Cốt truyện sự kiện-tâm lý

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 95)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

3.2.1 Cốt truyện sự kiện-tâm lý

Việc phân chia các loại hình cốt truyện chỉ mang tính chất tương đối vì bản thân một cốt truyện bao giờ cũng là sự kết hợp của nhiều loại cốt truyện. Tiểu thuyết của Chu Lai cũng không nằm ngoài quy luật đấy. Song dựa trên

một số tiêu chí cụ thể thì có thể xếp chúng vào từng loại hình cốt truyện thích hợp.

Cấu trúc tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thường theo một mô hình cấu trúc: cấu trúc lịch sử - sự kiện. Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên những chi tiết, tình tiết, diễn biến của câu chuyện được triển khai theo những cái đã được chuẩn bị sẵn. Vì vậy, mạch truyện chủ yếu là sự tham gia của sự kiện, con người xuất hiện khá mờ nhạt. Các nhà văn chủ yếu quan sát con người trong chiều kích rộng lớn của sự kiện lịch sử. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua một số tiểu thuyết như: Xung kích (Nguyễn Đình Thi),

Dấu chân người lính ( Nguyễn Minh Châu).

Tuy nhiên, từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng VI, nền văn học Việt Nam đã có sự vận động "chúng ta dễ nhận thấy một nỗ lực của nhà văn

đi tìm một mô hình cấu trúc theo lịch sử - tâm hồn". Các nhà văn đi sâu khai

thác những diễn biến tinh tế bên trong con người, khám phá lịch sử tâm hồn con người. Điều này đã làm cho cấu trúc thể loại tiểu thuyết có những biến đổi đáng chú ý trong đó có việc tổ chức cốt truyện. Bắt đầu từ đây, vấn đề nhà văn quan tâm không chỉ là những sự kiện mang tính bước ngoặt làm thay đổi chiều hướng con đường đời của nhân vật mà thông qua các sự kiện ấy chúng ta thấy được diễn biến tâm lý phức tạp trong đời sống nội tâm của nhân vật. Từ đây "lịch sử được nhìn nhận qua tâm hồn con người và qua tâm hồn con

người dòng chảy lịch sử được tái hiện".

Quá trình vận động thay đổi cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã tác động đến những vấn đề thuộc hình thức tác phẩm cũng thay đổi theo. Cách thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết cũng có những biến đổi phù hợp với sự vận động chung của tiểu thuyết. Có thể thấy rằng, cách thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây không chỉ đơn thuần tổ chức theo dòng sự kiện mà nhà văn đã quan tâm đến số phận cá nhân riêng tư của con người ở phần sâu kín nhất. Do vậy, cốt truyện không dừng lại

ở việc tái hiện, miêu tả sự kiện khách quan mà thông qua sự kiện mà nhà văn đi sâu vào miêu tả quá trình tâm lý của nhân vật.

Đây là kiểu cốt truyện triển khai theo mạch sự kiện, biến cố và lấy các sự kiện, biến cố đó làm nguyên cớ để phân tích thế giới nội tâm của các nhân vật, những phản ứng của họ đối với sự việc, biến cố. Kiểu cốt truyện này nhằm phát hiện tính cách của các nhân vật. Tiểu thuyết của Chu Lai thường tập trung viết về đề tài chiến tranh nhưng ông không lấy việc tô đậm các sự kiện trong trận chiến làm mục đích phản ánh hàng đầu. Điều mà nhà văn quan tâm nhất trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết là khắc họa được tính cách nhân vật với đời sống nội tâm đầy phức tạp, mong manh để biểu đạt những biến đổi của đời sống xã hội và nội tâm con người. Đi sâu vào khám phá các quá trình tâm lý của nhân vật được coi là mối quan tâm hàng đầu trong sáng tác của nhà văn.

Tiểu thuyết Chu Lai cũng thường sử dụng các sự kiện và biến cố trong tác phẩm như là cái cớ để đặt ra những vấn đề luận bàn hay suy ngẫm, nhằm khám phá thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt với tình huống tâm lý, Chu Lai đã để cho nhân vật của mình vào những cuộc đấu tranh nội tâm với những day dứt, sám hối, nếm trải…

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn học so sánh, tác giả Bùi Việt Thắng đã đưa ra đánh giá về tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai:

"Cốt truyện phiêu lưu đan cài cốt truyện tâm lý" làm nền cho những điều éo

le. Quá trình tìm hiểu cách tổ chức cốt truyện của Chu Lai, chúng tôi nhận thấy nhận định trên của tác giả là hoàn toàn xác đáng. Nếu như cốt truyện phiêu lưu lấy sự kiện làm chính thì cốt truyện tâm lý lại đi sâu tìm hiểu quá trình vận động trong đời sống nội tâm của nhân vật. Sự đan xen, kết hợp hài hòa giữa những sự kiện tồn tại khách quan bên ngoài với quá trình diễn biến tâm lý bên trong của nhân vật như thế chúng tôi gọi là kiểu tổ chức cốt truyện theo sự kiện-tâm lý. Khi nghiên cứu những sáng tác của Chu Lai, chúng tôi nhận thấy tổ chức cốt truyện theo dòng sự kiên - tâm lý chính là kiểu tổ chức

tiêu biểu, cơ bản mà nhà văn thường sử dụng. Tuy nhiên, cần thấy rằng mặc dù cũng đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật, dòng tâm trạng vốn phức tạp của các nhân vật là chủ đạo song trạng thái tâm lý đấy không phải tự nhiên được hình thành như trong tiểu thuyết dòng ý thức( đọc

Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương hoặc ngay cả Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chúng ta thấy nhân vật luôn trong trạng thái mơ hồ giữa ý thức và vô thức mà dường như không cần một sự hỗ trợ nào cả). Còn trong các sáng tác của mình, nhà văn Chu Lai tập trung khám phá đời sống tinh thần của nhân vật trong một quá trình phát triển tâm lý phức tạp được khơi gợi từ những sự kiện tiêu biểu.

Cuốn Lý luận văn học do GS. Hà Minh Đức chủ biên có giải thích: Sự kiện là đơn vị cơ bản để tạo thành một cốt truyện, là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Những sự kiện lớn có thể tạo thành bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật thì được gọi là biến cố.

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai không sáng tạo theo những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có trước, có sau mà xây dựng cốt truyện dựa trên các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ. Nhờ đó mà tiểu thuyết được hình thành thông qua các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ của tác giả.

Đọc tiểu thuyết Chu Lai, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhà văn thể hiện đời sống con người không theo một trình tự thời gian cụ thể nào. Cuốn tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng được triển khai từ một nguyên cớ: Hai Hùng cứ ngỡ Ba Sương đã chết, chết rõ mười mươi trong chiến tranh. Vậy mà, mười mấy năm sau "Sương lại không chết, không hề chết!". Toàn bộ những xung đột, kịch tính của câu chuyện đều phát sinh từ sự kiện căn bản này. Truyện là hành trình kiếm tìm sự thật của Hai Hùng, là sự trở về quá khứ của nhân vật để tìm lời giải đáp

cho câu hỏi luôn đè nặng trong đầu mình mà mỗi lần nghĩ đến là trong anh lại xoáy buốt những "nuối tiếc khắc khoải và cả những day dứt ngọt ngào".

Sau tình huống bất ngờ gặp mặt giữa Hai Hùng và Ba Sương, cốt truyện được triển khai tiếp theo bước mở đầu với phần thắt nút là hệ thống sự kiện với rất nhiều cảnh huống, số phận khác nhau. Tất cả được hiện lên theo dòng hồi ức tìm về quá khứ và theo từng chặng đường tìm kiếm sự thực ở hiện tại của nhân vật. Trong quá khứ được bắt đầu với hồi ức về một đêm đột ấp chiến lược và lời tiên đoán về sự gắn kết giữa Hai Hùng và Ba Sương của Viên. Đó là cuộc gặp gỡ đầy duyên phận giữa Hai Hùng và Ba Sương hồi ở rừng, trong chiến tranh. Sự kiện Hai Hợi ( chị họ của Ba Sương ) chán cảnh

"ngoài kia" vào rừng tham gia chiến đấu. Tiếp đó là sự kiện Hai Hợi chiêu hồi; Hai Hùng và Ba Sương bị bao vây trong ấp; Sự kiện Tường đánh tráo xác của Hai Hợi và Ba Sương…Tất cả các sự kiện đều được nhà văn sắp đặt theo một trình tự nhất định và giữa các sự kiện có mối dây ràng buộc lẫn nhau.

Tuy nhiên bên cạnh cốt truyện được tạo nên từ những sự kiện bên ngoài thì trong tác phẩm này một cốt truyện nữa cũng được hình thành: cốt truyện diễn biến theo dòng chảy tâm lý của hai nhân vật: Hai Hùng và Ba Sương- mà chủ yếu là Hai Hùng, một người đang đi ngược về quá khứ, người tự gọi mình là "ăn mày dĩ vãng". Quá trình diễn biến tâm trạng của Hai Hùng trải dài trên các trang sách. Dòng tâm trạng của nhân vật đã đưa người đọc trở về quá khứ với những năm tháng chiến đấu ác liệt nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Khi đó, anh hiện lên như một hình mẫu của "chiến tranh sông lạch", với thân hình cao một mét bảy ba, nặng cũng suýt soát bảy mươi ký. Còn giờ đây khi chiến tranh đã đi qua, anh trở nên lạc lõng, cảm giác cô đơn của một kẻ lạc loài với bức chân dung: bốn mươi chín tuổi, nặng chỉ còn bốn mươi nhăm cân, hốc hác, tóc bạc nham nhở, ngực tóp, lưng lép, vừa thất nghiệp đang trong hành trình tìm kiếm việc làm và nơi trú ngụ cuối cùng của cuộc đời. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật, người đọc như thấy được một con người với hai phần đời mà tưởng như đó là hai cuộc đời, hai thái cực cuộc sống riêng rẽ. Dễ nhận

thấy trên con đường kiếm tìm sự thật của Hai Hùng, sự xuất hiện của các sự kiện có tác dụng khơi nguồn cho mạch cảm xúc của nhân vật.

Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã để cho Hai Hùng tự độc thoại nội tâm theo dòng ý thức của mình. Thông qua những dòng độc thoại, tính cách nhân vật hiện lên rõ ràng. Ở Ăn mày dĩ vãng, người đọc bắt gặp rất nhiều lần Hai Hùng tự đối thoại với chính mình. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ, xót xa, cay đắng của nhân vật ở hiện tại khi chứng kiến sự dửng dửng, hời hợt của lòng người: "Chiến tranh mới đó, hơn chục năm chứ có nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lẫn người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao cái miệng lưỡi của thằng cha tốt bụng kia nhắc đến mọi kỉ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác của quốc gia khác?". Qua những dòng độc thoại này của nhân vật, chúng ta hiểu

hơn về những người đã từng cầm súng như anh lúc nào cũng đăm đắm nhớ về rừng, nhớ về mảnh đất từng sống trong quá khứ chiến tranh. Dường như, ai đã từng đi qua thời chiến tranh như anh đều mắc phải căn bệnh nhớ rừng. Sống trong thời hiện tại nhưng Hai Hùng không tìm được cho mình sự yên ổn trong tâm hồn "Hay là chính tôi lẩm cẩm, cứ vô duyên lội ngược dòng đời tìm về quá khứ mà thiên hạ quên đi, cố quên đi, để tôi lội đến đâu thì lại chỉ nghe tiếng chân mình kêu lõm bõm đến đó…". Thông qua dòng hồi tưởng của nhân

vật, hình ảnh những người lính trở về trong chiến tranh hiện lên mang ít nhiều sự chua xót: người về vườn ăn theo vợ, người nhậu xỉn tối ngày nằm trên võng nắng, người lui hui trồng tỉa ngoài bưng…Bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Bước ra từ cuộc chiến, phần đông những người lính đều cảm thấy mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn. Đây chính là lí do mà Hai Hùng trở về với dĩ vãng, tìm về với kí ức bởi nó được quan niệm như là con đường để nhận thức và biểu hiện thực tại. Trở về để "ăn mày dĩ

vãng" là một cách nói giàu hình ảnh của con người đang trên con đường đi tìm lại chính mình, tìm lại những điều mà mình đã đánh mất. Và ở cuối tác phẩm, trong quyết định ở lại tìm bằng được kẻ thù của mình, nhà văn đã tạo

nên một thông điệp có tính chất gợi mở, đối thoại với bạn đọc về cuộc chiến tranh đã qua của dân tộc: "Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng

sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ lại là màn kịch cả"(7, tr 339).

Ở Ăn mày dĩ vãng, người đọc bị ám ảnh bởi chặng hành trình của Hai Hùng đi tìm kiếm sự thật về cái chết của Ba Sương. Trong Ăn mày dĩ vãng,

quá khứ đậm nhạt luôn luôn hiện hữu trong hiện tại, thời gian luôn luôn chuyển động, thay đổi theo dòng hồi ức tạo điều kiện cho nhà văn đi sâu vào diễn biến tâm lý phong phú và phức tạp của nhân vật. Thời gian trong truyện được triển khai theo mạch tâm trạng của nhân vật. Đó là thời gian hiện tại trôi nhanh với sự chạy trốn quá khứ của Ba Sương nhưng lại nặng nề, khó nhọc đối với Hai Hùng. Trong cuốn tiểu thuyết này, thời gian tâm trạng được nhà văn sử dụng như một yếu tố nghệ thuật. Thời gian tâm trạng của Hai Hùng thường xuất hiện những khi anh ngược dòng thời gian hoặc những lúc anh chìm vào trong vòng kí ức để sống với quá khứ năm xưa.

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai cũng sử dụng dạng tình huống những giấc mơ thông qua kĩ thuật dòng ý thức để biểu hiện độc thoại nội tâm. Việc vận dụng thủ pháp dòng ý thức giúp nhà văn khai thác và khám phá thế giới cõi tâm linh của nhân vật. Trong Ăn mày dĩ vãng, Hai

Hùng luôn ở trong trạng thái mơ hồ giữa thực và ảo, luôn khao khát ngược về quá khứ để kiếm tìm sự bình yên, câu trả lời cho cuộc đời mình. Ở cuốn tiểu thuyết này, Hai Hùng đã có không ít lần sống trong sự vô thức, lắng nghe được tiếng nói của những đồng đội đã khuất "Biết mà, chúng tôi biết rồi thể

nào cũng có một lần thủ trưởng sẽ đến đây". Quá khứ của những năm tháng

trận mạc, chiến tranh không buông tha anh. Hai Hùng nhớ lại quá khứ bằng hồi ức, tưởng tượng khiến cho những tình huống xảy ra bên ngoài đã bị biến thành tình huống bên trong. Như vậy, nhà văn Chu Lai đã sử dụng mô tip giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của nhân vật. Bởi vậy, thông qua những tình huống này luôn kèm theo

trạng thái cảm xúc, những suy nghĩ riêng tư của nhân vật. Những trạng thái tâm lý đó là nỗi đau đớn, dằn vặt trong suốt những năm tháng hòa bình của anh.

Trong cuộc hành trình đi tìm kiếm sự thật, nhà văn đã xây dựng nên một loạt các sự kiện giàu kịch tính để qua đó các nhân vật được sống thật là mình. Đặc biệt là trong đoạn kết của cuốn tiểu thuyết với cuộc gặp mặt của các nhân vật: Hai Hùng, Tường, Địch và Ba Sương. Nếu như ngay từ mở đầu truyện, tác giả đã xây dựng được tình huống mang tính chất kịch tính với sự xuất hiện bất ngờ của một hồn ma đã chết trong quá khứ nay lại xuất hiện trước mắt Hai Hùng trong hiện tại thì ở phần kết thúc truyện này, tình huống truyện được đẩy lên đến cao trào. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện và tiếp sau đó là phần mở nút, mọi xung đột được giải quyết. Sự kiện đỉnh điểm là khi Địch xuất hiện và cái chết của Tư Lan. Sự kiện này là điểm cuối cùng trong chuỗi sự kiện mà ở đó con người đang phải gồng mình lên để tuyên chiến với cái ác đang hiện diện ngoài xã hội và tồn tại ngay trong chính con người mình. Trước khi xuất hiện sự kiện này là quãng thời gian Ba Sương

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)