Rèn cho học sinh cách xác định tình cảm, thái độ của nhà văn trong văn bản

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 112)

bản theo lý thuyết giao tiếp

Nhà văn khi sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng bày tỏ tâm tư, tình cảm, thái độ, khuynh hướng tư tưởng, những nỗi lòng, những nguyện vọng của mình.

Ví dụ: Trong bài đọc“Con sẻ” (Tuốc­ghê­nhép­T.V 4 tập 2 ) người đọc

có thể nhận thấy tình cảm thán phục của tác giả trước hành động của sẻ mẹ dũng cảm bảo vệ sẻ con. Sự thán phục đó không những biểu hiện trực tiếp qua

những từ ngữ như “tôi kính cẩn nghiêng mình”, “lòng tôi đầy thán phục”…

mà còn được biểu hiện ở cách tác giả miêu tả hành động của sẻ mẹ rất cụ thể,

chi tiết và sống động “sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình như phủ kín sẻ

con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.”

Hay ở một ví dụ khác, nhà văn dù không trực tiếp sử dụng từ ngữ bộc lộ thái độ tình cảm của mình nhưng thông qua cách xưng hô và qua sự miêu tả đặc điểm tính cách của nhân vật vẫn có thể thấy thái độ, tình cảm của tác giả. Ví dụ: khi miêu tả nhân vật sĩ quan cao cấp của phát xít Đức, nhà văn đã gọi nhân vật này bằng các đại từ nhân xưng sau: “Tên” sĩ quan cao cấp, “bọn” “phát xít”, “hắn”… Ngoài ra với hành động vừa lên tàu là nơi công cộng hắn không giữ phép lịch sự mà ra điều quan cách, trịch thượng, rồi thể hiện một hành động lỗ mãng. Hắn hô to “Hít­Le muôn năm”.

Chỉ với cách gọi tên, cách miêu tả một vài động tác, lời nói của nhân vật, tác giả đã hạ bệ nhân vật, thể hiện thái độ phê phán của tác giả với nhân vật.

Muốn cho học sinh xác định được tình cảm, thái độ của nhà văn, giáo viên thường tổ chức cho học sinh đọc kĩ tác phẩm, tìm chi tiết thể hiện nhân vật, tìm những từ ngữ, hình ảnh, những lời nói, hành động của nhân vật. Từ đó, HS sẽ hiểu bài đọc đúng hơn. Đồng thời cũng có thể cho HS bày tỏ thái độ, tình cảm của mình với nhân vật, với nhà văn. Cụ thể, chúng tôi bổ sung thao tác đánh giá nội dung nghệ thuật tác phẩm, xác định tình cảm, thái độ của tác giả trong tác phẩm.

+ Giáo viên hướng dẫn HS đánh giá nội dung nghệ thuật bài văn bằng hình thức viết thư cho tác giả, cho nhân vật thể hiện niềm yêu thích của mình với nội dung câu chuyện (với ý nghĩa, bài học của bài đọc ), hay để đánh giá nhân vật (ngưỡng mộ hay phê phán).

+ HS có thể viết thư cho tác giả để nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình về kết thúc của câu chuyện và giả định một kết thúc khác cho câu chuyện.

+ Với những câu chuyện có kết thúc mở giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết tiếp câu chuyện, dự đoán điều sẽ xảy ra tiếp theo.

Các hình thức trên sẽ giúp bạn đọc được trực tiếp giao lưu, nói chuyện với tác giả, với nhân vật trong truyện để nêu lên những suy nghĩ mong muốn của mình, từ đó HS tiếp nhận bài đọc một cách tích cực chủ động chứ không còn ở thế bị động thầy truyền đạt ­ trò tiếp thu nữa. Hơn nữa khi thực hiện hình thức viết thư cho tác giả, cho nhân vật cũng rèn cho HS cách sử dụng ngôn ngữ và khả năng phát biểu cảm nghĩ của mình

Ví dụ: Khi hướng dẫn HS học bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.

được thể hiện dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Tô Hoài bằng cách viết thư cho tác giả để chia sẻ những cảm nhận đó.

Hay HS có thể bàn luận, dự đoán những điều xảy ra tiếp sau câu

chuyện. Như khi học sinh đọc truyện Chuỗi ngọc Lam, HS có thể viết thư cho

tác giả để trình bày tình yêu mến của mình với ba nhân vật trong truyện và dự đoán về một đám cưới hạnh phúc giữa Pi­e và chị của bé Gioan...

Đối với nhân vật, HS có thể viết thư để khen, chê hoặc viết thư để khuyên nhân vật. Ví dụ như HS có thể viết thư cho bạn Út Vịnh để thể hiện sự ngưỡng mộ với lòng dũng cảm của bạn, đồng thời có thể tỏ ý kết bạn, giao lưu...

Với nhân vật Ga­vrốt, HS có thể viết thư để ca ngợi lòng dũng cảm của em và lời chúc may mắn đến nhân vật, mong nhân vật sẽ thoát được mọi đường tên mũi đạn của kẻ thù để có thể tham gia nhiều hơn cho hoạt động cách mạng.

Tuy nhiên với nhân vật vua Mi­đát, HS có thể viết thư cho ông vua này để giúp ông ta hiểu thêm hậu quả của lòng tham, đồng thời gửi tới ông ta lời khuyên hãy là một người biết sống bao dung, nhân hậu, trở thành một vị vua anh minh lo cho đời sống của người dân chứ không nên ích kỉ chỉ lo cho bản thân mình.Thao tác này có thể được sử dụng trong nhiều bài tập đọc:

- Nếu được viết thư gửi cho nhân vật anh thương binh em sẽ viết gì?

(Tiếng rao đêm, T.V 5, tập 2)

- Em có thích kết thúc của câu chuyện không? Nếu được viết thư cho tác giả em sẽ nói điều gì?

(Một vụ đắm tàu, T.V 5, tập 2)

- Em có yêu quý nhân vật An­drây­ca không? Tại sao? Hãy viết thư cho nhân vật để chia sẻ những suy nghĩ của em về nhân vật đó?

- Bức tranh thiên nhiên trong bài đọc được miêu tả rất đẹp. Hãy viết thư cho tác giả để phát biểu những suy nghĩ của em về cảnh đẹp đó và để cảm ơn tác giả vì đã cho em một bài văn rất hay.

(Mùa thảo quả, T.V 5, tập 1)

- Nếu được cùng tham gia với các bạn nhỏ, em sẽ ước gì khi mình có phép lạ. Hãy viết thư cho các bạn để thể hiện điều ước của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nếu chúng mình có phép lạ, T.V 4, tập 1) *Cần chú ý: Hình thức để HS viết thư cho tác giả, cho nhân vật nếu tổ

chức không khéo sẽ gây tốn thời gian và không khả thi. Vì vậy giáo viên phải

khéo léo lựa chọn câu hỏi phù hợp để tổ chức HS “viết thư” bằng lời nói, viết

thư trong tưởng tượng rồi thể hiện trực tiếp trong giờ tìm hiểu bài tập đọc. Điều này làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị khai thác được khả năng

tích cực học tập của HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 112)