Xây dựng chi lược phát triển hoạ ộng dịch v TTQT

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 80)

V oạ ộk do oạ ệ, SCB cần đẩy mạnh ứng dụng các

3.2.4. Xây dựng chi lược phát triển hoạ ộng dịch v TTQT

Chiến lược hoạt động TTQT của NH là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể. Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ NH đang và sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì. Công việc quan trọng nhất trong phát triển dịch vụ TTQT chính là xây dựng chiến lược hoạt động và phát triển. Việc xây dựng chiến lược phát triển TTQT phù hợp cần xét đến việc hoàn thiện bộ máy quản lý – điều hành hoạt động TTQT và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc phát triển TTQT.

Thứ nhất, SCB cần xác định dịch vụ thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Thực tế hiện nay, SCB chưa hoạch định chiến lược phát triển cho hoạt động TTQT, việc thực hiện hoạt động TTQT vẫn theo chỉ đạo từng thời kỳ của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành, mục tiêu phát triển của hoạt động TTQT cũng chỉ dừng lại ở mức đặt ra kế hoạch doanh số cho năm sau, chứ không có một chương trình kế hoạch cụ thể. NH hầu như chỉ chú trọng mảng tín dụng, chưa có sự quan tâm đúng mức đến TTQT, dẫn đến hoạt động TTQT của SCB qua nhiều năm hoạt động vẫn không thể phát triển được, thậm chí có xu hướng đi xuống. Do đó, việc tăng cường đầu tư về nhân lực và

tài lực cho hoạt động TTQT là điều kiện tiên quyết để vực dậy và phát triển mảng nghiệp vụ quan trọng này.

SCB cần xây dựng các kế sách, kế hoạch để phát triển hoạt động TTQT: thứ nhất phải lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, thứ hai phân tích cơ cấu thị trường, thị phần, tiếp đó là cần thay đổi trong cơ chế hoạt động, trong mối quan hệ với khách hàng, NHĐL ra sao ... Từ đó, đưa ra phương hướng hành động cho những chiến lược cụ thể, bao gồm: chiến lược giá, chiến lược sản phẩm TQTT, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển nhân lực, chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chiến lược phân phối. Tất cả những công việc này sẽ tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh để đưa dịch vụ TTQT của NH ngày một phát triển, tối đa hóa tỷ lệ đóng góp của thu nhập TTQT vào tổng thu nhập toàn NH.

Thứ hai là hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành hoạt động TTQT

Sau hợp nhất, cơ cấu tổ chức hoạt động của SCB hiện vẫn chưa ổn định, còn nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, trong thời gian tới SCB cần hoàn thiện mô hình quản lý điều hành, quy trình hoạt động của từng nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính thống nhất từ Hội sở chính đến các chi nhánh. Xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến hoạt động TTQT để quy định lại hoặc bổ sung thêm cho phù hợp, tránh chồng chéo, bỏ sót sự kiểm tra giám sát và đồng thời tạo sự phối hợp nghiệp vụ chặt chẽ giữa các phòng ban trong ban hành văn bản chế độ cũng như tác nghiệp.

Bên cạnh việc phân định nhiệm vụ của các phòng ban liên quan đến hoạt động TTQT, phòng TNTTTM cần nghiên cứu để đưa ra cách điều hành và quản lý hoạt động TTQT phù hợp với lộ trình phát triển của NH. Hiện tại, mỗi nhân viên tại Phòng TNTTTM sẽ thực hiện tất cả nghiệp vụ phát sinh của Đơn vị do mình phụ trách, việc kiểm soát được thực hiện qua 3 cấp (1 nhân viên – 1 Trưởng bộ phận – 1 Giám đốc/Phó Giám đốc tác nghiệp), cách điều

hành như vậy sẽ không phù hợp khi hoạt động TTQT phát triển mạnh, SCB nên thay đổi theo hướng như sau:

- Tại các Đơn vị, bên cạnh một nhân viên chuyên trách mảng TTQT, nên bổ sung thêm một Kiểm soát viên, để khâu kiểm tra, tư vấn hồ sơ cho khách hàng đạt chất lượng cao hơn.

- Tại Hội sở, SCB nên tổ chức lại cơ cấu hoạt động tại phòng TNTTTM theo hướng chuyên môn hóa, phân chia thành các bộ phận xử lý nghiệp vụ chuyên biệt: Bộ phận Nhập khẩu (bao gồm nghiệp vụ Nhờ thu và L/C nhập khẩu), Bộ phận Xuất khẩu (bao gồm nghiệp vụ Nhờ thu và L/C xuất khẩu), Bộ phận Chuyển tiền (bao gồm chuyển tiền mậu dịch và phi mậu dịch ra nước ngoài và ngược lại), Bộ phận kiểm tra chứng từ (kiểm tra Bộ chứng từ theo L/C), sẽ có một Trưởng Bộ phận tương ứng với mỗi mảng nghiệp vụ, các Trưởng bộ phận sẽ được phân quyền và cấp hạn mức duyệt giao dịch trong giới hạn phù hợp theo quy định của NH, những giao dịch trị giá lớn hơn sẽ trình lên Giám đốc/Phó Giám đốc tác nghiệp. Việc chuyên môn hóa các bộ phận nghiệp vụ sẽ giúp SCB xử lý nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng xử lý giao dịch TTQT của NH.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 80)