Nhân vật kẻ thù

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 83)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

2.3.3 Nhân vật kẻ thù

Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ kéo theo điểm nhìn về nhân vật đổi khác. Trong văn học giai đoạn trước 1975, xuất phát từ yêu cầu chung của cuộc chiến đấu, các tác phẩm đều tập trung khẳng định và ca ngợi những con người bất khả chiến bại, "họ chỉ có một chiều dũng cảm, ngoan cường, không có những lúc mềm yếu, nhất là không biết sợ hãi"( Học Phi).

Hầu hết các tác phẩm đều có sự phân định tính cách rõ ràng, biệt lập tốt-xấu, địch-ta, trong đó tính cách nhân vật là do bản chất giai cấp quy định: ta tốt,

địch xấu. Các nhân vật hiện lên trong những khung tính cách định sẵn, nguyên phiến, một chiều. Vì vậy, nhân vật kẻ địch, cho đến năm năm sau giải phóng vẫn chưa có dáng dấp hoàn chỉnh, tính cách còn thấp thoáng chưa định hình. Trong yêu cầu nhận thức sâu sắc bộ mặt lịch sử của cả giai đoạn thì việc nhận thức đúng những hiện tượng kẻ địch như nó có vẫn là một yêu cầu đối với các nhà văn. Chỉ từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu những đổi thay căn bản trong quan niệm nghệ thuật về con người. Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các nhà văn phải miêu tả con người trong "sự phát triển cách mạng" của tính cách nhân

vật. Quan niệm mới đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật. Tính chất đa thanh, phức điệu đã được các nhà văn sử dụng để "tái hiện đời sống bên trong của nhân vật như một cái gì hỗn tạp, lộn xộn" (G.N.Pospelov). Vì

vậy, khi thể hiện nhân vật kẻ thù trong giai đoạn sau này, các nhà văn đã có cái nhìn đa chiều, nhân bản. Nằm trong sự vận động chung ấy, tiểu thuyết Chu Lai cũng không nằm ngoài quá trình đổi mới của văn học.

So với nhân vật người lính thì nhân vật kẻ thù chưa để lại dấu ấn đặc sắc. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Chu Lai chưa xây dựng được những nhân vật kẻ thù điển hình, vẫn chưa có dáng dấp hoàn chỉnh. Người đọc chỉ có thể nhận ra bóng dáng kẻ thù thấp thoáng đằng sau những trận càn, trong các trận đánh dữ dội hay trong những bữa ăn nhậu phè phỡn. Trong giai đoạn văn học 1930-1945, người đọc từng biết đến một Nghị Hách dâm dục, với "tính cách bạo chúa"( chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh); một Nghị Quế bất nhân, đểu giả; một Bá Kiến cáo già, lọc lõi.. Các nhân vật phản diện được thể hiện một cách hết sức sâu sắc. Mỗi nhân vật là một cá tính riêng nhưng vẫn nằm trong đặc điểm tính cách của nhân vật phản diện. Giai đoạn văn học thời kì đổi mới tuy chưa xây dựng được những gương mặt điển hình, những tính cách riêng biệt như ở giai đoạn trước nhưng cũng đã bước đầu đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.

Viết về nhân vật kẻ thù, nhà văn Chu Lai đã có những hướng khai thác riêng, độc đáo. Viết về một thời đã qua, độ lùi thời gian đã giúp nhà văn có những nhận định, đánh giá khách quan về cuộc chiến tranh của dân tộc. Là một nhà văn khao khát hướng thiện, mải miết đi tìm vẻ đẹp nhân tính nơi con người, Chu Lai đã sớm nhận ra những độ chênh, sự hẫng hụt, nhức nhối trong tâm hồn của những người lính chiến ở bất kì phía nào. Bởi vậy, xét đến cùng, chiến tranh không tránh khỏi màu sắc bi kịch. Nét mới trong tiểu thuyết Chu Lai là sự xuất hiện chân dung những con người ở phe đối lập được nhà văn nhìn nhận trong sự xung đột, mâu thuẫn nội tâm sâu sắc. Đây như là một sự đối thoại của Chu Lai đối với cách xây dựng hình tượng nhân vật kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã qua. Nhà văn Chu Lai quan niệm, chiến tranh và chiến hào bao giờ cũng là một dung dịch cực mạnh nhỏ xuống để con người hiện lên hết màu hết nét. Cái cao cả, cái thấp hèn, cái trung thực, cái lắt lay, điều vị tha và sự độc ác…bao giờ cũng được bộc lộ đến tận cùng.

Xây dựng nhân vật kẻ thù, Chu Lai nhìn từ xa và phác vẽ hơn là miêu tả từ bên trong. Chân dung kẻ thù ít được miêu tả thông qua ngoại hình, ngôn ngữ mà chỉ là những ấn tượng thoáng qua về chiều kích quá cỡ. Trong Ăn mày dĩ vãng là một trung đội Mỹ đang trong "cơn tình dục quá đỗi khát thèm

của bầy vượn nhung nhúc, nhếch nhác". Ngay cả khi viết về cơn động tình

sinh lý nơi kẻ địch, ngòi bút nhà văn vẫn thể hiện giá trị nhân bản của mình. Chu Lai nhìn nhận và thấu hiểu sự khát tìm, đòi hỏi của nhu cầu bản năng

"Trước khi vào trận, chúng cũng đòi hỏi được sống tận cùng cuộc sống" như

bất cứ người lính nào. Nghĩa là nhà văn mới quan sát và bình luận kẻ thù chứ chưa tập trung xây dựng một gương mặt kẻ thù cụ thể nào.

Trong các trang văn của mình, mặc dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật kẻ thù trong sáng tác của Chu Lai rất đa dạng. Nhiều nhân vật kẻ thù không có tên tuổi, không lai lịch rõ ràng nhưng qua một vài nét chấm phá, người đọc cũng đã hình dung khá rõ bản chất và cá tính của chúng. Chu Lai khi xây dựng nhân vật kẻ thù đã chịu ảnh hưởng của quan niệm mới về

con người. Nhà văn đã soi chiếu, khám phá nhân vật với cái nhìn nhân bản, đa chiều. Vì vậy, nhân vật kẻ thù hiện lên chân thực và sống động. Đó là những kẻ "uống máu người không tanh", là những điển hình cho loại kẻ thù ác ôn, khét tiếng. Nhưng có lẽ điển hình hơn cả cho loại kẻ thù ác ôn "lòng người dạ

thú" là thằng Địch (Ăn mày dĩ vãng). Đó là một tên trung úy tình báo CIA khát máu "nói năng bặm trợn, trên dưới chẳng nể ai và có niềm say mê diệt Việt Cộng". Chỉ bằng vài nét phác họa, chân dung kẻ thù đã hiện lên

chân thực, đó là những kẻ tàn ác, vô học, vô đạo đức. Bản chất con người thằng Địch là sự nhất quán, thống nhất trong mọi tình huống. Chiến tranh ác liệt đã "không giết chết được hắn mà chỉ tôi rèn thêm cái chất tàn bạo,

đểu giả trong hắn". Hắn không chỉ là con người của chiến tranh mà còn là

người của ngày hôm nay. "Nó đang luồn lách phá nát thêm hiện tại, nó là cái nọc độc còn sót lại và đang gặp thời phát triển"[7, tr317]. Bằng sự lọc

lõi, năng nổ, hắn đã bắt đầu lộng hành, tung phá, bắt tay vào những vụ làm ăn phi pháp, nhân danh nhà Nước. Những kiểu người như thằng Địch, dù ở thời kì nào cũng là những kẻ phá hoại, với những hành động độc ác, đểu giả. Nó hiện diện như cái ác cần phải loại trừ.

Do điểm nhìn hiện thực thay đổi đã chi phối đến quan niệm về con người của nhà văn. Khi viết về nhân vật phản diện, Chu Lai đã đặt nhân vật kẻ địch dưới cái nhìn nhân bản, nhân tính để có cái nhìn đa diện về loại hình nhân vật này. Bỏ qua sự chi phối của quan điểm giai cấp, dân tộc, khi mô tả loại nhân vật này, nhà văn Chu Lai đã bước qua khỏi lối mòn tư duy cũ trong phản ánh, thể hiện chân dung kẻ thù một cách giản đơn, một cách cho "bõ ghét". Dưới ngòi bút của Chu Lai, kẻ thù không chỉ có xấu xa, tàn bạo, ngu

dốt, chỉ biết có tiền, có gái mà đôi khi cũng có tài và nhân cách thực sự. Qua ngòi bút của Chu Lai, chúng ta thấy được người lính dù ở hai đầu chiến tuyến đều giống nhau nơi phần người. Xây dựng kẻ thù có nhân cách thì Tường (Ăn

mày dĩ vãng) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Ở nhân vật này,

sát trong mối quan hệ với Hai Hợi. Là cố vấn tham mưu ngụy nhưng anh lại yêu say mê một người rừng Việt Cộng. Tình yêu của Tường và Hai Hợi đã vượt ra ngoài quan điểm giai cấp. Tình yêu đã có sức nâng đỡ, cứu rỗi nhân tính của con người. Đối với Tường, tình yêu càng nhọc nhằn khi anh đã lập gia đình, đang trên đà danh lợi, ở phía đối lập với nhân dân Việt Nam. Tình yêu đó khiến anh không màng đến phẩm hàm tướng tá, công danh địa vị, sẵn sàng từ bỏ hết thẩy để được ngày ngày ở bên cạnh Hợi, để có được một cái cười đắm đuối của cô. Đặc biệt, khi khắc họa chiều hướng con đường đời của nhân vật Tường, nhà văn Chu Lai đã tạo lên một quá trình phát triển của tính cách nhân vật. Nhân vật này đã có sự chuyển đổi trong nhận thức, tư tưởng từ sau lần lọt vào tay những người lính cách mạng và trốn thoát Tường thấy

"hình như bên trong mình bỗng nhiên cần phải thay đổi một cái gì đó"[7,

tr284]. Phần cuối tác phẩm, hai con người từng một thời ở hai đầu chiến tuyến đã gặp gỡ nhau trong nhiệm vụ tiến hành loại bỏ, tiêu diệt cái ác. Để rồi Tường đã có quyết định đúng đắn: "một đời cầm súng ta chưa biết bắn ai. Nhưng hôm nay ta sẽ bắn ngươi…Thiên hạ có thể cho ta là bạc nhược, suốt đời bạc nhược nhưng ít nhất, dù chỉ một lần, ta sẽ không bạc nhược với ngươi". Với cái nhìn nhân đạo chủ nghĩa, nhà văn Chu Lai đã phát hiện ra cái

phần người tốt đẹp ẩn chứa bên trong những con người một thời ở phía đối địch. Nhà văn đã có cái nhìn, sự đánh giá thỏa đáng về loại nhân vật này. Theo đó, nhân vật kẻ thù xuất hiện trong văn Chu Lai không chỉ là những kẻ đáng ghê tởm, mà trong nhiều trường hợp còn là những nhân cách đáng trân trọng và đáng được cảm thông. Trong và sau cuộc chiến, người đại úy đó đều rơi vào bất hạnh, bi kịch. Ra khỏi cuộc chiến với tâm thế của kẻ thua cuộc, với nỗi ám ảnh về quá khứ chiến trận đau thương, những mất mát tinh thần không thể xóa bỏ về tình yêu dành cho một người con gái. Chân dung nhân vật Tường được nhà văn Chu Lai miêu tả không nhiều, chủ yếu tập trung khai thác, đi sâu thể hiện đôi mắt của nhân vật. Đó là đôi mắt rất lạ. Nhìn vô lâu có thể khóc được "Giống đôi mắt của con nai lạc mẹ trong vườn thú"[7, tr288].

Chiến tranh kết thúc, biết bao người còn ngây ngất trong men say chiến thắng với niềm tin tưởng về một xã hội công bằng, những con người được tôi luyện từ trong lò lửa chiến tranh đã và mãi mãi sẽ là thứ vàng mười, hoàn hảo thì tiểu thuyết của Chu Lai đã "dũng cảm báo động về một sự biến dạng mới

của con người"[43]. Hiện thực thời bình với sự xuất hiện của nền kinh tế thị

trường đã hình thành một loại kẻ xấu mới. Gương mặt kẻ xấu khá đa dạng, luẩn khuất, khó nắm bắt. Đôi khi chúng được khoác lên mình bởi những chiếc mặt nạ của sự nghĩa hiệp, của cái mới thời mở cửa. Vì vậy, cuộc chiến đấu chống lại cái ác lúc này không hề đơn giản mà vô cùng gay go, quyết liệt và không phải bao giờ cái thiện cũng đều chiến thắng trước cái ác. Năm Thành (Ba lần và một lần); Đăng Điền (Cuộc đời dài lắm) là những kẻ trượt dốc ngay từ trong khói lửa của chiến tranh để khi trở về với thời bình càng lún sâu vào vòng tội lỗi. Trước sự cám dỗ của tiền tài, địa vị, danh vọng họ trở thành kẻ cơ hội, thủ đoạn, toan tính. Để thỏa mãn những ham muốn cá nhân họ đã sẵn sàng gạt bỏ đi những giá trị đạo đức, lý tưởng một thời. Tuy nhiên, chân dung kẻ thù trong sáng tác của Chu Lai không hề nguyên phiến, đơn tính. Các nhân vật được đặt trong các mối quan hệ khác nhau qua đó tính cách nhân vật được thể hiện một cách chân thực. Nhân vật không chỉ được miêu tả ở ngoại hình, gốc gác xuất thân mà chủ yếu được quan sát từ những xung đột, mâu thuẫn, những cung bậc cảm xúc hết sức tinh vi trong thế giới nội tâm. Vì vậy, mặc dù đây không phải là nhân vật chủ đạo trong sáng tác Chu Lai nhưng bước đầu nhà văn đã xây dựng được những nét tính cách điển hình của loại nhân vật kẻ xấu thời mở cửa. Xuất hiện không nhiều song với mỗi nhân vật bên cạnh những bản chất chung tiêu biểu của loại nhân vật này thì ở họ vẫn có những nét riêng, khác biệt.

Tuy không đứng trong hàng ngũ kẻ địch nhưng những kẻ như Năm Thành (Ba lần và một lần), Đăng Điền, Đoàn Thanh (Cuộc đời dài lắm) cũng là một loại kẻ xấu mới mà chúng ta cần loại bỏ trên mặt trận không tiếng súng. Năm Thành (Ba lần và một lần) đã sa ngã và biến chất từ trong chiến

tranh. Trong chiến tranh hắn là tên đào ngũ, phản bội đồng đội. Hòa bình được bố vợ bảo lãnh mà yên thân. Khi kinh tế thị trường mở ra, nhờ khôn khéo hắn trở thành tổng giám đốc công ty Thành Long. Đồng vốn được hắn lấy lên từ đất, moi ra từ trong ruột cái cơ chế kinh tế mở. Sức làm việc kết hợp với một giác quan kinh tế nhạy cảm khiến y hầu như bất khả bại. Nhìn nhận ở một khía cạnh nào đó thì "ông ta đáng là người hùng, là nhân tố tích cực của một mô hình kinh tế thị trường"[8, tr215]. Tuy nhiên, sự thông minh,

óc quản lý của một nhà quản lý, nhà kinh tế chiến lược lại được hắn tận dụng, đi quá đà, áp dụng những thủ đoạn tinh vi để vượt qua những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế có định hướng. Tóm lại, chân dung Năm Thành là một điển hình của con người hai mặt. "Một mặt y vẫn nộp ngân sách đẩy đủ, tạo

công ăn việc làm cho hàng chục ngàn con người…mặt khác, bằng cách trốn thuế, lậu thuế, giật thầu…y đã làm thất thoát của Nhà nước một số tiền còn lớn hơn, làm méo mó lòng tin của con người…". Viết về những thói tật của

Năm Thành, nhà văn Chu Lai hướng cái nhìn vào sâu bên trong con người mà lý giải, tìm hiểu căn nguyên những tội ác về kinh tế. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào trong cuộc sống ngang ngửa, chụp giật hôm nay để thấy rằng Năm Thành chỉ là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Bản chất con người Năm Thành là nhất quán, thống nhất. Tuy nhiên, đánh giá về hắn có hai luồng ý kiến: một luồng kết tội cho hắn là con quỷ hút máu người cần phải trừ khử; một luồng cho hắn là cứu tinh đối với giai cấp nghèo, thậm chí còn đòi tạc tượng hắn. Con người Năm Thành hôm nay là sự trượt dài của con người quá khứ. Y có thời là lính, thậm chí là "một thằng rất khá…Quá thông minh, quá

nhạy cảm, tài đánh giặc không ai hơn nhưng lại thiếu bền, mọi suy nghĩ đều chỉ thu về mình..."[8, tr75]. Ở nhân vật này, đằng sau những lọc lừa, mánh khóe vẫn còn một chút gì tốt đẹp chưa mất hết. Đó là tình yêu ai oán, dằn vặt mà hắn dành cho Tư Chao, là tình thương yêu đầy kỳ vọng, độc đoán, gia trưởng dành cho đứa con trai. Nhưng trên tất cả, con người hắn là trạng thái say mê làm giàu đến thành bệnh hoạn. Với hắn "tiền chính là quyền lực trên

Cũng như Năm Thành, Đăng Điền (Cuộc đời dài lắm) cũng từng có một thời khoác áo lính, từng "đánh giặc hăng ra trò". Bước ra khỏi cuộc chiến, Đăng Điền đã bắt kịp được với sự đổi thay của cuộc sống, thích nghi với nền kinh tế thị trường. Trong Cuộc đời dài lắm, Chu Lai đã phát hiện ra một kiểu tha hóa khác. Sự tha hóa này không bắt nguồn từ quyền bính, địa vị cao thấp mà khởi nguồn sâu xa từ lòng ghen tị, sự đố kị về những gì hắn không bao giờ có. "Hắn không chịu được ai ở trên mình"[9, tr309]. Hắn có

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)