Rèn cho học sinh cách tìm hiểu về sự việc theo lý thuyết giao tiếp

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 105)

Việc rèn cho học sinh cách tìm hiểu vế sự việc là một việc làm rất cần thiết giúp học sinh đọc hiểu bài đọc theo lý thuyết GT. Rèn cho học sinh biết tìm hiểu về sự việc là giúp học sinh phát hiện ra các sự việc, đồng thời biết thuật lại diễn biến của các sự kiện kết hợp với việc lồng ghép cả những đánh giá, những mong muốn thay đổi các sự việc cho phù hợp với nhận thức cũng như mong muốn của từng học sinh.

*) Với các bài đọc có nội dung là các câu chuyện

Sự việc là yếu tố tạo nên cốt truyện vì vậy tìm hiểu diễn biến sự việc là tìm hiểu nội dung truyện. Mỗi cốt truyện bao gồm chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể, có trình bày,thắt nút, phát

triển, cao trào, mở nút (tức là phải có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu, điểm kết thúc).

Ví dụ: Trong truyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (Tô Hoài T.V L4 – Tập

1) bao gồm chuỗi các sự kiện sau:

-Dế mèn gặp chị nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.

-Dế mèn gạn hỏi, nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bon nhện ức hiếp và đòi ăn thịt

-Gặp bọn nhện, Dế lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây không được hãm hại nhà Trò.

-Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, chị nhà Trò được tự do.

Các sự việc trên được sắp xếp hợp lý theo trình tự các hành động của Dế mèn giúp chị Nhà Trò được tự do. Học sinh nắm được chuỗi các sự việc này nghĩa là đã nắm được nội dung của cả bài đọc. Học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát về nội dung bài đọc. Học sinh sẽ có nguyên liệu để thể hiện sự sáng tạo của mình qua cách kể lại nội dung bài đọc. Hướng dẫn học sinh thuật lại nội dung câu chuyện là giúp học sinh giao tiếp với các sự kiện của câu chuyện. Muốn hoạt động GT đạt hiệu quả thì giáo viên không nên tổ chức cho học sinh trả lời một chuỗi câu hỏi để kể các sự kiện mà nên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để tập tìm ra cốt truyện và để các em hiểu biết các vể nhân vật, về tính cách nhân vật trong truyện. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện kể lại câu chuyện trong bài đọc theo ý hiểu của mình. Giáo viên khuyến khích học sinh có thể kể trung thực lại toàn bộ câu chuyện, có thể thay đổi kết thúc câu chuyện hoặc các sự việc câu chuyên theo ý muốn và giải thích vì sao mình làm như thế? Ví dụ: Trong câu chuyện một vụ đắm tàu TV5 – Tập 2 các em có thể thay kết thúc câu chuyện không để Ma­ri­ô phải chết. HS có thể dựng lên chi tiết là may mắn lại có một xuồng nhỏ của các ngư dân tiến đến

và cứu Ma­ri­ô. Vì theo các em Ma­ri­ô rất dũng cảm và tội nghiệp không muốn nhân vật phải hi sinh.

Khi dạy cho học sinh thực hiện các dạng bài tập đọc ­ hiểu như trên, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số kiến thức về kể chuyện – Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả của hành động thuật lại câu chuyện.

Trước hết phải chú ý học sinh đến các biện pháp kể chuyện làm cho câu chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn người nghe.

Muốn kể chuyện được tốt phải nắm được cốt truyện, nhân vật và tính cách các nhân vật trong truyện. Nhân vật là hình thức khái quát đời sống nên khi đọc tác phẩm cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật.

Khi kể chuyện cần phải sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo trình tự, khi có được sự sắp xếp hợp lý cần chọn cách mở đầu và kết thúc truyện cho hay, khéo léo thì mới thu hút người nghe, người đọc muốn theo dõi câu chuyện.Trong quá trình kể chuyện cũng cần phải biết cách tạo ra điểm nút và cách tháo gỡ điểm nút trong câu chuyện sao cho thú vị bất ngờ và hợp lý. Ngoài ra, khi kể chuyện còn cần phải có nghệ thuật và giọng kể chuyện về: Sắc thái giọng, là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ, tình cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc, kể của mình. Sắc thái có thể: vui tươi, trang trọng, hóm hỉnh, trong sáng tha thiết. Ví dụ: khi kể chuyện “Nỗi dằn vặt của An­đrây­ca”, T.V 4, tập 1 giọng của cậu bé phải được kể bằng giọng xuống, giọng trầm mang tính chất thể hiện sự hối hận của cậu bé với ông mình như trong đoạn: “Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nức lên. Thì ra ông đã qua đời”. “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết…” hay “mãi sau này em vẫn luôn tự dằn vặt: giá mình mua thuốc về kịp thì ông sống thêm được ít năm nữa”.

Trong quá trình kể chuyện, người kể lại phải chú ý tới ngôi kể. Ngôi kể sẽ ảnh hưởng đến giọng kể và sự sắp xếp các sự kiện, chi tiết trong chuyện, ảnh hưởng đến cách thể hiện ý nghĩa câu chuyện được kể. Có hai vị trí giao tiếp giữa người kể và chuyện được kể: vị trí thứ nhất, người kể đứng ngoài nhìn vào hay đứng trên nhìn xuống câu chuyện. Người ta gọi cách này là chuyện được kể theo ngôi thứ ba. Vị trí thứ hai, người kể hiện diện trong câu chuyện, là một thành viên của câu chuyện và kể lại câu chuyện. Người ta gọi cách kể này là chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Kể chuyện còn phải hướng đến người nghe, kể chuyện là giao tiếp với người nghe bằng câu chuyện kể.

*) Về các bài đọc là các bài thơ

Trong các bài thơ đặc biệt là thơ trữ tình thì các sự việc rất ít, chủ yếu là cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình lại không có lời thoại nhân vật vì vậy khi tìm hiểu các sự việc trong thơ chủ yếu học sinh có thao tác tả lại thuật lại các sự việc diễn ra trong bài thơ. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu bằng cách yêu cầu tưởng tượng thuật lại nội dung nói và trình tự nói cuả nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Ví dụ: Trong bài những cánh buồm (Hoàng Trung Thông TV5 – Tập 2 ), học sinh có thể tập kể lại cuộc nói chuyện của hai cha con. Lời người con được kể với giong hồn nhiên, các câu hỏi “Cha ơi, sao ở biển chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy có nhà, có cây, và người sinh sống ở đó?” thì được kể với giọng cao, tỏ ý nghi vấn. Giọng của người cha thì trầm ấm, trìu mến và có cả sự tự hào ở những câu cuối “Con ạ, cha cũng từng có những ước mơ được khám phá những vùng đất mới, được mở mang hiểu biết. Hôm nay thấy con cũng có những ước mơ như vậy, cha thật tự hào. Con hãy cố học thật giỏi, tri thức sẽ là cánh buồm trắng đưa con đi đến chân trời mới”.

Nhìn chung, thao tác tìm hiểu về sự việc theo lý thuyết GT là thao tác giúp HS có cơ hội GT với không chỉ những sự việc trong truyện mà hoạt động

tả lại, thuật lại còn giúp học sinh giao tiếp với nhân vật, đi sâu vào thế giới tâm hồn, tình cảm của nhân vật đồng thời thể hiện được những mong muốn, những đánh giá của mình thông qua cách tạo ra những sự khác biệt về kết thúc hoặc diễn biến sự việc. Từ đó học sinh sẽ được sống với thế giới của bài đọc, lĩnh hội được rõ nội dung câu chuyện một cách tích cực và lý thú hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 105)