Ứng dụng marketing M

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 25)

Markting Mix là công cụ tiếp thị quan trọng NH sử dụng nhằm để phát triển dịch vụ TTQT bao gồm các chính sách sau:

Trước tiên là chính sách sản phẩm (Products), để phát triển dịch vụ TTQT, ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ TTQT hiện có, đồng thời không ngừng nghiên cứu, triển khai áp dụng các sản phẩm, dịch vụ mới mang tính đặc trưng, riêng biệt của ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng TTQT.

Tiếp theo là chính sách giá (Price), giá cả giữ vị trí rất quan trọng trong việc quyết định sử dụng dịch vụ; do đó để có thể phát triển được dịch vụ TTQT, ngân hàng cần thực thi chính sách phí dịch vụ TTQT mềm dẻo, linh hoạt bám sát theo thực tế nhu cầu và biến động của thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.

Ba là chính sách phân phối (Place), mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của ngân hàng cũng như trong chiến lược phát triển dịch vụ TTQT. Qua đó thương hiệu của ngân hàng cũng được biết đến nhiều hơn và vị thế của ngân hàng sẽ ngày một vững chắc hơn. Do đó ngân hàng cần có chính sách phân phối hiệu quả, ưu tiên tập trung phát triển dịch vụ TTQT tại các địa bàn có tiềm năng phát triển hoạt động XNK, thông qua 2 kênh phân phối chủ yếu: kênh phân phối có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng gồm các chi nhánh và phòng giao dịch, kênh phân phối điện tử.

Bốn là chính sách xúc tiến (Promotion), các công cụ chủ yếu được sử dụng là PR, quảng cáo và khuyến mại. Để mọi người biết đến sản phẩm dịch

vụ TTQT của mình, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị; và công tác quảng bá này cần được thực hiện phù hợp theo từng gia đoạn nhằm tăng hiệu quả tiếp thị, không đầu tư dàn trải gây lãng phí. Mỗi thời kỳ sẽ hướng tới một nhóm khách hàng phù hợp, đồng thời lựa chọn cách thức quảng cáo phù hợp: sử dụng tờ rơi, pano hay phương tiện truyền thông báo, tivi, website…

Năm là chính sách con người ( People), trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ... của nhân viên đóng vai trò không nhỏ đến hoạt động phát triển dịch vụ TTQT; bởi lẽ đây chính là những người cung cấp trực tiếp sản phẩm dịch vụ đến khách hàng . Vì vậy để phát triển được dịch vụ TTQT của mình, ngân hàng cần chú trọng công tác tuyển dụng vào đào tạo nhân viên TTQT chuyên nghiệp, am hiểu chuyên môn và nghiệp vụ.

Sáu là quy trình ( Process), quy trình nghiệp vụ là cơ sở pháp lý quy định thủ tục hồ sơ cần thiết, trình tự thực hiện giao dịch, phân định trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liên quan. Phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình liên quan đến dịch vụ TTQT đảm bảo việc thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả đồng thời tuân thủ được các quy định của NHNN về quản lý ngoại hối, pháp luật Việt Nam, thông lệ, tập quán quốc tế và nhất là kiểm soát được rủi ro. Do đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình TTQT thống nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH.

Cuối cùng là cơ sở vật chất (Physical Evidence), yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng. Cơ sở vật chất như trụ sở, văn phòng giao dịch, cách thức trang trí đẹp mắt, ấn tượng sẽ đem lại cho khách hàng phong cách phục vụ chuyên nghiệp.Quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ được áp dụng theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng cũng

như việc trang bị máy móc công nghệ hiện đại tiện lợi cho quá trình giao dịch của khách hàng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng nói chung và khách hàng TTQT nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn (Trang 25)