Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 129)

­ Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, đánh giá những kết luận đã rút ra từ việc lựa chọn và đề xuất hệ thống các kĩ năng, thao tác, hình thức vận dụng lí thuyết GT trong dạy học đọc­ hiểu cho HS Tiểu học

­ Thực nghiệm thăm dò và đối chứng từ những phản hồi của GV và HS là cơ sở thực tế để chúng tôi điều chỉnh bổ sung cho giả thuyết khoa học và kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong chương 2. 3.2. Phương pháp thực nghiệm

­Phương pháp khảo sát điều tra tình hình thực tế dạy học bằng cách trao

đổi trưng cầu ý kiến chuyên gia (qua phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên), phát

phiếu thăm dò bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm với HS.

­ Soạn thiết kế dạy học thể nghiệm; thống nhất thiết kế bài học thực nghiệm với GV; dự giờ, rút kinh nghiệm cùng GV sau mỗi giờ dạy

­Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.3.Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.3.1.Tiêu chí lựa chọn đối tượng thực nghiệm - Về phía học sinh:

+ Lớp thực nghiệm và đối chứng phải đa dạng về trình độ và học lực. + Lựa chọn hai đối tượng học sinh: đối tượng HS ở vùng quê, và đối tượng HS ở thành phố để thấy được khả năng giao tiếp cũng do môi trường sống tác động.

- Về phía giáo viên:

Các GV dạy thực nghiệm và đối chứng phải tương đương nhau về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với HS lớp 4, lớp 5 tại các trường Tiểu học Kì Bá­ Thành phố Thái Bình, trường Tiểu học Lê Lợi­ Huyện Kiến Xương­ Thái Bình, trường Tiểu học Ngọc Thanh­ Vĩnh Phúc.

3.3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm

Các trường tiểu học được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm sư phạm nằm trên những địa bàn điển hình tiêu biểu cho các địa bàn thành phố, nông thôn thể hiện tính đa dạng, toàn diện của đối tượng và địa bàn khảo sát.Chúng tôi thực nghiệm tại các lớp của một số trường tiểu học. Trường tiểu học Kì Bá (Thái Bình) (5A/ 5D, 4B/4C), trường tiểu học Lê Lợi (Thái Bình) ( 5B/ 5C, 4A/4D), trường tiểu học Ngọc Thanh (Vĩnh Phúc) ( 5A/ 5C, 4A/4C) .

­ Thời gian thực nghiệm: năm học 2010­2011

3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.4.1. Lựa chọn bài dạy thực nghiệm

Để thực hiện mục đích thực nghiệm cho đế tài của luận văn, chúng tôi lựa chọn hai bài học tập đọc (thể loại thơ và truyện ) trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, lớp 5.

­ Chuỗi ngọc lam, Phun­tơn O­xlơ, Nguyễn Thế Hiển dịch (T.V5, tập 1)

­ Nếu chúng mình có phép lạ, Định Hải (T.V4, tập 1)

Với thể loại thơ trữ tình, chúng tôi tập trung khai thác quan hệ GT giữa người đọc với hình tượng tâm trạng, hình tượng cảm xúc qua ngôn ngữ và hình ảnh. Ở thế loại truyện tự sự, chúng tôi lại hướng HS tiếp xúc với các chi tiết, sự kiện cấu thành nên hình tượng và mối quan hệ giữa các hình tượng với

nhau. Đối với bài học văn học Việt Nam chú ý sắc thái biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ trong khi ở các bài học về văn học nước ngoài (qua bản dịch) khai thác nhiều hơn ở hệ thống tình tiết, sự kiện.

3.4.2.Định hướng thiết kế giáo án thực nghiệm

Giáo án dạy học các bài tập đọc theo lý thuyết GT cũng cần tuân thủ theo quy trình chung, nhưng phần đọc­ hiểu được xây dựng theo định hướng GT, chú trọng mối quan hệ giữa người đọc và HS. Chúng tôi xây dựng giáo án thể hiện được:

­ Tạo các tình huống GT để trao đổi giữa HS với GV, giữa HS với nhau. ­ Tạo tình huống cho HS giao tiếp với văn bản, tái tạo nội dung văn bản, GT với nhân vật và với tác giả.

­ Có hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá mức độ tiếp nhận bài đọc của HS theo các bước nhận thức của quy trình dạy học.

3.4.3. Thiết kế giáo án dạy học tập đọc theo định hướng GT

GIÁO ÁN SỐ 1 CHUỖI NGỌC LAM

(Thời gian 40 phút) A- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kĩ năng:

Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc l­u lo¸t, đọc thầm, đọc lướt , đọc diễn

cảm toàn bài .Trong bài này cần đọc đúng các từ khó dễ lẫn như: Pi-e, ngọc

lam, Nô-en, Gioan, rạng rỡ, năm nay, làm lại, giáo đường,…ngắt nghỉ hơi

đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

­ Biết tóm tắt văn bản

­ Nhận biết được thể loại của văn bản đọc.

­ Học sinh biết cách đọc văn bản kể chuyện (biết phân biệt lời của

người dẫn truyện, lời của các nhân vật, biết cách đọc đúng thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: Cô bé ngây thơ hồn nhiên; Chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.)

2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện (ca ngợi ba nhân vật trong truyện là

những con người có tấm lòng nhân hậu, khẳng định hạnh phúc sẽ đến với những con người biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.)

3. Thái độ:

Yêu quý những người có lối sống tốt đẹp và có ý thức học tập những nhân vật trong truyện luôn sống tốt, và biết giúp đỡ mọi người.

B- CHUẨN BỊ ­ Giáo viên:

+ Chuẩn bị tranh minh họa bài học ở trang 132 sách giáo khoa (có thể phóng to)

+ Bảng phụ để chép những từ khó, dễ lẫn, những câu văn trong bài cần luyện đọc cho học sinh.

+Dùng phấn màu để ghi đầu bài và những từ cần nhấn mạnh, giải nghĩa. + Có thể chuẩn bị trang phục để học sinh đóng kịch.

­ Học sinh :

Đọc kĩ bài ở nhà và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc GV giao cho.

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Kiểm tra bài cũ: (3 phót).

­ Gọi 2 HS đọc nối tiếp bµi: Trồng rừng ngập mặn

­ Từng HS nêu nội dung chính của từng đoạn ­ Một HS nêu nội dung chính của cả bài ­ GV nhận xét, cho điểm

II. Dạy bài mới: (37 phót).

1. Giới thiệu bài:

­ GV hỏi HS: các em có thể kể một số những hành động của những người xung quanh làm cho em cảm động.

(Hành động dũng cảm bắt cướp, hành động từ thiện, hành động quan tâm người già cả, ốm đau).

Ai trong chúng ta cũng đều cần phải biết sống yêu thương và giúp đỡ người khác.

Câu chuyện Chuỗi ngọc lam là câu chuyện cảm động về tình cảm của

con người với nhau. Đây là câu chuyện mở đầu chủ điểm vì hạnh phúc con người­ một chủ điểm đậm chất nhân văn.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài (35’) 2.1. Luyện đọc

­ Yêu cầu học sinh chia đoạn. Bµi văn chia làm 2 đoạn

Đ2: Còn lại

­ Giáo viên yêu cầu một em đọc tốt đọc diễn cảm toàn bài ­ GV nhận xét cách đọc hoặc đọc mẫu một số câu quan trọng

­ GV hướng dẫn HS đọc những từ khó như trên đặc biệt là những từ phiên âm tiếng nước ngoài như Pi­e, Gioan, Nô­en… Căn cứ vào nội dung bài đọc để phân biệt và thể hiện giọng đọc cho phù hợp: giọng người kể đọc nhẹ nhàng, giọng em bé hồn nhiên, ngây thơ , vui vẻ; giọng của Pi­e điềm đạm, tế nhị, giọng của cô chị thì lễ phép, nhỏ nhẹ, thật thà. Câu kết truyện nên đọc chậm rãi, nhiều cảm xúc.

­ Giúp HS giải nghĩa từ giáo đường, có thể dùng tranh minh họa để làm HS hiểu rõ hơn.

­ Hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn hoặc đọc phân vai. ­ GV đọc diễn cảm cả bài văn.

2.2. Tìm hiểu bài

Đoạn 1: Cuộc trao đổi giữa Pi-e và cô bé

* HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Cô bé Gioan mua chuỗi ngọc để tặng ai? Cô bé có đủ tiền không? Chi tiết nào ư cho biết điều đó?

(Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ Nô­en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.

Cô bé không đủ tiền. Chi tiết được thể hiện qua hành động Pi­e gỡ giá của vòng cổ trước khi bán và chi tiết bạn nhỏ chỉ có một nắm tiền xu.)

+ Ý chính của đoạn một là gì?

­ GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra ý chính của đoạn một (Đoạn này nói lên tình cảm của bạn Gioan đối với người chị đã nuôi mình khôn lớn)

­ Qua đoạn này có thể hỏi HS một câu hỏi giúp HS được GT với nhân vật, xây dựng hình ảnh nhân vật đồng thời có thể bày tỏ tình cảm với nhân vật bạn Gioan

+ Theo em bạn Gioan là người như thế nào? Nếu có người hỏi về đặc điểm hính dáng, tính cách của bạn Gioan em sẽ miêu tả như thế nào ?

(HS có thể nói những liên tưởng của mình về hình ảnh cô bé Gioan nhỏ bé, ngây thơ, với mái tóc vàng, đôi mắt xanh trong, nụ cười hồn nhiên trong sáng. Trang phục giản dị nhưng sạch sẽ.Cô bé có tình yêu thương sâu sắc với chị mình và rất biết quan tâm, biết đem niềm vui đến cho chị khi đi mua quà cho chị nhân ngày giáng sinh.)

Đoạn 2: Cuộc đối thoại giữa Pi­e và chị cô bé

­ Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2 và trả lời câu hỏi + Chị của bạn Gioan đã tìm gặp Pi – e làm gì ?

(Chị của bạn Gioan gặp chú Pi-e hỏi xem có đúng bạn Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Vì sao anh lại bán cho bạn ấy?)

+Vì sao Pi –e nói rằng bạn Gioan đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ? (Vì bạn Gioan đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà bạn có, bằng tất cả tình yêu mà bạn giành cho chị của mình.)

­ Sau khi học xong đoạn này GV có thể hỏi thêm những câu hỏi bổ sung như:

+ Sau khi tìm hiểu bài em thấy những nhân vật trong truyện này có điều gì đáng để em học tập ? Hãy phát biểu cho các bạn cùng khác nghe.

(Cả ba nhân vật trong truyện đều là những người tốt bụng, nhân hậu biết đem niềm vui đến cho người khác, không tính toán thiệt hơn. Cụ thể: người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em bé dùng hết số tiền tiết kiệm của mình để mua quà tặng cho chị nhân ngày Nô­ en. Chú Pi­e tốt bụng muốn mang lại

niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy giá tiền để bé Gioan vui vì mua được chuỗi ngọc. Người chị biết em mình không thể mua nổi chuỗi ngọc nên muốn tìm chủ hàng để trả lại,... những con người ấy thật nhân hậu, trung thực đáng để chúng ta học tập. )

+ Nếu được dựng câu chuyện trên thành kịch để biểu diễn, em sẽ dựng khung cảnh sân khấu như thế nào? Hãy nói cho các bạn cùng nghe.

(HS có thể tưởng tượng khung cảnh sân khấu là một cửa hàng trang sức, có cây thông Nô­en được trang trí đèn nhấp nháy, có nhiều người qua lại, xem hàng,…)

+ Nếu chọn người đóng vai nhân vật bạn Gioan em sẽ chọn người như thế nào ? Em dự định hóa trang cho nhân vật như thế nào? Em có dặn dò gì họ trước khi lên sân khấu không?

(Lúc này HS sẽ nói về cách chọn nhân vật dựa trên những hiểu biết của mình về đặc điểm, tính cách của nhân vật như chọn bạn có vóc người nhỏ nhắn, dễ thương để đóng bé Gioan, bé Gioan sẽ mặc một bộ váy len ở nhà đơn giản, khoác áo choàng ,đội tóc giả màu vàng, tay cầm một bọc nhỏ tiền xu.

Trước khi lên sân khấu, có thể dặn dò cô bé đóng vai Gioan diễn tả lời nói, hành động tinh nghịch, hồn nhiên. Lúc lựa chọn món quà thì tở rõ vẻ bối rối, băn khoăn, và đặc biệt phải diễn tả thật xúc động niềm vui sướng tột cùng của cô bé khi mua được món qua tặng người chị yêu quý của mình…)

­ Yêu cầu HS thảo luận để nêu nội dung bài, GV nhận xét, ghi bảng. Và học sinh đọc lại nội dung

*Nội Dung: Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những con người

có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người

2.3. Luyện đọc diễn cảm

­ GV đọc mẫu lại cho HS rồi yêu cầu HS phân vai đọc.

­ GV cho HS đọc theo nhóm nhỏ 4 nhân vật, sau đó cho thi đọc diễn cảm giữa các nhóm

­ GV tổ chức cho HS diễn kịch, dùng lời thoại của các nhân vật để diễn lại câu chuyện.

Hoặc GV cho HS kể lại truyện bằng lời của nhân vật Gioan hoặc Pi­e. 3. Củng cố, dặn dò

­ GV giao bài tập về nhà cho học sinh. VD :

+ Em có thích phần kết của câu chuyện không ? Nếu được viết thư cho tác giả để nói về kết thúc của câu chuyện em sẽ viết gì ? Hãy nói cho các bạn cùng nghe.

(HS có thể giả định một kết thúc khác cho câu chuyện, viết thư cho tác giả thể hiện niềm yêu thích với câu chuyện, với các nhân vật và trình bày mong muốn câu chuyện viết tiếp chuyện tình của Pi­e và chị bé Gioan, họ sẽ có hạnh phúc gia đình, bé Gioan có một người anh rể, quan tâm chăm sóc mình như người cha…)

­ Yêu cầu nhắc lại nội dung chính của truyện

­ Yêu cầu HS rút ra bài học và liên hệ hoạt động bản thân sau khi học xong bài đọc

(Bài đọc rèn cho học sinh KNS biết yêu thương và có lòng nhân ái) ­ Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta.

GIÁO ÁN SỐ 2 Nếu chúng mình có phép lạ

(Thời gian 40 phút) A-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kĩ năng:

­ Đọc trơn cả bài, đọc đúng nhịp thơ.

­ Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.

2. Kiến thức:

Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

3. Thái độ:

Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó.

B- CHUẨN BỊ ­ Giáo viên :

+ Chuẩn bị tranh minh họa bài học ở trang 76 sách giáo khoa (có thể phóng to)

+ Bảng phụ để chép những từ khó, dễ lẫn, những khổ thơ trong bài cần luyện đọc cho học sinh. (khổ 1 và khổ 4)

+ Dùng phấn màu để ghi đầu bài và những từ cần nhấn mạnh, giải nghĩa. ­ Học sinh :

Đọc kĩ bài thơ ở nhà và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc GV giao cho.

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Kiểm tra bài cũ: (3 phót).

­ GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc (hoặc dựng hoạt cảnh) 2 màn của vở kịch ở Vương Quốc Tương Lai

­GV nhận xét, cho điểm II.Dạy bài mới: (37 phót).

1. Giới thiệu bài: (1’)

­ GV nêu câu hỏi dẫn dắt bài học + Ước mơ của em là gì?

(HS có thể giơ tay trình bày mơ ước của mình là sẽ trở thành phi công, được nhiều điểm 10, được bố mẹ thưởng, được đi công viên, được lên vũ trụ, được lái ô tô…)

­ GV nhận xét và giới thiệu bài : Ai trong chúng ta cũng có những ước

mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các bạn nhỏ trong bài thơ Nếu chúng mình

có phép lạ của nhà thơ Định Hải cũng có những ước mơ rất đặc biệt và cao

đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài thơ để khám phá xem những ước mơ đó là gì nhé.

2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 2.1. Luyện đọc (10’)

- Bài thơ chia làm mấy khổ?

(Bài thơ chia làm 5 khổ. Cứ 4 câu chia thành một khổ, riêng đoạn cuối đặc biệt được cấu tạo bởi 2 câu thơ.)

­ Yêu cầu bèn HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ­ đọc 2, 3 lượt. GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho học sinh.

­ Chú ý cách ngắt nhịp thơ và các từ cần đọc nhấn giọng trong khổ 1và khổ 4

Nếu chúng mình / có phép lạ

Bắt hạt giống/ nảy mầm nhanh

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)