của một chu trình hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu tiền tệ phát sinh từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, nhân tố cơ bản quyết định việc phát triển dịch vụ TTQT của NHTM chính là chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chính sách kinh tế vĩ mô tùy vào mục tiêu của từng thời kỳ mà có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia, cụ thể như sau:
Về chính sách thuế, thông qua các công cụ thuế suất XNK, hạn ngạch XNK đối với hàng hóa, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động XNK những hàng hóa này. Hoạt động XNK phát triển sẽ thúc đầy hoạt động TTQT phát triển và ngược lại.
Về chính sách kinh tế đối ngoại, sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
Đối với chính sách quản lý ngoại hối, sự thay đổi của tỷ giá và lãi suất trên thị trường ngoại hối đều tác động đến TTQT. Những biến động của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả và lợi nhuận của nhà XK cũng như nhà NK và ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Ngoài ra, thông qua chính sách quản lý ngoại hối, NHNN có thể kiểm soát, hạn chế lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, điều này làm giảm khả năng thanh toán hàng nhập qua NH. Thị trường ngoại hối ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển hoạt động TTQT.
Hai là chính sách kinh tế, chế độ chính trị của các quốc gia trên thế giới, TTQT là hoạt động thanh toán giữa các tổ chức hoặc cá nhân ở các quốc gia khác nhau thông qua hệ thống NH. Tuy nhiên, để thực hiện được việc thanh toán thì các quốc gia cần đảm bảo được phép tham gia hoạt động
TTQT. Hoạt động TTQT không thể diễn ra hoặc sẽ gặp nhiều rủi ro khi các quốc gia liên quan nằm trong danh sách bị cấm vận kinh tế, có những bất ổn về chính trị: chiến tranh, bạo động, khủng bố… ngược lại, các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có mối quan hệ tốt trên thị trường quốc tế sẽ thúc đẩy hoạt động TTQT của các NH tại quốc gia đó.
Ba là hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động TTQT chịu sự chi phối, điều chỉnh của: công ước quốc tế, hiệp đinh song phương – đa phương, luật pháp quốc gia, sau đó là hệ thống các quy tắc – thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Hệ thống pháp lý này thường rất phức tạp và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế. Các NHTM nếu không nắm chắc luật lệ và điều ước quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình thanh toán.
Bốn là sự phát triển của các phương tiện thanh toán quốc tế, trong hoạt động TTQT, tiền mặt được sử dụng rất hạn chế, mà chủ yếu sử dụng các phương tiện thanh toán khác như: Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc, Thẻ NH, trong đó Hối phiếu và Séc được sử dụng phổ biến nhất. Nếu các phương tiện TTQT không phát triển sẽ gây khó khăn cho quá trình thanh toán và mở rộng tín dụng thương mại, kìm hãm sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Sự phát triển của các công cụ thanh toán này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển.
Năm là sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, đặc thù của hoạt động kinh doanh NH là các sản phẩm dịch vụ khá tương đồng, do đó sự cạnh tranh diễn ra giữa các NH đang ngày càng khốc liệt. Sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển hoạt động TTQT của mỗi NH, đồng thời cũng là động lực để giúp các NH luôn sáng tạo tìm ra hướng đi tốt nhất cho hoạt động TTQT của mình. Sức sạnh tranh trong lĩnh vực TTQT của NH thể hiện qua: mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ, mức phí, thời gian xử
lý giao dịch, khả năng tư vấn của TTV, độ chính xác của các giao dịch thực hiện… khách hàng luôn biết cách so sánh để lựa chọn ra NH nào cung cấp dịch vụ TTQT tốt nhất và tin cậy nhất để giao dịch. Hoạt động TTQT của NH chỉ phát triển khi thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
Cuối cùng là sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khi hoạt động XNK của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cả về mặt hàng kinh doanh, đối tác và bạn hàng thì doanh số kinh doanh XNK của doanh nghiệp sẽ ngày một tăng dẫn đến kim ngạch XNK của một quốc gia tăng làm tiền đề để các NHTM mở rộng hoạt động thanh toán XNK của mình. Như vậy, có thể nói sự phát triển hoạt động XNK của các doanh nghiệp sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ TTQT.