Một số kết luận rút ra từ quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 148)

1. Sự khác biệt của hai mẫu thực nghiệm và đối chứng (thể hiện qua các bảng phân loại, tổng hợp, đánh giá và biểu đồ) là có ý nghĩa.

Theo quan sát của chúng tôi và dựa trên những thông tin từ các biểu mẫu thống kê, biên bản thu nhập được qua hai đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy trong những giờ thực nghiệm:

­ Không khí học tập sôi nổi, HS hứng thú học tập hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện rõ ở số lượng HS hứng thú với học giờ học là 206 HS chiếm 81,4%. Số liệu này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học thích được tham gia các hoạt động GT phong phú trong giờ học.

­HS được hoạt động thực hành giao tiếp nhiều hơn. Các em học bài đọc thông qua các tình huống GT, do đó các em được sống với thế giới bài đọc, được tiếp cận với nội dung ý nghĩa bài đọc bằng nhiều hình thức…từ đó rèn năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng huy động vốn sống và tri thức đọc­ hiểu để chiếm lĩnh tác phẩm ở các lớp thực nghiệm tốt hơn.

­Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với các lớp đối

chứng, số điểm trên trung bình (chiếm 96%) cao hơn kết quả đối chứng (chiếm 81%) là 15%. Nhiều văn bản được sản sinh sau quá trình đọc của HS thể hiện rõ tính sáng tạo, thể hiện được khả năng tiếp nhận bài theo hướng GT. HS có khả năng xác định được các nhân tố GT trong bài đọc, có khả năng GT với các nội dung văn bản, giao tiếp với nhân vật và với tác giả.Từ đó khả

năng hiểu ý nghĩa bài đọc tốt hơn.

2. Theo cách dạy thực nghiệm, giờ dạy phân môn Tập đọc sẽ thực hiện

tốt đồng thời cả mục đích dạy tiếng (phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc,

viết) lẫn mục đích rèn năng lực đọc hiểu theo lí thuyết GT. HS được sống

trong thế giới tác phẩm, được phát huy cao độ khả năng liên tưởng và trí tưởng tượng phong phú. Bên cạnh đó HS được học theo hướng thực hành GT

– điều đó sẽ giúp các em được tập giải quyết các tình huống có vấn đề và giúp các em phát triển kĩ năng sống.

Hoạt động dạy học của GV và HS trong giờ dạy thực nghiệm đa dạng, phong phú hơn bởi có sự kết hợp của một hệ thống các hình thức và thao tác dạy học đọc­ hiểu theo lý thuyết GT cho HS đáp ứng được mục đích, yêu cầu cụ thể của giờ dạy cũng như của phân môn tập đọc nói riêng, của bộ môn tiếng Việt nói chung trong nhà trường tiểu học. Đồng thời giúp nâng cao khả năng tiếp nhận của HS với bài đọc, chứng tỏ tính khả thi của hệ thống các kĩ năng hình thành cho HS đọc­ hiểu văn bản theo lý thuyết GT và các hình thức, thao tác vận dụng lý thuyết GT để HS tìm hiểu, cảm thụ bài đọc.

KẾT LUẬN

1. Đề tài “Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học

sinh lớp 4, lớp 5” của luận văn là một đề tài nghiên cứu ứng dụng, được hình

thành trên cơ sở lịch sử nghiên cứu và dạy học Tập đọc trong nhà trường Tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt tiểu học hiện nay. Qua tìm hiểu lịch sử về quan điểm giao tiếp được thể hiện trong nhà trường, các tác phẩm, bài báo nói về dạy học đọc­ hiểu, đặc biệt là việc tìm hiểu sự vận dụng lý thuyết GT trong xây dựng sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học đã cho thấy yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, phân môn Tâp đọc nói riêng đang rất được chú ý. Vấn đề dạy học Tiếng Việt theo hướng GT cũng đã được đặt ra và thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề dạy đọc­ hiểu theo lý thuyết GT cho HS tiểu học thì thực sự chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu. Vì vậy chúng tôi cho rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy học Tiếng Việt nói chung, trong dạy học đọc­ hiểu trong phân môn Tập đọc nói riêng.

2. Chúng tôi đã tìm hiểu các cơ sở lí luận về các vấn đề liên quan đến GT và GT ngôn ngữ, GT sư phạm và GT văn học. Chúng tôi cũng đi sâu làm rõ sự khác nhau giữa tác phẩm và văn bản, đồng thời tìm hiểu các đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi và khả năng GT của HS tiểu học từ đó có cơ sở khoa học để đưa ra những đề xuất, xây dựng những hệ thống kĩ năng ở chương sau. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu, khảo sát thực tế về chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt, cùng các tài liệu tham khảo khác kết hợp với khảo sát thực trạng việc vận dụng lý thuyết GT trong giờ dạy tập đọc ở một số trường tiểu học thuộc tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc. Qua những số liệu điều tra thực tế chúng tôi thấy có một thực tế là lý thuyết GT cũng được vận dụng trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tham khảo. Giờ dạy tập đọc cũng được tổ chức

theo hướng thực hành GT nhưng các quan hệ GT chủ yếu là quan hệ GT sư phạm, các quan hệ GT văn học chưa được khai thác tốt. HS chưa thực sự được sống trong thế giới tác phẩm, chưa được GT với nhân vật, với nhà văn…

3. Dựa trên những cơ sở đó chúng tôi đã đưa ra hệ thống các kĩ năng, những thao tác và hình thức cần rèn luyện để giúp HS đọc – hiểu bài tập đọc theo hường GT, đồng thời tiến hành thực nghiệm, đối chứng hiệu quả của các đề xuất. Từ đó, chúng tôi khẳng định rằng: Dạy học đọc­ hiểu theo hướng GT sẽ giúp HS tiếp nhận bài đọc tốt hơn, tích cực và sáng tạo hơn. Chúng tôi hi vọng hệ thống những kĩ năng, thao tác, hình thức giúp HS đọc ­ hiểu văn bản theo hướng GT mà chúng tôi đề xuất sẽ được các GV nghiên cứu, ứng dụng trong thực tiễn dạy học đọc ­ hiểu cho HS lớp 4, lớp 5. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống kĩ năng, hình thức, thao tác cụ thể hơn nữa và phù hợp với các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5 ở Tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình(1999), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

2. Hoàng Hòa Bình(1995),Vài suy nghĩ về cách dạy văn ở tiểu học, TC

giáo dục, số 6, tr.18

3. Hoàng Hòa Bình(2003), Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong

sách tiếng việt 2, TC giáo dục, số 73, tr.8

4. Lê Thị Thanh Bình (2003), Thực trạng dạy học tiếng Việt ở Tiểu học

và một số yêu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp, TC giáo dục, số 65, tr.24.

5. Trương Dĩnh (1992) , Giao tiếp ngôn ngữ và vấn đề dạy ngôn ngữ,

TC nghiên cứu giáo dục số 5

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật

ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội

7. Nguyễn Thị Hạnh (1999), Luận án tiến sĩ giáo dục, Rèn luyện kĩ năng

đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

8. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc (1985), Giáo trình tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Tạ Đức Hiển, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh (2005), Cảm thụ văn

tiểu học 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Phát triển năng lực đọc trong dạy học

Ngữ Văn, Tạp chí VH&TT số 7. Tr. 23­25

12. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (1996), Hỏi đáp về đổi mới phương pháp

dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2011), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học

14. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong

nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Mạnh Hưởng (2010), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Trại (1993), Bồi dưỡng học sinh giỏi

Tiếng Việt 5, Sở Giáo dục Đào tạo Bắc Hà.

18. Đinh Trọng Lạc (1996), Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập

đọc lớp 4, lớp 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phương Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh

(2002), Lí luận văn học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

20. Nhiều tác giả (2006), Sách giáo viên tiếng Việt lớp 4, lớp 5, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

21. N.X.Leytex, Năng lực trí tuệ và lứa tuổi, Ngô Hào Hiệp dịch, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

22. I.Lotman (1972), Phân tích văn bản thơ, Tiếng Nga, M

23. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt

ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Thị Minh Nguyệt (2006), Về vấn đề dạy tiếng Việt theo định

hướng giao tiếp, TC Giáo dục, số 151, tr.16­17

25. Chu Thị Phương (2003), Luận án TS, Những con đường đưa tác phẩm

văn chương đến với học sinh tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội

26. Lê Ngọc Trà (2011), Lí luận và văn học, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh

27. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm

28. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn (2004), Tìm vẻ đẹp bài văn ở tiểu

học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Trí (2005), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo

chương trình mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân và quan điểm của mình về nội dung điều tra phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi sau đây.

Họ và tên: ………... Trường: ………. Thâm niên công tác: ……….

Câu 1: Theo thầy (cô) mục đích của dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh

tiểu học là gì? (khoanh tròn chữ cái trước phương án thầy (cô) lựa chọn)

a. Luyện đọc b. Tìm hiểu bài

c. Kết hợp luyện đọc với tìm hiểu bài

Ý kiến khác:………... ………. Câu 2: Theo thầy (cô) việc dạy học theo lý thuyết GT có được áp dụng và áp dụng như thế nào trong dạy học đọc­ hiểu cho HS? Các thầy (cô) đã làm gì trong thực tế dạy học đọc hiểu cho HS theo lý thuyết GT?

a.Có b.Không

Ý kiến khác:……… ………. Câu 3: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, theo thầy (cô) việc quan trọng nhất là gì?

a. Học sinh trả lời được các câu hỏi trong SGK

b. Học sinh có khả năng phát hiện được từ ngữ, hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn bài tập đọc

c. Học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản theo lý thuyết giao tiếp (tiếp nhận bối cảnh, nhân vật, sự việc, đánh giá chi tiết nghệ thuật…)

Ý kiến khác:……….……… ……… Câu 4: Theo thầy (cô),hoạt động quan trọng nhất để giúp HS thực hành GT trong giờ tập đọc cho HS tiểu học là gì?

a. Luyện đọc thành tiếng cho HS b. Luyện đọc diễn cảm cho HS

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài qua hệ thống các câu hỏi đọc ­ hiểu

d. Ý kiến khác:………

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH

Em hãy vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân và quan điểm của mình về nội dung điều tra phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi sau đây.

Họ và tên: ……….………... Lớp: ………. Trường:……….

Câu 1: Em có thích học các giờ học thực nghiệm không? Vì sao em thích?

(khoanh tròn chữ cái trước phương án thầy (cô) lựa chọn)

a. Có b. Không

Lý do:………... ……… Câu 2: Em có thích các bài tập đọc trong SGK không? Em có thích được trò chuyện với chính nhân vật trong truyện, với chính tác giả hay được tham gia diễn kịch lại những câu chuyện trong bài tập đọc không ? Vì sao em thích?

a.Có b.Không

Lý do:………... ………

Câu 3: Dựa vào bài tập đọc Người ăn xin. T.V4, T1

­ Nếu em là cậu bé trong chuyện, em sẽ nói gì với ông lão ăn xin?

+ Trả lời:……….………... ..………..………. ­ Em hãy tả lại bằng lời hình ảnh đáng thương của ông lão ăn xin trong

+ Trả lời:……..………... ..……….

Câu 4: Dựa vào bài tập đọc Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca. T.V4,T1

­ Em hãy nói nột câu an ủi An­ đrây­ ca để bạn tránh khỏi mặc cảm tội lỗi.

+ Trả lời:……..………... ..……….

Câu 5: Dựa vào bài tập đọc Tuổi ngựa. T.V4,T2

­ Em hãy vẽ lại bằng lời bức tranh được miêu tả trong bài thơ?

+ Trả lời:……..………... ..……….

Câu 6: Dựa vào bài tập đọc Sắc màu em yêu. T.V5,T1

­ Em hãy viết một bức thư để cảm ơn tác giả vì đã sáng tác một bài thơ rất hay và ý nghĩa?

+ Trả lời:……..………... ..……….

Câu 7: Dựa vào bài tập đọc Tiếng rao đêm. T.V5,T2

­ Em hãy mượn lời của nạn nhân được anh thương binh cứu sống để thuật lại câu chuyện, thể hiện lòng khâm phục sự dũng cảm của anh đồng thời nói lời cảm ơn của em với anh thương binh?

+ Trả lời:……..………... ..……….

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 4 NỘI DUNG ... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY ĐỌC- HIỂU THEO LÝ THUYẾT GIAO TIẾP ... 10 1.1 Cơ sở lý luận ... 10 1.1.1 Giao tiếp và giao tiếp ngôn ngữ ... 10 1.1.2 Giao tiếp sư phạm và giao tiếp văn học ... 17 1.1.3 Văn bản và tác phẩm. ... 27 1.1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học lớp 4, lớp 5... 35 1.2 Cơ sở thực tiễn ... 40 1.2.1 Phân tích chương trình, SGK tiếng Việt phân môn tập đọc về nội dung đọc – hiểu. ... 40 1.2.2 Điều tra thực trạng việc vận dụng lý thuyết giao tiếp trong giờ dạy tập đọc ở một số trường tiểu học thuộc tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc ... 51 1.2.3 Ý nghĩa của việc dạy đọc – hiểu với việc rèn kỹ năng sống cho HS lớp 4, lớp 5 ... 57 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU CHO HS LỚP 4, LỚP 5 ... 62 2.1. Văn bản với tư cách là một sản phẩm giao tiếp ... 62 2.1.1. Rèn cho HS cách xác định ngữ cảnh của văn bản ... 62 2.1.2. Rèn cho học sinh khả năng xác lập lại các nhân tố GT trong văn bản .... 64 2.2. Văn bản với tư cách là phương tiện để nhà văn giao tiếp với bạn đọc. ... 70 2.2.1. Nhà văn giao tiếp với bạn đọc bằng hình tượng ... 70 2.2.2. Nhà văn giao tiếp với bạn đọc bằng các biện pháp nghệ thuật ... 73

2.3. Một số kĩ năng hình thành cho học sinh cách đọc hiểu văn bản theo lý

thuyết giao tiếp ... 75

2.3.1. Rèn cho học sinh cách tiếp nhận bối cảnh của các sự việc trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp ... 75

2.3.2. Rèn cho học sinh tìm hiểu nhân vật theo lý thuyết giao tiếp ... 86

2.3.3. Rèn cho học sinh cách tìm hiểu về sự việc theo lý thuyết giao tiếp ... 105

2.3.4. Rèn cho học sinh cách đánh giá từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp ... 109

2.3.5 Rèn cho học sinh cách xác định tình cảm, thái độ của nhà văn trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp ... 112

2.3.6 Rèn cho học sinh đọc diễn cảm để thể hiện kết quả cảm hiểu văn bản theo lý thuyết giao tiếp ... 115

2.3.7. Rèn cho học sinh cách đánh giá giá trị, ý nghĩa bài đọc theo lý thuyết giao tiếp ... 125

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 129

3.1. Mục đích thực nghiệm ... 129

3.2. Phương pháp thực nghiệm ... 129

3.3.Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ... 129

3.3.1.Tiêu chí lựa chọn đối tượng thực nghiệm ... 129

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ... 130

3.3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm ... 130

3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm ... 130

3.4.1. Lựa chọn bài dạy thực nghiệm ... 130

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)