- Bài tập tình huống, SGK KTCT, CNXHKH - Những tình huống học sinh có thể hỏi.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.2. Nội dung ôn tập 2. Nội dung ôn tập
- Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra
- Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh
3. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì I
Lớp dạy 11B11 11B12 11B13 11B14 11B15 Ngày dạy
Sĩ số
KIỂM TRA HỌC KÌ II. Mục tiêu kiểm tra. I. Mục tiêu kiểm tra.
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.
II. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.
ĐỀ THI SỐ 01Câu hỏi/Mức độ nhận Câu hỏi/Mức độ nhận
biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Câu 1: Em hãy nêu và phân tích các chức năng của thị trường
Nêu được các chức năng của thị trường
Phân tích được các chức
năng của thị trường Lấy được ví dụ 30% tổng số điểm
= 3,0 điểm = 1 điểm = 1 điểm = 1 điểm
Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trình bày được nội dung quan hệ cung cầu
50% tổng số điểm
= 5 điểm = 5 điểm
Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay
Vận dụng kiến thức để giải quyết nội dung câu hỏi
20% tổng số điểm
= 2,0 điểm = 2 điểm
Câu 1: Em hãy nêu và phân tích các chức năng của thị trường? (3 điểm)
- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. (1 điểm)
+ Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.
+ Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục SX và mở rộng SX.
- Chức năng thông tin. (1 điểm)
+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.
+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. (1 điểm)
+ Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất. + Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.
+ Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá. + Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại
Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? (5 điểm)
a. Nội dung của quan hệ cung – cầu
Thể hiện qhệ giữa người mua – ngươì bán, giữa sản xuât – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.