Cốt truyện lắp ghép

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 111)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

3.2.3Cốt truyện lắp ghép

Tìm hiểu loại hình cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai, bên cạnh kiểu cốt truyện sự kiện-tâm lý, nhà văn còn sử dụng nghệ thuật đồng hiện, kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức lắp ghép..là những vấn đề còn khá mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam.

Trong thi pháp cốt truyện hiện đại, cốt truyện được hình thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ của tác giả. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, tạo nên sự đa dạng trong tính cách nhân vật. Kiểu cốt truyện lắp ghép nhằm thể hiện các

sự kiện cũng như nội tâm của nhân vật không theo một mạch nhất định mà tuân theo chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kiểu cốt truyện này có thể đảo lộn trình tự không gian, thời gian.

Là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tạo, Chu Lai đã có những cố gắng trong việc làm mới bút pháp. Có thể xem, Cuộc đời dài lắm của Chu Lai là sáng tạo của nghệ thuật lắp ghép. Một trong những mạch chính của tiểu thuyết là mối tình trắc trở của Vũ Nguyên và Hà Thương. Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật là cuộc sống của người công nhân rừng cao su với những bất cập thời mở cửa, là mối quan hệ tay ba giữa Vũ Nguyên- Hà Thương-vợ Vũ Nguyên.

Qua khảo sát các sáng tác của Chu Lai, chúng tôi nhận thấy, nhà văn rất có tài trong việc khắc họa được những tình huống điển hình. Với những tình huống điển hình như vây, mục đích của tác giả không chỉ nhằm vào sự phát triển của cốt truyện mà còn nhằm đưa ra những quan niệm về những mâu thuẫn và phức tạp trong diễn biến tâm trạng của con người. Đặc điểm nổi bật của tình huống truyện trong sáng tác của Chu Lai là tính chất kích nổ_ tình huống trước gây kích thích tạo ra tình huống tiếp theo sau, cái sau căng thẳng hơn cái trước và quyết liệt hơn cái trước dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ không thể ngăn cản được.

Trong cuốn tiểu thuyết này, tác giả cũng xây dựng được một tình huống gây nhiều thắc mắc. Mở đầu truyện được bắt đầu bằng thời điểm hiện tại với tình huống giám đốc Vũ Nguyên bị bắt. Tuy nhiên, điều gây tò mò cho người đọc là sự chủ động trong quá trình tiếp nhận thông tin, thậm chí anh đã có linh tính sẵn về chuyện đó "sự linh cảm về một nỗi bất hạnh nào đó trong thế giới

vô thức mù mờ của anh đã xảy ra". Sau sự kiến có tác dụng dẫn dắt, gợi mở

cho một loạt chuỗi các sự kiện tiếp sau này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đan xen thời gian thông qua quá trình suy tư của nhân vật.

Tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm cùng chung một mô hình thời gian với Ăn mày dĩ vãng, cũng được xây dựng trên hai trục thời gian: quá khứ và hiện

tại. Hai tuyến thời gian có sự đan cài, bổ sung cho nhau trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Thời gian quá khứ là khoảng thời gian Vũ Nguyên sống trong quân ngũ và sau đó được điều về làm Giám đốc Nông trường rồi Giám đốc Công ty cao su, còn hiện tại là thời gian Vũ Nguyên đang phải ngồi tù. Truyện được bắt đầu từ thời gian hiện tại khi Vũ Nguyên đang ngồi trong tù ngẫm nghĩ về những việc mà mình đã trải qua, về những con người từng gắn bó, về "những mảnh đời anh đã trải qua lại cứ xôn xao sống dậy, đứt quãng,

chắp nối, tranh cướp, chen lấn, gầm ghì trong anh tan nát thế này…"[9, tr10].

Quãng thời gian ngồi tù là khoảng thời gian nhân vật cứ đi về giữa hai miền thời gian: quá khứ và hiện tại. Hiện tại là cuộc sống trong tù với bốn bức tường khép kín. Chính sự bí bách về không gian, sự buồn chán đã tác động mạnh vào tâm trí anh khiến anh bắt đầu nhớ lại. Anh nhớ lại những tháng ngày đã qua và so sánh với hiện thực mà bản thân đang vấp phải. Là một người lính trở về sau chiến tranh, nghe theo lời bố mẹ anh lấy một người mà gia đình đã chọn sẵn cho. Cuộc sống gia đình mỗi ngày càng trở nên bí bách hơn khi càng ngày giữa hai vợ chồng là một khoảng trống. Hết yêu nhưng vẫn phải sống vì đứa con. Để rồi sự xuất hiện của cô giáo dạy tiếng anh Hà Thương đã khiến cuộc đời anh xuôi theo một ngã rẽ khác. Những thăng trầm, chìm nổi của nhân vật Vũ Nguyên đều xuất phát từ hình bóng mang tên Hà Thương.

Phải đến khi đã ở trong tù, Vũ Nguyên mới có đủ thời gian và tỉnh táo để suy xét về những điều đã xảy ra đối với mình, về những con người đã từng gắn bó vào cuộc đời mình.

Như vậy, trật tự thời gian bị xáo trộn, quá khứ - hiện tại - tương lai xen kẽ nhau, lồng vào nhau không theo trật tự của thời gian tuyến tính tự nhiên thông thường mà tuân theo trật tự của hồi ức, liên tưởng, cảm xúc của nhân vật. Với việc sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian, Chu Lai đã tạo ra được một sự đối sánh giữa quá khứ và hiện tại, từ đó càng cảm nhận được sâu sắc sự đổi thay của kiếp người theo sự trôi chảy của thời gian. Vũ Nguyên trong quá khứ từng là một đại đội trưởng trinh sát cừ khôi; một Giám đốc có vẻ

ngoài thư sinh, cái miệng cười con gái, là niềm tự hào của rừng cao su nơi đây. Còn hiện tại anh đang ở trong tù suy ngẫm. chiêm nghiệm lại quãng đời đã qua chỉ với "bốn mươi cân thể xác".

Sử dụng biện pháp đồng hiện thời gian, Chu Lai đã tái hiện được sống động những chặng đường đời khác nhau trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Trên các chặng đường đó giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về chiều hướng con đường đời của nhân vật, hiểu hơn những vấp ngã trên đường đời của họ. Đặc biệt chính thủ pháp đan xen giữa quá khứ - hiện tại trong tác phẩm đã cho bạn đọc thấy được một hiện thực bề bộn, ngổn ngang khúc xạ qua cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật.

Khi đọc tiểu thuyết Chu Lai, người đọc rất dễ nhận thấy các nhân vật chính đều sống trong những mảng quá khứ - hiện tại đan xen. Do vậy, nhân vật được đặt trong sự lắp hồi ức, những ám ảnh vô thức của nhân vật. Trong

Cuộc đời dài lắm, thời gian tâm trạng của Vũ Nguyên thường được tái hiện ở

không gian trại giam. Chính trong không gian tù túng này, thời gian càng trở nên nặng nề, kéo dài triền miên. Đó là khi nhân vật bắt đầu "thấy thèm nắng,

thèm gió và thèm được nhìn ngắm mặt người…Những bộ mặt người mà khi còn ở ngoài đời, anh bắt đầu thấy ghê sợ…"[9, tr38]. Để rồi nhân vật tự rút ra

một nhận định: "Người với người là địa ngục…".Nhân vật sống lại quá khứ cũng chính bằng hồi ức, kí ức. Từ không gian nhà tù, Vũ Nguyên ngược thời gian trở về quá khứ, khi mình vẫn còn được tự do, lúc đang hăng say với khát vọng cống hiến cho rừng su, cho con người nơi đây. Cả cuộc đời mình, Vũ Nguyên đều dành trọn cho sự đổi thay của vùng đất nơi này. Mọi tâm huyết anh đổ ra nhằm mong muốn "cuộc sống rừng cây, cuộc sống người thợ sẽ mỗi

ngày mỗi sáng sủa hơn"[9, tr64]. Nhớ lại cả một chặng đường đời mà mình đã

đi, những nhọc nhằn mà mình đã trải qua. Và mỗi khi nhớ về quá khứ thì hình ảnh của Hà Thường lại hiện về trong nỗi xót xa, day dứt nơi anh.

Sử dụng cốt truyện lắp ghép với sự đan xen của quá khứ - hiện tại trong tác phẩm đã tạo cảm giác về một hiện thực bề bộn, ngổn ngang khúc xạ vào cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật.

KẾT LUẬN

Chu Lai là một trong số không nhiều tác giả đương đại mà mỗi sáng tác của ông luôn gây sự chú ý và xôn xao đối với những người quan tâm đến văn học. Thông qua các sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Là tác giả của gần hai chục cuốn tiểu thuyết, trong đó có nhiều cuốn từng tạo được sự chú ý của dư luận như: Nắng đồng bằng, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần, Phố, Cuộc đời dài lắm…nhà văn đang từng bước khẳng định được vị trí,

tầm ảnh hưởng của mình đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Làm nên phong cách Chu Lai hôm nay phải kể đến cả một hành trình phấn đấu không ngừng nghỉ trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Qua những vấn đề nghiên cứu trong luận văn Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai, chúng tôi nhận thấy:

Sự đổi mới về xã hội và văn học đặc biệt là sự đổi mới ở thể loại tiểu thuyết là những tiền đề quan trọng cho các nhà văn được tự do sáng tạo, tự do thể hiện. Nền văn học mới đã gặt hái được những thành công đáng kể, đưa văn học nước nhà tiến thêm một bước trên hành trình hội nhập với văn học thế giới. Trong hoàn cảnh mới, các nhà văn có xu hướng phản ánh lại lịch sử một cách chân thực hơn. Nhà văn từ bỏ vai trò của người ghi chép lịch sử để quan sát và tái hiện những vận động của cuộc sống. Chính vì vậy, thời kì này đánh dấu sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính. Đặt trong xu hướng chung của quá trình vận động đổi mới của văn xuôi, chúng ta có thể nhận thấy những đặc trưng nổi bật trong việc khai thác hiện thực chiến tranh và hình tượng người lính qua sáng tác của nhà văn Chu Lai.

Những vấn đề trong tác phẩm Chu Lai là những vấn đề chung của xã hội, gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Nhưng cái làm nên chất Chu Lai suy cho cùng vẫn là chiến tranh và người lính. Như chính nhà văn đã thú nhận, chiến tranh đã ngấm vào người thành ra cứ động đến nó là ngòi bút của ông như thăng hoa, bùng phát, phải viết đến tận cùng, viết như là sống. Viết về chiến tranh, về những người lính, về cuộc sống xã hội sau chiến tranh bằng cảm quan của người nghệ sĩ, Chu Lai đã suy nghĩ một cách sâu xa những vấn đề đặt ra đằng sau những chiến công, đằng sau những số phận của cộng đồng là số phận cá nhân của mỗi con người.

Đi vào nghiên cứu, tìm hiểu hành trình sáng tác của Chu Lai, chúng ta có thể nhận thấy sự trưởng thành trong phong cách của nhà văn. Một trong những chuyển đổi cơ bản trong quan niệm nghệ thuật của Chu Lai là sự đổi mới quan niệm về hiện thực. Hiện thực trong sáng tác Chu Lai là hiện thực nhằm phản ánh số phận của con người. Bức tranh hiện thực được Chu lai lựa chọn và miêu tả là hiện thực phức tạp với những mảng sáng tối đan xen. Đó không còn là hiện thực mang tính lý tưởng, là bầu không khí vô trùng bao bọc quanh nhân vật. Hiện thực trong sáng tác Chu Lai mang nhiều day dứt, đau đớn, nó là môi trường để cho nhân vật sống thật với bản ngã cá nhân mình.

Bức tranh hiện thực ấy gắn liền với nhu cầu nhận thức lại nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực đã kéo theo quan niệm về con người của nhà văn cũng dần đổi thay. Con người không còn xuất hiện đơn tính cách mà là sự phức hợp của nhiều loại tính cách. Nhà văn đã có cái nhìn đa diện về con người. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai đã có những đổi mới căn bản so với giai đoạn văn học trước: nhân vật được khai thác ở khía cạnh riêng tư với nhiều kiểu dạng nhân vật, nhiều tính cách khác nhau. Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ với cuộc đời thực, với mộng ảo, vượt thoát tầm kiểm soát của ý thức để thám hiểm cả cõi tiềm thức, vô thức. Chính điều này tạo nên sự phong phú, tính đối thoại của tác phẩm Chu Lai.

Viết về đề tài quen thuộc Chiến tranh cách mạng và người lính, nhà văn Chu Lai đã vượt qua được lối mòn trong cách thể hiện mà đã có hướng tiếp cận đề tài với tinh thần đổi mới dẫu đó là một "siêu đề tài,nhân vật người lính

là một siêu nhân vật" như cách nói của chính nhà văn.

Trên cơ sở những lý thuyết đã được phân tích, chúng tôi tiến hành phân chia hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai thành các nhóm nhỏ: Nhân vật chủ đạo trong sáng tác Chu Lai vẫn là nhân vật người lính; nhân vật người phụ nữ, nhân vật trí thức và nhân vật kẻ thù. Ở các kiểu nhân vật này, nhà văn đều lấy cảm hứng nhân bản làm kim chỉ nam trong quá trình xây dựng chân dung nhân vật.

Để khắc họa thành công hình tượng nhân vật người lính và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm, Chu Lai đã xây dựng thành công những loại hình cốt truyện độc đáo. Đó là công cụ đắc lực để cho nhà văn thể hiện những mâu thuẫn của đời sống, những xung đột xã hội và những diễn biến trong tâm lý con người. Song không phải mỗi tác phẩm của Chu Lai đều đóng khung trong một loại hình cốt truyện nhất định, trong sáng tác của ông người ta thấy có sự đan xen của các loại hình cốt truyện trong nhau. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung đi sâu phân tích, khảo sát các loại hình cốt truyện được

nhà văn sử dụng trong ba cuốn tiểu thuyết: Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài lắm. Trong quá trình nghiên cứu, người viết chỉ mong

muốn chỉ ra được loại hình cốt truyện có tính nổi trội hơn được nhà văn sử dụng ở từng cuốn tiểu thuyết.

Trong quá trình hiện đại hóa nền văn học, Chu Lai là một trong số không nhiều những nhà văn đã tạo dựng được cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Nhà văn có ưu thế trong việc tái hiện mảng đề tài viết về chiến tranh và người lính. Chính trong mảng đề tài vốn quen thuộc trong văn học, bằng tài năng, tâm huyết của mình, nhà văn Chu Lai đã có cách khai thác, khám phá đối tượng ở những chiều kích khác nhau. Nhà văn đặc biệt có sở trường trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua các chi tiết ngoại hình_đặc biệt là sự biểu cảm của đôi mắt. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát một số tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy, nhà văn Chu Lai vừa kế thừa tinh hoa của lối viết truyện truyền thống vừa có sự đổi mới, cách tân thể hiện sự sáng tạo riêng mang đậm dấu ấn Chu Lai. Vì vậy, thông qua các tác phẩm của mình, nhà văn đã đặt ra yêu cầu tiếp cận: tính đối thoại của tác phẩm văn học đối với người tiếp nhận. Bởi "Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất

là cuộc đời, văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi đến của văn học".

Bàn về sự đóng góp của nhà văn Chu Lai trên văn đàn văn học, chúng tôi nhận thấy nhà văn không chỉ có những khám phá về mặt nội dung, Chu Lai còn có những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 trên một số phương diện nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ…Mỗi sáng tác văn học như một sự trải nghiệm của chính bản thân nhà văn đối với cuộc đời. Bởi theo như nhà văn tâm sự: "Hơn nửa cuộc đời chìm trong những cánh rừng chữ nghĩa, tuy chưa hài lòng, nhưng tôi đã vắt kiệt cùng sức lực để có những giọt

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 111)