thuật, biện pháp tu từ trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp
Như đã nói ở trên, nhà văn giao tiếp với các bạn đọc bằng các biện pháp nghệ thuật. Trong mỗi tác phẩm của mình nhà văn đã xây dựng một hệ thống các hình ảnh, các chi tiết nghệ thuật tác động mạnh mẽ đến ấn tượng, đến nhận thức cũng như tình cảm, thái độ của người đọc.
Rèn cho học sinh cách thưởng thức, đánh giá hình ảnh, chi tiết nghệ thuật và các biện pháp tu từ là công việc quan trọng trong việc dạy cách đọc hiểu văn bản theo lý thuyết GT, bởi bồi dưỡng năng lực đọc hiểu cho học sinh thực chất là bồi dưỡng năng lực chiếm lĩnh tác phẩm, là giúp các em làm chủ các điểm sáng thẩm mĩ, có khi chỉ là một chi tiết nghệ thuật hay một biện pháp nghệ thuật nhiều giá trị biểu cảm. Nhiệm vụ của giáo viên là tạo ra các hoạt động không chỉ giúp học sinh phát hiện ra các hình ảnh, các chi tiết nghệ thuât, các biện pháp tu từ mà còn tổ chức cho học sinh trao đổi, tìm hiểu sau đó phát biểu về cái hay, cái đẹp trong các hình ảnh, các chi tiết nghệ thuật, các biện pháp tu từ đó.
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau và các yếu tố này có vai trò quan trọng làm nên tính chỉnh thể. Tuy nhiên trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng có những yếu tố, chi tiết quan trọng hơn cả, có tác dụng tạo nên giá trị nghệ thuật cuả tác phẩm.
Ví dụ: Bài “Sầu riêng” của nhà văn Mai Văn Tạo có đoạn “Hoa sầu
bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta”.
Trong đoạn văn trên tác giả tập trung miêu tả hai hình ảnh là hoa và trái sầu riêng. Mỗi hình ảnh đều được làm sáng rõ bằng các biện pháp nghệ thuật: trong đó đáng chú ý nhất là biện pháp nghệ thuật so sánh. Hương hoa sầu riêng “thơm mát” như hương cau, hương bưởi. Những bông hoa kết thành từng chùm, màu tím ngắt. Cánh hoa được miêu tả rất rõ nét bằng cách so sánh với “vẩy cá”, với “cánh sen con”. Hình ảnh trái sầu riêng được so sánh rất độc đáo với hình ảnh của “những tổ kiến”, sự so sánh này gây ấn tượng mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc và đặc biệt còn cho thấy sức liên tưởng độc đáo của nhà văn. Đặc biệt chú ý đến chi tiết tác giả miêu tả màu sắc của hoa với từ “trắng ngà” không những chỉ thể hiện được màu sắc của hoa mà còn thể hiện được sự lan tỏa của màu, của hương và sự mơ hồ lan tỏa của tâm hồn người đứng ngắm sầu riêng.
Hay trong bài thơ “Mẹ” của Bằng Việt ( T.V4, tập 2 )
“Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế Khoai nướng ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà”.
Từ “ngọt lòng” là một chi tiết nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo của nhà
văn trong bài thơ này. Thường thường người ta hay gọi là “ngọt miệng” để chỉ tính chất ngọt nhưng ở đây nhà thơ lại dùng từ “ngọt lòng” nhằm diễn tả một cách sâu sắc lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ chiến sĩ với những đứa con và lòng biết ơn sâu nặng của người con chiến sĩ đối với mẹ.
Trong văn bản nghệ thuật, tín hiệu nghệ thuật thường nẳm trong những chi tiết từ giàu sắc thái biểu cảm, những từ mang nghĩa bóng, từ chuyển nghĩa thể hiện dưới hình thức điệp ngữ, đảo ngữ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
Ví dụ: Trong bài “Hạt gạo làng ta” Trần Đăng Khoa (T.V 5, tập 1),
nhà thơ đã lặp đi lặp lại hình ảnh “hạt gạo làng ta” và kết thúc bằng quan
niệm “hạt gạo” - “hạt vàng” để nhấn mạnh sự quý giá của hạt gạo sự quý giá
của những công sức láo động tạo ra những tài sản vô giá phục sự đời sống. Hình ảnh so sánh chìm:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm)
So sánh hình ảnh con quý giá như ánh mặt trời hàng ngày chiếu sáng nuôi dưỡng cuộc sống vạn vật trên trái đất. Hình ảnh so sánh này trở thành một điểm sáng nghệ thuật, và trở thành một hình ảnh có giá trị biểu hiện rất lớn tình yêu thương của mẹ dành cho con, khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng. Hay hình ảnh dòng sông quê hương đã trở nên thật sống động, hấp dẫn trong mắt bạn đọc nhờ tác giả đã khéo léo dùng hình thức tu từ nhân hóa. Hình ảnh dòng sông lúc này hiện lên như một nét duyên dáng với những chiếc áo nhiều màu sắc.
“Dòng sông mới đẹp làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha”
Như vậy khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh phải nhận ra được các hình ảnh, các chi tiết nghệ thuật và các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng. Hiểu được dụng ý của tác giả khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật này sẽ giúp học sinh tìm ra được vẻ đẹp thẩm mỹ của bài đọc, từ đó nâng cao sự hiểu biết, sự cảm nhận, và tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh được thâm nhập vào đời sống của tác phẩm. Muốn nhận ra được vẻ đẹp các hình ảnh, các chi
tiết nghệ thuật, đặc biệt là các biện pháp tu từ, ngoài kĩ năng quan sát, phát hiện, học sinh còn cần có những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ tiếng Việt để thấy được giá trị của các biện pháp nghệ thuật và hiểu tác giả đã sử dụng các biện pháp đó nhằm mục đích gì?