Rèn cho học sinh cách tiếp nhận bối cảnh của các sự việc trong văn bản

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 75)

bản theo lý thuyết giao tiếp

Đây là công việc rất quan trọng giúp cho học sinh đọc hiểu bài tập đọc một cách cụ thể và đúng đắn. Bối cảnh của mỗi sự việc trong văn bản là khác

nhau, điều đó tác động đến ý nghĩa của mỗi sự việc, nội dung của mỗi sự việc cũng sẽ khác nhau. Làm rõ được điều này sẽ giúp học sinh tự lý giải được phần nào dụng ý của tác giả khi xây dựng tác phẩm. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu được bối cảnh của sự việc trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự đọc bài và trả lời theo câu hỏi:

Em nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Cảm thấy gì từ đoạn văn? Hãy thuật lại cho các bạn cùng nghe.

Như vậy việc rèn luyện cho học sinh tiếp nhận bối cảnh của các sự việc trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp chính là rèn luyện cho học sinh sử dụng tất cả các giác quan để tiếp nhận và phân tích tất cả kết quả thông tin để tiếp nhận. Có năm giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Về thị giác: học sinh đọc tác phẩm thì nhìn thấy gì trong nội dung của tác phẩm, biết gì sự vật trước mắt, từ cuộc sống trong khách quan, những tồn tại trong khách quan, nhìn thấy gì trong tưởng tượng, không hiện ra trước mắt.

Ví dụ: Nhìn từ văn bản "Người ăn xin" – Tuốc­Ghê­Nhép có thể nhìn

ngay ra hình ảnh cậu bé và người ăn xin, thấy hành động của cậu bé khi lục tìm các túi. Thấy hành động nắm tay của cậu bé, có thể thấy được cả không gian là trên đường phố tấp nập người qua lại… Ngoài ra còn phải nhìn thấy được những người đi lại trên đường có thể cũng đến gần để giúp đỡ. Có người nào đó chứng kiến cảnh tượng cảm động này mà tỏ ý khen cậu bé. Còn cần nhìn ra ý nghĩa của câu chuyện là ca ngợi lòng nhân từ của con người, đó là tình cảm chân thành, những hành động nhỏ nhưng xuất phát từ trái tim.

Nghe: thông thường thính giác được sử dụng để nghe những âm thanh nói, nhưng vì người nghệ sĩ văn chương có thể nghe thấy những cái không có thực.

Ví dụ: Trong bài "Nghe thầy đọc thơ" của Trần Đăng Khoa có câu:

"Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà."

Như vậy nhà thơ không chỉ nghe được âm thanh, giọng đọc của thầy

giáo mà còn nghe thấy "đỏ nắng, xanh cây". Ở đây tác giả sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác từ "đỏ", "xanh" vốn thuộc từ loại tính từ được sử dụng

trong câu như một động từ làm cho người đọc như nghe thấy sự chuyển động của không gian do thơ tác động.

Hay như trong bài thơ "Đất nước" – Nguyễn Đình Thi có câu

"Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về."

Tác giả không chỉ nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng lá rừng xào xạc mà còn nghe được cả những tiếng nói của những người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất Việt Nam, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những tiếng vọng đó càng nhắc nhở hơn nữa trách nhiệm của thế hệ đi sau cần ra sức chăm lo, bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Hay như trong truyện “Mẩu giấy vụn” cô giáo đã hỏi HS xem có nghe thấy mẩu giấy nói gì không. Trong khi các bạn khác trong lớp đều không thể nghe thấy mẩu giấy nói gì thì chỉ bạn gái và cô giáo nghe thấy mẩu giấy vụn nói nó muốn được bỏ vào thùng rác.

Như vậy trong quá trình tìm hiểu bối cảnh bài đọc, thao tác quan sát là thao tác có ý nghĩa bước đầu trong việc giúp học sinh tiếp xúc với văn bản. Trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học HS thường được hướng dẫn quan sát bằng một hệ thống từ hai đến ba câu, có ý nghĩa định hướng quá trình tìm hiểu bài của học sinh.

Ví dụ : trong bài “Con chim chiền chiện” (Huy Cận­TV4­T2) có ba câu

Câu 1: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?

Câu 2: những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ?

Câu 3: Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện. Với cách định hướng câu hỏi như vậy HS sẽ nhanh chóng tìm ra nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế là HS không phải chủ thể quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và nói bằng ngôn ngữ của các em. Vì vậy có một cách đặt câu hỏi tìm hiểu bài giúp học sinh thực hiện thao tác quan sát theo lý thuyết giao tiếp là : Em nhìn, nghe, cảm thấy gì từ bài đọc ? Hãy mô tả lại cho mọi người nghe?

Ví dụ với bài : “Con chim chiền chiện” trên, GV có thể xây dựng câu hỏi khác đó là : Bài thơ Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận đã vẽ ra

một bức tranh thiên nhiên thật đẹp với hình ảnh chú chim chiền chiện đầy sức sống. Em hãy đọc bài và mô tả lại những gì em nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy từ bức tranh ?

Qua câu hỏi này, học sinh sẽ tiến hành đọc toàn bộ văn bản bài đọc sau đó tự vẽ lại bức tranh bằng trí tưởng tượng của mình và được mô tả lại bằng ngôn ngữ của các em. Lúc này học sinh như được trải nghiệm trong môi trường đẹp để thỏa sức giao tiếp, thỏa sức tưởng tượng và đưa ra những cách cảm, cách nghĩ khác nhau.

Học sinh có thể phác họa lại bức tranh với những gì thấy trong bài thơ như bầu trời xanh, mây trắng, cánh đồng lúa chím vàng, con chim chiền chiện và cả những gì nhìn thấy ngoài bức tranh như những rặng tre xanh , những người nông dân gặt lúa, xa xa là cây đa, là mái đình đỏ, là những xóm làng với khói bếp tỏa trắng…

Học sinh có thể thấy cả những tiếng động khác ngoài tiếng chim hót của chim, là tiếng đập cánh, là tiếng gió thổi reo ca cùng vạn vật, là tiếng xào xạc của lá, của cây… Học sinh có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên ả của cảnh thiên nhiên, có thể cảm thấy sự tự do, trong trẻo trong tiếng hót của chim và cảm thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả…

Quá trình quan sát này đã vận dụng được mọi giác quan của trẻ, đồng thời vận dụng cả công cụ tư duy và trái tim của học sinh khi tiếp nhận bài tập đọc đồng thời khi học sinh thể hiện phần trả lời của mình (tả lại, kể lại) học sinh cũng được rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.

Vì vậy trong khi tìm hiểu bất kỳ một bài văn nào, giáo viên cũng phải

rèn cho học sinh năng lực tổ hợp: Em nhìn thấy gì? + Em nghe thấy gì? + Em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cảm thấy gì? + Nói lại cho cô và mọi người cùng nghe.

* Dạng câu hỏi này có thể áp dụng trong tất cả các bài tập đọc.

- Em hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy, cảm thấy, nghe thấy trong câu

chuyện giữa hai nhân vật gà và cáo trong bài thơ “Gà trống và cáo” của LaPhongten.

(Gà Trống và Cáo ,T.V4, tập 2)

- Em quan sát thấy những điều gì trong bài “ Rất nhiêu mặt trăng” (Phơ­ Bơ) Hãy thuật lại cho các bạn nghe.

(Rất nhiều mặt trăng, T.V4, T2)

- Hãy thuật lại những vẻ đẹp của mảnh đất Cao Bằng được tác giả Trúc Thông thể hiện trong bài thơ cùng tên ?

(Cao Bằng, T.V5, tập 2)

- Quang cảnh làng mạc (Cao Bằng,TV5­T2) ngày mùa được nhà văn Tô Hoài miêu tả thật đẹp. Em hãy đọc và kết hợp với những hiểu biết của bản thân để tả lại quang cảnh làng quê Việt Nam trong ngày mùa.

* Cần chú ý những câu hỏi giáo viên đặt ra phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, đảm bảo tình vừa sức và góp phần làm tăng hiệu quả tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

Lúc này chỉ cần học sinh quan sát phát hiện sau đó nói lại, tả lại cho các bạn những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy trong văn bản thì ngay lập tức nội dung văn bản được tái tạo.

Sau khi đã sử dụng các giác quan để quan sát học sinh sẽ thực hiện tạo dựng bối cảnh văn bản, có thể lựa chọn bằng thao tác vẽ lại bối cảnh bằng lời. hoặc thao tác dàn dựng bối cảnh trên sân khấu hoặc bằng mô tả, hình dung. Cụ thể:

a. Thao tác vẽ tranh bằng lời.

Đây là thao tác giúp học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về hình tượng văn học. Trong các bài tập đọc ở tiểu học thì hình tượng các em được tiếp xúc nhiều nhất là hình tượng thiên nhiên và hình tượng nhân vật. Để giúp học sinh thực hành thao tác vẽ tranh bằng lời, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo dạng câu hỏi sau :

Nếu được vẽ lại cảnh hoặc nhân vật trong đoạn văn, em sẽ vẽ những gì, vẽ thế nào, hãy tả lại bức tranh em định vẽ.

Như vậy để có thể vẽ lại bức tranh bằng lời, học sinh phải thực hiện các thao tác sau :

- Đọc thầm để xác định nội dung bài đọc, xác định những chi tiết, hình ảnh có liên quan đến cảnh, đến nhân vật.

- Kết hợp với khả năng tưởng tượng về màu sắc, về bố cục bức tranh, về việc sắp xếp những chi tiết phụ xung quanh bức tranh.

- Lựa chọn những ngôn ngữ, biện pháp tu từ, những lời nói phù hợp để thuyết minh về bức tranh các em định vẽ.

Qua thao tác này, học sinh bắt đầu cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh quan, đặc điểm của nhân vật, thậm chí còn thể hiện được khả năng đánh giá nhân vật, cảnh tượng.

Ví dụ : Trong bài “Nếu trái đất thiếu trẻ con” thì giáo viên có thể yêu cầu

học sinh vẽ lại khung cảnh phòng triển lãm. Học sinh bằng hình thức thực tế kết hợp với đọc bài sẽ có thể vẽ lại bức tranh như sau: Phòng triển lãm rất rộng, đặt tại cung thiếu nhi, bốn bức tường treo đầy những bức tranh của các bạn nhỏ vẽ, người đi xem rất đông, trong đó tập trung vẽ hai nhân vật chính là tôi­nhà thơ Đỗ Trung Lai, Anh là Pô­pốp­phi công vũ trụ, hai lần được phong tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô. Trong cung thiếu nhi có rất nhiều bức tranh đẹp và độc đáo trong đó đáng chú ý là bức tranh nhà du hành với bộ trang phục vũ trụ, với cái mắt to bằng nửa khuôn mặt và có rất nhiều sao trời. Vẽ thêm một bức tranh về những con ngựa xanh nằm trên cỏ xanh, những chú ngựa hồng phi qua lửa đỏ.

Qua việc dựng lên bức tranh này, nội dung văn bản đã được tái tạo trong đầu các em.

Dạng câu hỏi này chủ yếu được sử dụng trong các bài tập đọc có nội dung miêu tả cảnh vật một cách tỉ mỉ, hay những câu chuyện có những nhân vật chính được tác giả khắc họa chi tiết.

Ví dụ :

­ Em hãy vẽ lại bằng lời bức tranh về cảnh vật và con người Sapa?

(Đường đi Sapa­ Nguyễn Phan Hách, T.V4,T2)

­ Em hãy vẽ lại bằng lời hình ảnh bà mẹ chiến sĩ trong bài thơ “Bầm ơi”

(Tố Hữu, T.V5,T2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ Nếu được vẽ bức tranh về rừng xanh trong tác phẩm em sẽ vẽ những gì ? Hãy thuật lại bức tranh em định vẽ.

­ Hãy vẽ lại bằng lời chân dung của cậu bé Ga­vrốt ?

( Ga-vrốt ngoài chiến lũy,T.V4,T2)

­ Bức tranh quê hương trong bài có những chi tiết nào đặt biệt, hãy vẽ lại bằng lời bức tranh đó ?

( Cánh diều tuổi thơ,T.V5,T1)

­ Qua bài đọc, em có thể vẽ lại phong cảnh Đền Hùng như thế nào? Hãy thuật lại cho các bạn nghe.

(Phong cảnh Đền Hùng, Đoàn Minh Tuấn, T.V5­T2)

­ Hãy vẽ bằng lời lại cảnh công đường xét xử?

(Phán xử tài tình,Nguyễn Đồng Chi)

­ Nhận xét cách tả cây phượng của nhà thơ Xuân Diệu. Em có thể tưởng tượng và vẽ lại bằng lời bức tranh về hình ảnh cây phượng qua sự miêu tả của Xuân Diệu ?

(Hoa học trò,T.V4,T2)

Có thể khẳng định được ý nghĩa của việc rèn thao tác vẽ tranh bằng lời cho học sinh trong việc có những cái nhìn và cảm nhận ban đầu về bài đọc. Đồng thời với việc tổ chức hoạt động học tập như vậy sẽ phát huy được tư duy kích thích khả năng tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh, gây cho học sinh hứng thú khi học tập.

b. Thao tác dàn dựng sân khấu

Dàn dựng sân khấu cũng là một dạng thao tác giúp HS tiếp cận với bối cảnh của bài đọc. Trong chương trình SGK tiếng Việt tiểu học ngoài một số

bài tập đọc thể loại kịch như (Người công dân số 1, T.V5, tập 2; Lòng dân, T.V5, tập 1; Ở vương quốc tương lai, T.V4 tập 1) còn có rất nhiều câu chuyện

có nhiều tuyến nhân vật, có đối thoại, tình huống có vấn đề và giải quyết được các tình huống có vấn đề đó, vì vậy cũng có thể dàn dựng được sân khấu cho những bài đọc này.

Để hướng dẫn HS thao tác dàn dựng sân khấu, GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu:

Nếu như được thể hiện bối cảnh trong bài đọc trên sân khấu em định dàn dựng bố trí sân khấu như thế nào? Em hãy nói ý định của em?

Lúc này mỗi HS trở thành một đạo diễn tí hon có nhiệm vụ đọc thật kỹ văn bản (bài đọc) sau đó liên tưởng, tưởng tượng và sắp xếp trong đầu một sân khấu. Để làm được một sân khấu trong tưởng tượng như vậy đòi hỏi người đọc phải tái tạo được thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật bao gồm không gian địa lý (địa điểm,

môi trường, hoàn cảnh…) Ví dụ: “Người ăn xin” là câu chuyện diễn ra trên phố, bài thơ “mưa” là câu chuyện diễn ra trong không gian gia đình, bài thơ

“những cánh buồm”, câu chuyện diễn ra trong không gian bãi biển,..) và

không gian nghệ thuật. Muốn làm rõ không gian nghệ thuật trong bài thì người đọc phải nhìn thấy trong thế giới tác phẩm những cảnh quan, những đồ vật có gì? Chúng được sắp xếp như thế nào dựa trên những tiêu chí quảng tính (rộng – hẹp, ngắn – dài, cao – thấp…) và sự sắp đặt những đồ đạc trong truyện đi đến cái không gian tâm trang hay cảm nhận về không gian.

Ví dụ: Không gian trong “ Ga­ vrốt ngoài chiến lũy” là không gian của chiến trường và sự sắp đặt với chiễn lũy, với đạn, với xác lính chết trận, với khói lửa, với những góc cửa của ngôi nhà bỏ không… tất cả những đồ đạc đó được sắp xếp ngổn ngang, bị phá hủy, hỏng hóc, lửa cháy khắp nơi, khói lửa bao trùm cả sân khấu…

Về thời gian nghệ thuật cũng khác với thời gian tự nhiên. Nếu thời gian tự nhiên một đi không trở lại, theo một dòng chảy quá khứ đến hiện tại đến tương lai, thì thời gian trong nghệ thuật là thứ thời gian của công việc ­ sự kiện ­ biến đổi, là thời gian của tâm trạng.

Khi xây dựng sân khấu để diễn tả thời gian thì còn có thể làm cho thời gian quay vòng từ hiện tại đến quá khứ( tương lai) đến hiện tại (ví dụ như những câu chuyện theo dòng hồi tưởng, hoặc những giấc mơ…) hoặc làm cho một sự việc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần…

Chú ý: Khái niệm về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật GV

không dạy cho HS tiểu học nhưng ý niệm về nó thì phải dạy hết.

Ví dụ: để xây dựng sân khấu cho bài đọc “Vương quốc vắng nụ cười”-

Trần Đức Tiến (T.V4, T2). GV có thể đặt ra yêu cầu sau:

+ Hãy thử hình dung về sân khấu để diễn lại câu chuyện trên vào hai thời điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trước khi nhà vua gặp cậu bé -Sau khi nhà vua gặp cậu bé

HS sẽ tiến hành đọc kĩ tác phẩm sau đó có thể dựng lại sân khấu như sau:

+ Sân khấu trước khi nhà vua gặp cậu bé

Về khung cảnh là làng mạc, chợ búa, là kinh thành. Với những người dân, những vị đại thần và Vua luôn mang vẻ mặt buồn bã. Sân khấu chia thành hai góc lớn:

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 75)