV là 37,60 tuổi); nữ 84 cán bộ chiếm 82%/tổng số cán bộ; nam 18 cán bộ chiếm 18%/ tổng số cán bộ; trình độ thạc sỹ là 6 cán bộ chiếm 6%/tổng số cán bộ; trình độ đại học, cao đăng có 90 cán bộ chiếm 88%/tổng số cán bộ; Cán bộ làm công tác tín dụng là 39 ngƣời chiếm 38%/tổng số cán bộ của Chi nhánh, trong đó có 04 ngƣời thuộc BGĐ, 13 lãnh đạo phòng, 22 cán bộ tín dụng. Trong số 22 CBTD, đều có trình độ đại học, gồm: 8 CB thuộc Phòng KHDN, 3 CB thuộc Phòng Bán lẻ, 11 CB thuộc PGD. Số cán bộ tín dụng có bằng đại học và đã làm nghiệp vụ tín dụng từ 2 năm trở lên là 21cán bộ. Việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối hiện nay tƣơng đối phù hợp với quy mô, mạng lƣới và yêu cầu đòi hỏi cho quá trình tác nghiệp hiện nay của chi nhánh. Khối quan hệ khách hàng và các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng luôn đƣợc ƣu tiên bố trí nguồn nhân lực với số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng lao động cao hơn so với các khối nghiệp vụ khác do đây là khối trực tiếp tạo ra lợi nhuận và là nguồn thu nhập cơ bản để nuôi bộ máy làm việc tại chi nhánh cụ thể số lƣợng cán bộ nhân viên khối này luôn chiếm trên 50% tổng số cán bộ nhân viên. Nhƣ vậy qua bảng trên cho thấy tổng số cán bộ của chi nhánh ngày càng tăng sẽ mở rộng đƣợc mạng lƣới đáp ứng đƣợc nhu cầu trên địa bàn, đặc biệt trình độ ngày càng đƣợc cải thiện điều đó sẽ rất tốt cho đơn vị và làm tăng kết quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.