Cốt truyện trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 92)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

3.1 Cốt truyện trong tiểu thuyết

Vấn đề cốt truyện từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của tự sự học trong việc tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi. Bàn về vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu như: Vấn đề cốt truyện in trong

Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M.Lotman, Cốt truyện ( Những yếu tố của lối viết hư cấu) của A.Dibell, Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp xếp và

mục đích kể chuyện của P.Brooks…Nhìn chung, cốt truyện luôn là một yếu tố cơ bản thuộc về hình thức, là một mắt xích quan trọng tạo nên một tác phẩm tự sự.

Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi loại tác phẩm văn học. Trong các loại tác phẩm trữ tình, cốt truyện không tồn tại vì ở đây tác giả biểu hiện trực tiếp diễn biến của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thuật ngữ cốt truyện có nội hàm chính là " hệ thống các sự kiện cụ thể

được tổ chức theo yêu cầu của tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch".

Trong Lý luận văn học( Hà Minh Đức chủ biên), cốt truyện là hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống nhất là những xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó tính cách nhân vật được hình thành và

phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.[13].

Theo 150 thuật ngữ văn học thì Cốt truyện (tiếng Pháp: Sujec) là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo nên sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm[2].

Như vậy, trong tác phẩm tự sự, cốt truyện có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng và tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm. Cốt truyện tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện lý giải tính cách của chúng. Vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật có cuốn hút người đọc hay không phụ thuộc không nhỏ vào việc xây dựng cốt truyện của nhà văn. Chất liệu cơ bản để xây dựng nên cốt truyện là các sự kiện. Các sự kiện đời sống được nhà văn tổ chức, sắp xếp lại để phản ánh diễn biến của đời sống và những xung đột xã hội một cách có nghệ thuật theo ý đồ sáng tạo của mình. Cốt truyện không chỉ là những sự kiện, biến cố xảy ra trong truyện mà cốt truyện còn dùng để chỉ tình huống truyện. Mà tình huống chính là "những

sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mang tính thử thách với số phận nhân vật, đối với những đặc điểm mang tính bản chất của tính cách, ở đó buộc tính cách phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nó với những tính cách khác…". Như vậy, thông qua các sự

kiện, biến cố, tình huống xảy ra trong truyện, nhà văn đã xây dựng được những tính cách điển hình. Do vậy, khi nghiên cứu cách tổ chức cốt truyện chính là nghiên cứu cách tổ chức, sắp xếp các tình huống, chi tiết, sự kiện để qua đó nhằm bộc lộ tính cách, khẳng định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Các thành phần của cốt truyện thường được nêu theo tiến trình phát triển của các sự kiện từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc. Cốt truyện truyền thống nói chung bao gồm năm thành phần: trình bày(khai đoạn), thắt nút, phát triển, đỉnh điểm (cao trào), mở nút và kết thúc.

Phần trình bày nhằm giới thiệu một cách khái quát hoàn cảnh nảy sinh xung đột chính của tác phẩm, đồng thời giới thiệu sơ lược lai lịch các nhân vật về lứa tuổi, nghề nghiệp…

Phần thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ tất yếu sẽ phát triển.

Phần phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự vận động của các quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra. Các sự kiện xảy ra theo trình tự tăng dần nhằm thể hiện xung đột phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Trong phần cao trào, sự kiện được đẩy lên cao nhất, tột cùng đối với nhân vật, là sự kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện. Ở giai đoạn này, các xung đột, mâu thuẫn được đẩy lên căng thẳng nhất của cốt truyện.

Mở nút là sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào. Trong phần này, nhà văn đưa ra hướng giải quyết của mình trước những xung đột, mâu thuẫn xuất hiện trước đó. Phần kết thúc cho chúng ta thấy kết quả của xung đột đã được giải quyết. Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao gồm đầy đủ năm thành phần cơ bản của cốt truyện. Tuy nhiên cùng với sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật khiến cho sự thể hiện hình thức tác phẩm cũng có nét khác biệt. Nhiều tác phẩm do xuất phát từ ý muốn chủ quan, sáng tạo của nhà văn mà tác phẩm có thể không có kết thúc bởi vì "ý nghĩa của nó chính là ở chỗ không có kết thúc, không cần nói ra tất cả, đó là một bí quyết trong tình yêu cũng như trong nghệ thuật". (Puskin). Đặc biệt các sáng tác thời kì đổi mới thường phá vỡ kiểu cốt truyện truyền thống mà sắp xếp các thành phần của cốt truyện phụ thuộc vào khả năng khái quát hiện thực cuộc sống và cách biểu hiện nó của mỗi nhà văn. Vì vậy, đi tìm hiểu yếu tố cốt truyện, chúng ta cần tránh thái độ máy móc khi phân tích.

Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Do đặc trưng về thể loại nên tiểu thuyết có thể chứa đựng trong nó sự phong phú về hiện thực cuộc sống, tái hiện

trong đó nhiều tính cách đa dạng. Hiện thực trong tiểu thuyết là "một thực tại

cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời". Chính vì vậy, cốt truyện của tiểu thuyết

không bị bó hẹp trong khuôn khổ mà có thể chứa đựng trong nó những yếu tố

"thừa" so với truyện ngắn.

Xuất phát từ những đặc trưng có tính ưu việt nên tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Như vậy có thể thấy rằng, việc tìm hiểu cốt truyện trong tiểu thuyết, chúng ta cần phải quan tâm đến những đặc điểm riêng biệt của tiểu thuyết. Cốt truyện trong tiểu thuyết không phải chỉ có hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách mà còn thể hiện sự suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm…Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lí giải sự chuyển đổi của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới.

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)