Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 64)

Bên cạnh những kết quả đạt được, SCB vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT tại SCB.

Một là thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế còn thấp, như đã phân tích ở trên, doanh số TTQT đạt được của SCB hàng năm không cao, mặc dù doanh số TTQT có xu hướng tăng trong 2 năm 2012, 2013 nhưng bình quân doanh

số TTQT của SCB trong giai đoạn 2009 – 2013 chỉ đạt gần 240 triệu USD/ năm. Đây là con số rất nhỏ so với các ngân hàng cổ phần khác và không tương xứng với quy mô, vị thế hiện tại của SCB. Bên cạnh đó thị phần TTQT của SCB chiếm lĩnh trong tổng kim ngạch XNK cả nước cũng rất thấp, mức cao nhất chỉ đạt 0,3 %.

Hai là thu nhập dịch vụ Thanh toán Quốc tế tăng trưởng chưa bền vững, thu nhập từ dịch vụ TTQT của SCB chưa có sự ổn định, như đã phân tích tại mục 2.3.3 về thu nhập dịch vụ TTQT trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013, thu nhập giảm mạnh dần qua các năm, chỉ có đến năm 2013 thu nhập TTQT mới có xu hướng tăng lại nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với năm 2009, 2010. Trong giai đoạn 2010 - 2013, tín dụng bị hạn chế dẫn đến cơ cấu sử dụng phương thức TTQT của KH tại SCB chuyển dần từ phương thức L/C sang phương thức chuyển tiền, nên doanh số chuyển tiền chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh số TTQT. Do đó, nguồn thu nhập từ dịch vụ TTQT của SCB giai đoạn này chủ yếu là từ các giao dịch chuyển tiền, nguồn thu từ các giao dịch L/C không nhiều, còn phương thức nhờ thu hầu như không đóng góp vào tổng thu nhập dịch vụ TTQT. Và điều này đã làm cho thu nhập từ dịch vụ TTQT của SCB bị sụt giảm mạnh, bởi lẽ nguồn thu lớn của dịch vụ TTQT tại SCB tập trung vào phương thức tín dụng chứng từ. Tóm lại, cơ cấu thu nhập dịch vụ TTQT của SCB chưa cân đối. Dịch vụ TTQT của SCB chưa đạt được mức độ phát triển tương ứng với quy mô NH.

Ba là số lượng KH tăng chậm, cơ cấu KH chưa đa dạng, Như đã phân tích ở trên (bảng 2.7 và biểu đồ 2.2), tổng số lượng KH TTQT của SCB vào khoảng hơn 300 KH, bao gồm KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Số lượng KH TTQT tăng trưởng chậm, hầu như không thay đổi nhiều qua các năm. Đến nay, hoạt động dịch vụ TTQT của SCB vẫn chủ yếu tập trung vào 1 số chi nhánh, 1 số chi nhánh hầu như không phát sinh giao dịch TTQT. Cơ cấu

KH của SCB chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào các KH có quan hệ tín dụng .Vì vậy, dịch vụ TTQT của SCB chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động tín dụng, khi hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh, hoạt động TTQT tế cũng phát triển theo và ngược lại. Chính vì vậy, cơ cấu KH của SCB hiện tại chiếm tỷ trọng lớn là KH cá nhân. Bên cạnh đó, xét trong tổng doanh số và doanh thu TTQT, sự đóng góp tập trung vào một số ít KH truyền thống. Chính vì sự phụ thuộc vào một số ít KH lớn, nên khi có sự thay đổi từ những KH này như giảm sút hoạt động kinh doanh, hoặc chuyển một phần hoạt động sang NH khác… sẽ làm ảnh hưởng ngay lập tức tới họat động dịch vụ TTQT. Đây cũng chính là hạn chế lớn trong việc phát triển dịch vụ TTQT tại SCB mà ngân hàng cần khắc phục.

Bốn là mức độ khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ không cao.

Sản phẩm dịch vụ TTQT tại SCB khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, thực tế KH chỉ sử dụng một số sản phẩm truyền thống quen thuộc. Trong những năm gần đây, các KH rất ít nhu cầu sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, hoặc mở loại L/C chưa đa dạng. Chẳng hạn, KH chỉ yêu cầu mở L/C không hủy ngang. Ngoài ra, SCB đã triển khai dịch vụ lập hộ BCT hàng xuất nhưng trong thời gian qua, các KH của SCB sử dụng không nhiều. Nhìn chung, mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT của SCB còn thấp, điều này đã dẫn đến khả năng gia tăng doanh số giao dịch TTQT, giảm nguồn doanh thu phí dịch vụ TTQT của SCB, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển dịch vụ TTQT tại SCB.

Nguyên nhân của những hạn chế trên do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về nguyên nhân khách quan:

Trước tiên là do sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nước. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN như điều chỉnh tỷ giá bình quân

liên NH, điều chỉnh biên độ tỷ giá đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp XNK. Đồng thời, việc thay đổi này đã ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng ngoại tệ của SCB phục vụ cho các KH có nhu cầu TTQT.

NHNN quy định mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD đã ảnh hưởng đến khả năng cho vay, tài trợ, chiết khấu,… của NH. Như chúng ta đã biết, hoạt động TTQT là hoạt động đi đôi với hoạt động tín dụng cho nên sự hạn chế tín dụng đã dẫn đến việc không thể thực hiện thêm các khoản cam kết trong nghiệp vụ phát hành L/C, chiết khấu BCT xuất khẩu,… cho KH, vì vậy, doanh số TTQT của SCB giảm. Ngoài ra, do SCB không đáp ứng được nhu cầu của KH nên KH đã không còn giao dịch TTQT với SCB.

Thứ hai là do sự thay đổi về tình hình kinh tế của thế giới, những biến động về kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như suy thoái của nền kinh tế Mỹ, thiên tai nặng nề, các vụ kiện bán phá giá các loại thủy hải sản,… đã ảnh hưởng đến thị trường XNK của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ba là cơ chế chính sách, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập. Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng… gây khó khăn cho việc dự tính, sắp xếp kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NH. Bên cạnh đó, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp XNK.Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK còn rườm rà, chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho KH, tốn kém thời gian và chi phí.

Bốn là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Các NHTM ngày càng chú trọng vào dịch vụ TTQT, cải tiến công nghệ, đưa ra

các sản phẩm mới và thường xuyên tổ chức tiếp thị khuyến mại nhằm thu hút KH có hoạt động TTQT. Hơn nữa, theo cam kết về lộ trình mở cửa khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các NH nước ngoài đã được cạnh tranh công bằng như NH Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch XNK của quốc gia thì có hạn, do đó sự cạnh tranh giành thị phần thanh toán XNK của các NH càng căng thẳng và khốc liệt.

Yếu tố từ khách hàng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ TTQT của SCB trong thời gian qua. Các KH sử dụng dịch vụ TTQT tại SCB gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thiếu hiểu biết các thông lệ quốc tế, thiếu kinh nghiệm trong đàm phán,… nên không thể thực hiện ký kết các hợp đồng XNK với các đối tác ở nước ngoài. Ngoài ra, một vài KH lớn tình hình tài chính không còn tốt, phát sinh nợ quá hạn,… nên SCB không thể thực hiện tài trợ cho KH. Còn những KH có nhu cầu TTQT sử dụng bằng nguồn vốn tự có thì rất ít khi phát sinh giao dịch TTQT hoặc chỉ phát sinh các giao dịch TTQT với giá trị thấp.

Mặt khác, những hạn chế trên còn do những nguyên nhân chủ quan:

Trước hết là do uy tín của ngân hàng SCB trên thị trường trong nước và quốc tế còn hạn chế. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, uy tín và thương hiệu của NH đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong hoạt động TTQT khách hàng luôn ưu tiên lựa chọn những NH có uy tín. Uy tín của NH trên thị trường trong nước và quốc tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán của khách hàng, tạo niềm tin đối với các bên trong quan hệ thương mại quốc tế. Cho đến nay, SCB chưa tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực TTQT, trên thị trường Việt Nam, cái tên SCB vẫn chưa thật sự nổi bật, chưa được nhiều KH biết đến và thường dễ gây nhầm lẫn với tên của các NH khác. Uy tín và thương hiệu của SCB trên thị trường quốc tế hầu như chưa được biết đến. Vì vậy, SCB gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được chỗ đứng trên thị

trường. Muốn phát triển hoạt động TTQT, SCB cần chú trọng hơn nữa việc tạo dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Việc hợp nhất ngân hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của sự phát triển dịch vụ TTQT tại SCB. SCB là NH hợp nhất đầu tiên. Việc hợp nhất NH vẫn còn khá mới mẻ với mọi người, vì thế không tránh khỏi tâm lý lo ngại của các KH, thiếu lòng tin vào sự hoạt động của một NH mới. Ngoài ra, để SCB sau khi hợp nhất đi vào hoạt động thông suốt, đạt hiệu quả cao thì phải mất một thời gian để củng cố, tái cơ cấu NH và giải quyết các vấn đề như hoàn thiện mô hình tổ chức, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, nhân lực, tài chính, quản trị doanh nghiệp,… Do đó, sự phát triển NH nói chung cũng như phát triển dịch vụ TTQT nói riêng cũng bị ảnh hưởng.

Mặt khác do hoạt động Marketing chưa được hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các NHTM luôn chú trọng đến vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn, các NH thường đưa ra các loại hình sản phẩm dịch vụ TTQT có tính chất giống nhau, buộc mỗi NH phải luôn cố gắng nỗ lực trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình. Việc chú trọng công tác Marketing trong kinh doanh của NH là điều tất yếu. Tuy nhiên, hoạt động Marketing tại nhiều Đơn vị của SCB vẫn chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, sự phối hợp giữa các Phòng/Ban Hội sở với các Đơn vị chưa hài hòa và hiệu quả. Các đơn vị thiếu sự chủ động tiếp cận với những khách hàng TTQT mới để mở rộng mạng lưới KH.

Một nguyên nhân nữa là do sự hỗ trợ của các nghiệp vụ liên quan chưa hiệu quả. Dịch vụ TTQT muốn phát triển được thì rất cần sự hỗ trợ của các nghiệp vụ liên quan, đặc biệt là: nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh đến dịch vụ TTQT. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho dịch vụ TTQT tại SCB chưa phát triển. Do chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN và chất lượng tín dụng của SCB trong thời gian vừa qua cũng không tốt đã làm hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của SCB. Hoạt động cho vay XNK không phát triển dẫn đến dịch vụ TTQT cũng khó có thể mở rộng.

Nguồn ngoại tệ phục vụ cho khách hàng TTQT chưa đáp ứng nhu cầu. Tại SCB, số lượng KH có hoạt động XK thu ngoại tệ về rất ít, đa số KH chỉ có hoạt động NK. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải chuẩn bị được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của KH. SCB thường đứng trước nguy cơ mua bán ngoại tệ với KH ở mức giá cao hơn so với các NH bạn. Vào những thời điểm nguồn ngoại tệ khan hiếm, SCB chỉ phục vụ được các KH có sẵn ngoại tệ, còn những KH mua ngoại tệ giao ngay để thanh toán thì không được đáp ứng hoặc đáp ứng một cách hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động TTQT của SCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá số liệu, chương 2 đã trình bày được đầy đủ và chi tiết thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng SCB cụ thể : doanh số TTQT, số lượng KH TTQT, doanh số theo từng phương thức TTQT, doanh thu, thu nhập TTQT, thị phần TTQT tại SCB, đồng thời có sự so sánh tổng quan về dịch vụ TTQT của SCB so với một số các NH khác mạnh về dịch vụ TTQT. Ngoài ra, chương 2 còn nêu ra được các giải pháp đang áp dụng để phát triển dịch vụ TTQT, kết quả phát triển dịch vụ TTQT tại SCB cũng như những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ TTQT tại SCB.

Trên cơ sở chương 2, chương 3 của luận văn sẽ đề cập đến hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại SCB.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)