Tuân thủ thực hiện quy trình, quy chế cấp giới hạn tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Tuân thủ thực hiện quy trình, quy chế cấp giới hạn tín dụng

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh RRTD thuộc về chủ quan của ngân hàng cho vay trong việc xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình thủ tục cho vay thiếu đồng bộ, không chặt chẽ đồng thời cơ chế giám sát thực hiện các quy trình quy định chƣa đƣợc quan tâm hay hoạt động ít hiệu quả. Để hạn chế rủi ro, VietinBank Phú Thọ cần:

+ Tuân thủ triệt để quy chế cho vay do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ban hành.

+ Hƣớng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ban hành.

+ Hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để bảo đảm cho mọi cán bộ của VietinBank Phú Thọ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững thực thi tác nghiệp đầy đủ và chính xác.

+ Thƣờng xuyên rà soát tính tuân thủ trong tác nghiệp đối với hoạt động tín dụng nói riêng và mọi hoạt động tại VietinBank Phú Thọ nói chung theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng đã đƣợc ban hành

+ Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ để triển khia các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng: cần có những biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhƣ: (i) Tăng cƣờng công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng để kịp thời điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đôn đốc khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán. (ii) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thƣờng xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Sử dụng tiến bộ công nghệ trong quản lý thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.

+ Đặc biệt lƣu ý trong việc thực hiện quy trình, quy chế cấp giới hạn tín dụng một cách chặt chẽ đối với các nhóm, đối tƣợng khách hàng hiện đang nằm trong diện liên quan đến nợ quá hạn và nợ xấu gồm: các khoản vay ngắn hạn; đối tƣợng vay là các doanh nghiệp vừa và nhóm vay thuộc ngành thƣơng mại - dịch vụ.

4.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

Xây dựng và thực hiện một cách khoa học các quy chế, quy trình tín dụng tiệm cận dần với thông lệ quốc tế. Phân định rõ giữa thẩm định khách hàng và thẩm định rủi ro. RRTD có thể xuất phát từ những phân tích và thẩm định tín dụng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này Vietinbank Phú Thọ cần thực hiện:

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lƣợng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với Vietinbank Phú Thọ (không bao gồm giới hạn tín dụng của các TCTD khác bởi không thể kiểm soát đƣợc mức cho vay của các TCTD khác).

Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó bên cạnh việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dƣ nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

- Trong thẩm định các dự án đầu tƣ, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để đƣợc vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi đƣợc nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, trƣờng hợp cần thiết có thể thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vietinbank Phú Thọ chƣa chú ý đến công tác này, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn sơ sài do vậy có thể không phát hiện ra các khoản nợ có vấn đề do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, phƣơng án sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Vietinbank Phú Thọ có giải pháp quản lý cũng nhƣ quản trị, giám sát và kiểm soát sau khi cho vay theo hƣớng:

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trƣờng hợp đặc thù do đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ cho vay tạp hóa bán lẻ của các hộ dân, trả lƣơng công nhân, chỉ áp dụng phƣơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng…

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát đƣợc dòng tiền sau khi kết thúc phƣơng án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:

- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay tất cả các khoản cấp tín dụng phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lƣợng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhƣng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Cần phân tích, đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhƣ khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, tình hình thị trƣờng ảnh hƣởng xấu đến phƣơng án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

-Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tƣ về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thƣơng mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phƣơng án vay phải trả nợ ngay sau khi thu đƣợc tiền, cho dù khoản vay chƣa đến hạn…). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phƣơng án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

4.2.4. Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo, đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4.2.4.1. Xây dựng thông tin trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động quản lý RRTD, khi thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ về số lƣợng và chính xác kịp thời về chất lƣợng thì sẽ góp phần nâng cao tính khả thi của chiến lƣợc quản lý RRTD, giúp cho hoạt động tổ chức thực hiện, điều khiển, kiểm soát việc thực hiện đƣợc hiệu quả. Trong hoạt động cấp tín dụng, khi thẩm định để quyết định cho vay và giám sát hoạt động sử dụng vốn vay, thông tin đƣợc đánh giá là quan trọng nhất, tuy nhiên luôn xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng. Đó là tình trạng một trong hai bên (ngân hàng hoặc khách hàng) trong quan hệ tín dụng có đƣợc thông tin ít hơn bên kia. Thông thƣờng ngân hàng có nhiều thông tin về sản phẩm hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khách hàng; còn khách hàng có nhiều thông tin về bản thân, về năng lực tài chính, về phƣơng án dự án…trong quan hệ tín dụng thì tình trạng thông tin bất cân xứng thƣờng gây ra hậu quả cho ngân hàng nhiều hơn, dẫn ngân hàng đến những quyết định sai lầm gây bất lợi và tâm lý ỷ lại sau khi đã tham gia vào giao dịch.

Giải pháp này đòi hỏi Vietinbank Phú Thọ cần áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng thông tin sử dụng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung. Theo đó Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống xếp hạng rủi ro doanh nghiệp: đánh giá dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau và cần bảo đảm sự chính xác của thông tin khi đánh giá, một số biện pháp nâng cao chất lƣợng thông tin. Đặc biệt cần chú ý:

+ Đảm bảo sự trung thực, chính xác của thông tin thu thập được: Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tín hiệu lực của các văn bản pháp lý nên hầu hết các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết thiếu chính xác, thậm chí còn giả tạo. Do vậy thu thập thông tin và bảo đảm sự trung thực, chính xác của thông tin là hết sức quan trọng đến mọi quyết định của NHTM, đặc biệt trong quyết định cho vay. Thu thập chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro.

+ Xử lý thông tin khoa học, kịp thời, phù hợp với nhu cầu cho vay: Trƣớc hết phải quán triệt trong lãnh đạo và cán bộ tầm quan trọng của công tác thu thập và xử lý thông tin. Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản tín dụng, cán bộ tín dụng phải nắm bắt đƣợc những thông tin tài chính cũng nhƣ các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định cho vay bảo đảm có hiệu quả. Yêu cầu thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt đƣợc điều đó có nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay, các cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chƣa kịp thời nhƣng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn thông tin này. Đồng thời các cán bộ tín dụng cần phải tự mình thu thập thông tin ngay từ chính khách hàng, các bạn hàng, các đối tác của khách hàng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hữu quan nhƣ Cơ quan thuế, Công an, Sở Kế hoạch Đầu tƣ, Sở Công thƣơng... để trao đổi. Những thông tin đã thu thập đƣợc, cần phân tích cẩn thận để có quyết định chính xác, tránh để xẩy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều ngân hàng.

4.2.4.2. Xây dựng và áp dụng các công cụ cảnh báo rủi ro tín dụng

Bảng 4.1. Những dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng

Các dấu hiệu nhận biết khoản cho vay có vấn đề

Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng

Thanh toán tiền vay không đúng kế hoạch. Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.

Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.

Cho vay dựa trên các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra trong tƣơng lai (chẳng hạn nhƣ sát nhập).

Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (vốn gốc trƣớc mỗi lần gia hạn không giảm đáng kể).

Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.

Lãi suất cao bất thƣờng (cố gắng bù đắp rủi ro cao).

Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản cho vay.

Sự tích tụ bất thƣờng các khoản phải thu và/hoặc hàng tồn kho của khách hàng.

Cung cấp tín dụng lớn cho các khách hàng không thuộc khu vực thị trƣờng của ngân hàng.

Tỷ lệ (đòn bẩy) nợ trên vốn cổ phần tăng. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ. Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo

tài chính của khách hàng).

Cấp các khoản tín dụng lớn cho các thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên, giám đốc hay các cổ đông).

Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn.

Có khuynh hƣớng cạnh tranh tăng thái quá (cấp các khoản tín dụng cho khách hàng để

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)