Giải pháp trực tiếp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 111)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.5. Giải pháp trực tiếp phòng ngừa rủi ro

Nhìn chung, các giải pháp đƣợc nêu ra đều hƣớng đến mục tiêu là hạn chế rủi ro và các tổn thất khi RRTD xảy ra. Tuy nhiên giải pháp này đề cập đến các biện pháp trực tiếp mà VietinBank Phú Thọ cần chú ý triển khia để phòng ngừa RRTD có thể xảy ra.

4.2.5.1. Đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm

Việc đa dạng hóa danh mục cho vay cũng chính là một biện pháp nhằm phòng ngừa, phân tán RRTD.

Trong hoạt động tín dụng cần chú ý đa dạng hóa danh mục cho vay đƣợc thể hiện dƣới hình thức: cho vay đối với khách, cho vay nhiều ngành nghề kinh tế, cho vay nhiều khu vực (vùng) kinh tế, phối hợp với nhiều ngân hàng để cùng cho vay một đối tƣợng (cho vay đồng tài trợ), cho vay hợp vốn…Đa dạng danh mục cho vay sẽ góp phần giảm thiểu RRTD. Ngân hàng có thể thực hiện đa dạng danh mục cho vay theo các hƣớng nhƣ: đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các loại bảo đảm.

Căn cứ vào phân tích kinh tế vĩ mô, xu hƣớng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro của các ngành trong lĩnh vực kinh tế: Căn cứ chiến lƣợc kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng; căn cứ vào đặc điểm, thế mạnh hạn chế và nguồn lực hiện có của ngân hàng về nguồn vốn, cơ sở vật chất, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tƣợng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí sau: (i) Theo ngành, chuyên ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; (ii) Theo đối tƣợng khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ…, khách hàng cá nhân. (iii) Theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng: lựa chọn các loại hình tín dụng và các sản phẩm tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ nhƣ: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;Cho vay bất động sản;Tín dụng tiêu dùng; Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiện đại: thấu chi tài khoản, bảo lãnh, thuê mua, bao thanh toán, thẻ tín dụng.

4.2.5.2. Mua bảo hiểm cho khoản vay có mức độ rủi ro cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhập tối ƣu trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng, xuất phát từ quan điểm: RRTD là hiện hữu khách quan vốn có, không thể loại bỏ hoàn toàn trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng cần có nhiều phƣơng pháp quản lý RRTD mới, hiệu quả. Đối với những loại rủi ro không có khả năng điều tiết cần phải đƣợc chuyển, đẩy, san sẻ RRTD một cách hợp lý sang các công ty bảo hiểm.

Để thực hiện biện pháp này, Ngân hàng VietinBank Phú Thọ cần chủ động mua bảo hiểm để phòng ngừa, hạn chế những RRTD không có khả năng điều tiết nhƣ: (i) Đối với cho vay những phƣơng án, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đồng thời mức độ mạo hiểm rủi ro cao hoặc có thời gian thu hồi vốn dài.

(ii) Đối với các loại tài sản bảo đảm tiền vay pháp luật không quy định bắt buộc đang ký quyền sở hữu. (iii) Đối với các loại tài sản đảm bảo tiền vay dễ bị tác động của môi trƣờng.

4.2.5.3. Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro

Một loại công cụ tín dụng phái sinh thông dụng khác là hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro. Những ngân hàng muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản giảm thƣờng sử dụng hợp đồng này. Thông qua những ngƣời môi giới, ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tƣ. Ngân hàng cũng có thể tìm một số tổ chức đảm bảo thực hiện cho các khoản cho vay trong trƣờng hợp không thể thu hồi vốn. Đây cũng là một biện pháp có thể đƣợc lựa chọn đối với VietinBank Phú Thọ trong thực hiện phòng ngừa trực tiếp RRTD.

4.2.5.4. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro

Cần phải liên tục cập nhật và phân loại nhóm nợ một cách đầy đủ, chính xác 5 nhóm nợ I, II, III, IV, V theo đúng Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Tiến hành trích lập đầy đủ, kịp thời theo đúng tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ của Vietinbank Phú Thọ, cụ thể:

Nhóm I (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%

Nhóm II (Nợ cần chú ý): 5%

Nhóm III (Nợ dƣới tiêu chuẩn): 20%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm V (Nợ có khả năng mất vốn): 100%

Việc trích lập một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời dự phòng rủi ro sẽ giúp cho VietinBank Phú Thọ chủ động trong việc phòng ngừa cũng nhƣ có đủ nguồn lực để xử lý khi RRTD xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Phú Thọ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)