2010 2011 2012 2013 10 Q10 – Dịch vụ TTQT của SCB đáp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 58)

10 Q10 – Dịch vụ TTQT của SCB đáp

ứng đầy đủ nhu cầu của Khách hàng 97,50 87,20 84,30 85,3 86,09 11 Q11 – Phí TTQT của SCB cạnh

tranh hơn so với các ngân hàng khác 79,00 78,70 79,10 79,20 79,10 12 Q12 – Nhìn chung Khách hàng hài

lòng khi giao dịch với SCB 95,10 88,80 89,20 89,30 90,40

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Đối với thời gian xử lý giao dịch, căn cứ Sổ tay chất lượng, chính sách chất lượng của SCB, các quy trình nghiệp vụ TTQT, tập quán, thông lệ quốc tế, SCB đã đưa ra một trong những mục tiêu chất lượng của TTQT là đảm bảo thời gian xử lý giao dịch, được công khai đến KH. Để đánh giá được mức tuân thủ về thời gian xử lý giao dịch đã đặt ra, hàng tháng SCB tổng hợp báo cáo tuân thủ về thời gian xử lý giao dịch, hầu hết các giao dịch TTQT tại SCB đảm bảo thực hiện đúng thời gian yêu cầu. Các giao dịch thanh toán L/C, ngoài quy định riêng, SCB còn thực hiện đúng theo thông lệ quốc tế như thời hạn tối đa để xử lý BCT, thông báo tình trạng BCT (nếu có bất hợp lệ) hoặc thanh toán BCT (nếu BCT phù hợp theo quy định của L/C) là 7 ngày làm việc theo UCP500 và 5 ngày làm việc theo UCP600… Một số quy định cụ thể về thời gian xử lý giao dịch tại SCB, như sau:

- Chuyển tiền quốc tế (bao gồm: chuyển tiền đi, chuyển tiền đến bằng điện hoặc Bankdraft, gửi Sec đi nhờ thu): 01 ngày làm việc.

- Nhờ thu chứng từ (bao gồm: thông báo, thanh toán, báo có nhờ thu): 01 ngày làm việc.

- Tín dụng chứng từ (bao gồm: phát hành/tu chỉnh L/C, kiểm tra/thông báo kết quả kiểm tra BCT, thông báo L/C/ tu chỉnh L/C, báo có tiền nhận được): 01

ngày làm việc.

- Gửi BCT xuất khẩu đi nước ngoài: 1/2 ngày làm việc.

SCB dựa trên đánh giá hàng tháng và phân tích nguyên nhân gây chậm trễ trong việc xử lý giao dịch TTQT đề ra các biện pháp thích hợp để cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian, giảm chi phí đồng thời đề cao năng lực trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên trong quá trình tác nghiệp, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ TTQT nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ KH ngày càng tốt hơn.

Mức độ sai sót trong quá trình tác nghiệp cho ta thấy rõ hơn việc nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại SCB. Thời gian vừa qua, tỷ lệ sai sót trong quá trình tác nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. Đến nay, tỷ lệ lỗi mắc phải khi tác nghiệp dịch vụ TTQT của nhân viên SCB hầu như không đáng kể, nếu có đều được phát hiện và khắc phục kịp thời, không để lại hậu quả gây tổn thất về tài chính cũng như uy tín của SCB. Điều này phần nào đã chứng tỏ chất lượng dịch vụ TTQT của NH đã có những bước tiến nhất định.

e.Kiểm soát rủi ro dịch vụ TTQT

Họat động dịch vụ TTQT luôn gắn liền với những rủi ro, do đó SCB luôn chú ý việc kiểm soát rủi ro trong dịch vụ TTQT của mình.

Đầu tiên là về rủi ro tỷ giá hối đoái, biến động về tỷ giá hối đoái trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng trong việc đáp ứng đủ ngoại tệ thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, SCB cũng đã có những xử lý kịp thời đảm bảo thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài.

Đối với rủi ro tác nghiệp, trong thời gian qua SCB luôn cố gắng hạn chế phát sinh rủi ro trong quá trình tác nghiệp một cách thấp nhất, nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót xãy ra. Tuy nhiên những sai sót đó không đáng kể và cũng không gây tổn thất chi phí hay làm ảnh hưởng đến uy tín của

ngân hàng.

Về rủi ro tín dụng, cho đến nay, SCB vẫn chưa gặp phải tình huống nào phải trả thay cho khách hàng. Tuy nhiên đây là một rủi ro tiềm ẩn đối với NH, đặc biệt đối với sản phẩm dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại NH.

Rủi ro ngân hàng đại lý cũng là một trong những rủi ro gặp phải trong hoạt động dịch vụ TTQT. Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng đại lý trên thế giới của SCB đã giúp cho hoạt động dịch vụ TTQT của SCB trong thời gian qua được diễn ra thuận lợi hơn và tránh được các rủi ro đáng tiếc có thể xãy ra. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại 1 số trường hợp như: đối với những trường hợp KH chỉ định NH phát hành, NH thông báo hoặc NH xác nhận không có quan hệ đại lý với SCB, thì sẽ gây khó khăn và tốn kém chi phí cho SCB trong việc đàm phán, thương lượng khi xãy ra rủi ro. Mặt khác, khi KH chuyển tiền đến người thụ hưởng tại NH không có quan hệ đại lý với SCB, KH sẽ phải chịu nhiều chi phí hơn do điện chuyển tiền phải đi thông qua các NH trung gian, điều này đã gây khó khăn và tốn chi phí cho SCB.

f. Về gia tăng thu nhập dịch vụ TTQT

Bảng 2.10: Doanh thu, thu nhập TTQT của SCB từ năm 2009 – 2013

ĐVT: Tỷ VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu TTQT 11,05 7,20 4,30 3,20 4,21 Tốc độ tăng trưởng - -35% -40% -26% 32% Thu nhập TTQT 10,58 6,84 3,85 2,51 3,47 Tốc độ tăng trưởng - -35% -44% -35% 38%

Ta sẽ thấy rõ tốc độ tăng trưởng doanh thu về dịch vụ TTQT qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.4. Trong giai đọan 2009 – 2012, doanh thu dịch vụ TTQT có chiều hướng giảm dần theo các năm. Đến năm 2013, doanh thu dịch vụ TTQT đã có dấu hiệu tăng lại, đạt 4,21 tỷ VNĐ, tăng 32% so với năm 2012.

0 2 4 6 8 10 12 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu TTQT

Biểu đồ 2.4: Doanh thu dịch vụ TTQT giai đoạn 2009 – 2013

0 2 4 6 8 10 12 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập TTQT

Biểu đồ 2.5: Thu nhập dịch vụ TTQT giai đoạn 2009 - 2013

Về tốc độ tăng thu nhập dịch vụ TTQT, cùng xu hướng với doanh thu, qua bảng 2.11 và biểu đồ 2.5, ta nhận thấy thu nhập TTQT cũng giảm dần theo các năm từ 2009 – 2012 và đến năm 2013 tăng lên 38% so với năm 2012, đạt 3,47 tỷ VNĐ. Nguyên nhân do doanh số TTQT trong giai đọan vừa

qua bị sụt giảm dẫn đến thu nhập TTQT cũng giảm theo. Đến năm 2013, doanh số TTQT có chiều hướng tăng trở lại, nên thu nhập TTQT cũng có chuyển biến tích cực hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 58)