Quan niệm của nhà văn về con người

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 34)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

1.2.2 Quan niệm của nhà văn về con người

Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố khác của nghệ thuật biểu hiện. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của văn học, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự thay đổi phù hợp. Trước 1975, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, văn học được coi như một mặt trận chống quân thù. Vì vậy, văn học mang đậm tính chính trị. Quan điểm sáng tác giai đoạn này về cơ bản là quan điểm sử thi. Các tác giả đều xuất phát từ quan điểm của dân tộc, của cộng đồng mà miêu tả, khám phá con người. Văn học chủ yếu quan tâm đến con người cộng đồng. Con người gắn bó với những bổn phận xã hội nhất định. Những cảm xúc, mộng mơ, những suy tư, trăn trở mang tính cá nhân ít khi được đề cập. Nếu có chăng thì những xúc cảm đó hết thảy hướng tới một giọng điệu chủ đạo trong bản anh hùng ca cộng đồng. Trong Mảnh trăng cuối rừng, tình yêu đến với Lãm có lẽ không chỉ do khuôn mặt xinh đẹp của

Nguyệt dưới ánh trăng thượng tuần nơi rừng già mà trước hết, đó là sự khâm phục, ngưỡng mộ tôn thờ trước lý tưởng cao đẹp. Nét đẹp "mờ ảo như sương

khói" của Nguyệt càng đẹp hơn khi đặt trong hoàn cảnh đạn bom khói lửa,

trong sự khốc liệt của chiến tranh. Trong những sáng tác trước 1975, một số nhà văn cũng ít nhiều tái hiện những trắc trở đời tư của con người. Tuy nhiên cũng như Tiệp và Nhân trong Bão biển của Chu Văn, Lượng trong Dấu chân

người lính của Nguyễn Minh Châu đã kiên quyết gạt bỏ mối tình "tha thiết và

ngang trái" của mình với bông hoa rừng rực rỡ nổi tiếng xinh đẹp nhất Khe

Sanh bởi không thể để "bọn lính ngụy vừa quay trở về đang sống nhan nhản

chung quanh đây sẽ nói ầm lên rằng anh, một cán bộ quân giải phóng cướp vợ một tên lính ngụy". Xuất phát từ quan điểm cộng đồng, nhà văn không tập

trung khai thác khía cạnh con người tâm linh, con người với những bận tâm của cuộc sống thường nhật. Sứ mệnh phục vụ kháng chiến đã hướng nhà văn tập trung thể hiện con ngươi quần chúng, những chiến sĩ anh hùng cảm tử

không nao núng trước bom đạn kẻ thù. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ thường mang vẻ đẹp tuyệt đối, đầy đặn. Ở văn học trước 1975, nhà văn khi xây dựng nhân vật thường bao bọc nhân vật trong "bầu không khí vô trùng" thì văn học sau 1975 xuất phát từ quan điểm nhân bản lấy con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn đã chuyển từ cái nhìn sử thi sang góc độ đời tư thế sự để quan sát con người. Vì vậy, nhân vật được quan sát ở chiều sâu tâm lý, ở những suy tư cá nhân, thể hiện cái tôi riêng biệt trong mỗi số phận nhân vật. Đúng như Bakhtin nhận định "Văn học là hành trình đi tìm con người trong con người". Mỗi con người là một bản thể riêng biệt, đại diện cho cái "tôi"

của mình. Bởi "có bao nhiêu cái đầu thì có bấy nhiêu cách suy nghĩ, có bao

nhiêu trái tim thì có bấy nhiêu cách yêu đương"(L.Tônxtôi). Nhà văn quan niệm không thể gò ép nhân vật vào trong những khung tính cách có sẵn. Mỗi cá nhân là một cá thể tồn tại riêng biệt. Văn học thời kì này tập trung miêu tả "con người này" như một đối tượng để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá trong mối tương quan với các giá trị mới.

Quá trình hiện đại hóa nền văn học đã kéo theo quan điểm nghệ thuật về con người cũng dần thay đổi so với giai đoạn trước. Viết về đề tài chiến tranh nhưng nhà văn không đánh giá con người từ góc độ giai cấp, dân tộc mà nhân vật được nhìn nhận từ góc độ nhân bản, nhân loại. Trong hoàn cảnh mới, các giá trị của con người cũng được nhận thức lại. Sau chiến tranh nhiều vấn đề của cuộc sống được nhìn nhận sát, đúng thực tế hơn. Những khuất lấp nằm sâu trong lòng mỗi con người, mỗi cuộc đời không phải đến bây giờ các nghệ sĩ mới lưu tâm. Tuy nhiên, chỉ đến khi hòa bình lập lại, nhà văn mới có điều kiện lăn xả vào cuộc sống đời thường muôn mặt để thấy trong đó bao nhiêu chuyện đời, chuyện người đáng suy ngẫm. Nhà văn đã chú ý đề cập, khai thác quá trình tự đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của "con người bên trong con

người"(Bakhtin). Sau ngày kết thúc chiến tranh, người bộ đội giải phóng trở

những mất mát lớn lao không gì bù đắp được: người mẹ của anh đã bị mù (Bức tranh-Nguyễn Minh Châu). Với truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật người họa sĩ của mình tự phán xét, tự vấn, tự đấu tranh với bản thân mình. Và sau đó là niềm tin tưởng chân thành vào khả năng thức tỉnh lương tri, khả năng hướng thiện của con người.

Viết về một thời đã qua, dù là quãng đời đẹp và hào hùng của dân tộc, nhưng những người cầm bút hôm nay có những hướng khám phá, xử lý đề tài mới. Độ lùi thời gian giúp các nhà sáng tác có sự chiêm nghiệm, suy tư, đánh giá về cuộc chiến tranh của dân tộc. Hiện thực đổi khác, quan niệm về con người cũng có sự tiếp cận mới. Sau năm 1975, nhất là sau Đại hội Đảng lần thứ VI, văn học chiến tranh dần nghiêng về kiểu con người cá nhân, con người mang nhiều bi kịch. Văn xuôi thời kì đổi mới vẫn khắc họa những anh hùng chiến trận, những con người quả cảm từng vào sinh ra tử như Liễu trong

Sao đổi ngôi của Chu Văn, Phác trong Mùa trái cóc ở miền Nam của Nguyễn

Minh Châu… Song nhà văn không tập trung miêu tả vẻ đẹp của người anh hùng như văn học sử thi giai đoạn trước mà họ tập trung thể hiện chân dung người lính trong bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống vốn đa đoan với những thói tật đời thường. Từ thực tế thời hậu chiến, nhiều nhà văn có chung cảm nhận người anh hùng đi ra từ cuộc chiến luôn có cảm giác "lạc thời" với

những bất ổn tinh thần khiến họ khó lòng tìm được cuộc sống bình thường. Hiện thực chiến tranh tàn khốc đã gây nên những chấn thương tinh thần, nỗi ám ảnh khôn nguôi, không thể hàn gắn cho con người ở cả hai phe tham chiến. Người lính bước ra khỏi cuộc chiến với những mất mát, đổ vỡ, những tổn thương về cả tinh thần và thể chất. Mỗi con người một số phận khác nhau nhưng điểm chung ở họ là đều không có hạnh phúc trọn vẹn, đều rơi vào bi kịch. Đó có thể là bi kịch của những nàng vọng phu như Hạnh, Dâu, Thắm (Bến không chồng-Dương Hướng); hay đó là bi kịch của những anh hùng chỉ quen với chiến trận như Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng).

Sau chiến tranh, một số nhà văn chú ý khai thác tâm trạng bất ổn ở những nhân vật bị chấn thương, những con người tưởng đã quen với hoàn cảnh "sự chém giết đã trở thành những hành động tự nhiên tất yếu của con

người" (Chim én bay). Cuộc đời trận mạc đã tạo nên sức chịu đựng cho người

lính trong cuộc sống vốn không bằng phẳng. Cùng viết về người lính thời hậu chiến, Chu Lai cũng có những đóng góp đáng kể trong việc đổi mới cách thức tái hiện chân dung người chiến sĩ cách mạng. Trong các sáng tác của ông, những người từng xông pha trận mạc đều không yên ổn, luôn luôn bị những ám ảnh chiến tranh đeo đẳng. Quan tâm đến số phận con người cá nhân không phải đến Chu Lai ta mới bắt gặp. Tuy nhiên đến lượt mình, Chu Lai đã viết về người lính và cuộc chiến tranh đã qua với tâm thế của người trong cuộc, nhìn cuộc đời qua lăng kính của người lính. Viết về người lính dù thời chiến hay thời bình, nhà văn đều đẩy ngòi bút của mình đến tận cùng của vấn đề cần khai thác. Quá trình hiện đại hóa nền văn học đã tác động không nhỏ đến quan niệm về hiện thực, con người trong tiểu thuyết Chu Lai. Đó là cái nhìn mang đầy giá trị nhân bản, sự chiêm nghiệm của kiếp người mang đầy nỗi niềm riêng tư. Khảo sát qua các sáng tác của Chu Lai, ta nhận thấy một số dấu hiệu chuyển đổi về cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.

Trước hết là cách nhìn mới về chiều hướng con đường đời của nhân vật. Nhà văn tập trung khai thác số phận con người ở khía cạnh bi kịch. Theo A-ri-xtot(384-332 tr.CN) trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, "bi kịch" là "Sự

bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn nhằm dùng hành động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự". Như vậy, nhìn nhận nhân vật theo hướng quan tâm đến vấn đề số phận bi kịch của con người tức nhà văn không nhằm miêu tả sự ngang trái va đâu vỡ đấy của nhân vật mà qua đó muốn tìm ra cái giá trị thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính, nét đẹp ẩn kín trong mỗi con người. Vì thế, nhân vật bi kịch trong các sáng tác của Chu Lai thường là những nhân vật anh hùng thuở nào. Những con người quen với

cuộc sống nơi chiến trận mà lạc lõng như kẻ lạc loài với nền kinh tế thị trường thời mở cửa luôn tiềm tàng những "sóng ngầm và gió xoáy" bên trong. Chính bản thân cuộc sống vốn dĩ đã luôn tồn tại những bi kịch. Mỗi cá nhân con người tồn tại như một cá thể độc lập với những sắc thái cảm xúc khác nhau. Qua các trang văn Chu Lai, ta luôn thấy chân dung những nhân vật với những trạng thái cảm xúc khác nhau. Họ luôn mê mải đi tìm hạnh phúc cho mình. Nhưng "Hạnh phúc như một cái chăn hẹp. Người này co

thì người kia bị hở". Điều may mắn của người này lại là nỗi bất hạnh của

kẻ khác. Giá mà người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà không làm hại ai thì có lẽ cuộc sống này đã tốt đẹp hơn. Mỗi giai đoạn lịch sử lại có sự nhận định chân giá trị riêng. Cuộc sống luôn vận động, cái là tốt đẹp, giá trị ngày hôm qua thì hôm nay bỗng trở nên vô nghĩa.

Từ điểm nhìn mang cảm hứng bi kịch, nhà văn có nhu cầu thể hiện con người cá nhân trong các mối quan hệ xã hội để thấy được "một chân dung đầy

đặn hơn, nhiều chiều, nhiều cạnh hơn, do vậy mà chân thực hơn". Khai thác

tận cùng mọi khía cạnh của cuộc sống trong và sau chiến tranh với những bi kịch và bất hạnh của nó là hướng viết vẫn được tiếp tục trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì sau này. Sáng tác thời kì hậu chiến bên cạnh việc thể hiện con người anh hùng trận mạc đã có con người thân phận, con người mang số phận bi kịch. Thể hiện con người bi kịch là một nét nổi bật trong quan niệm về con người của tiểu thuyết Chu Lai. Qua các tác phẩm của mình, nhà văn tập trung thể hiện đời sống cá nhân với biết bao bi kịch, biến cố song không bi kịch nào giống bi kịch nào. Điều đó tạo nên sự phong phú, sâu sắc về nội dung, ám ảnh về mặt tư tưởng.

Chiến tranh là một hoàn cảnh sống không bình thường đối với bất cứ dân tộc nào. Cuộc chiến đó được các nhà văn cảm nhận không chỉ có cái hùng mà còn tồn tại những bi kịch chiến tranh. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã để cho nhân vật Kiên có những hăm hở, hoài bão về cuộc chiến "Chiến tranh-từ nay mới thật là sống" thì chính anh đã phải trả giá ngay từ

những giây phút đầu tiên bước vào cuộc chiến. Không phải đợi tới mãi sau này, anh mới cảm nhận được sự mất mát, đắng cay, những tổn thương tinh thần mà cuộc chiến để lại. Bằng cách riêng của mình, Chu Lai đã phơi bày một thực trạng đáng buồn của nhân cách con người. Hoàn cảnh thiếu thốn, mất mát, bế tắc triền miên dường như đã tác động ít nhiều đến lí trí, phẩm cách của người chiến sĩ. Cuộc chiến giờ đây mất dần cái không khí rộn rã, hào hùng của lớp lớp người lên đường chiến đấu đã có trong tiểu thuyết trước 1975 mà thay vào đó là giọng điệu ngậm ngùi, buồn đau, đôi khi còn là sự xót xa, chua chát. Đó là cảm nhận chung của những người từng một thời vào rừng chiến đấu như tâm sự của Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng: "Còn đơn vị tôi không biết đã bị xóa phiên hiệu đi, xóa phiên hiệu lại đến lần thứ mấy nữa. Bi kịch được lặp đi lặp lại nhiều lần nó cũng trở thành nhàm, thậm chí trở thành hài kịch…". Sự sống của những kẻ cầm súng trực tiếp như Hai Hùng ẩn chứa

biết bao nhọc nhằn trong "màn bi hài kịch đẫm máu".

Chiến tranh chưa khi nào được xem là hoàn cảnh sống bình thường của bất kể dân tộc nào. Chính vì vậy, viết về cuộc chiến đã qua, Chu Lai đã chỉ ra những bất cập, những bi kịch của những người từng tham chiến. Con người dần đánh mất bản thân mình trong cái thấp hèn, bản năng. Phải chăng vì thế mà Hai Hùng thoáng có "suy nghĩ chua chát!"Trong chiến tranh, chả lẽ con người ta có thể đôi khi căm hận đồng đội hơn căm kẻ thù?". Cuộc sống thiếu thốn, đói khát kéo dài "Cả chục năm…luôn luôn đói ăn, đói muối, luôn luôn

chỉ vận độc một chiếc xà lỏn đánh hết trận này qua trận khác, hết mùa mưa qua mùa khô, hết ngày tạnh sang ngày ướt…" đã khiến người lính có những

phút ngã lòng, để bản năng sinh tồn thống trị. Cái đói, cái khổ triền miên dường như đã làm mụ mị đầu óc, tâm hồn, người lính vốn can tràng, quả cảm bỗng sa ngã.

Chiến tranh không chỉ có đói khổ, thiếu thốn. Trong cuộc chiến trường kỳ của dân tộc, người chiến sỹ hàng ngày phải đối diện với sự hy sinh, mất mát cứ kéo dài triền miên mà không có dấu hiệu chấm dứt. Chính thực trạng

bế tắc đó khiến không ít chiến sĩ muốn trốn thoát khỏi cuộc chiến bằng bất kì giá nào. Đó là hình ảnh Tuấn trong Ăn mày dĩ vãng "như hóa thạch, nửa

người nhô lên khỏi miệng hầm, hai cẳng tay giơ cao, cứng đơ, tạc vào nền trời trống hoác hình thù một tượng đài oán thán….mắt nhắm, miệng lắp bắp như khẩn nguyện, đợi chờ...". Tuấn mong chờ gì với tư thế ấy?. Cuộc chiến

kéo dài triền miên đã tác động sâu sắc đến lý tưởng, đánh gục ý chí chiến đấu của người lính. Tuấn muốn ra khỏi cuộc chiến, "muốn…cối nó tiện đứt đi hai

cánh tay để…Trở về nhà…Được sống". Khát vọng được sống, được trở về

không chỉ có ở riêng mình Tuấn. Ngay cả cách thức tìm kiếm con đường để trở về bằng cách trốn chạy như Tuấn, ta cũng bắt gặp không ít ở những "kẻ

đánh đến trận thứ mười mà chưa chết". Nhà văn đã để cho người hùng của trận mạc- Hai Hùng phải chua xót thú nhận" đã ít nhất trên ba lần anh thực

hiện cái động tác khốn nạn đó". Và phải là những "thằng cầm súng thực sự, phải đánh nhau đến trận thứ mười mới nảy sinh được cái suy nghĩ này". Chân

dung người lính hiện lên chân thực, được khai thác ở cả bóng tối và ánh sáng. Được đánh giá là "người mẫu của chiến tranh sông lạch, là nghệ sĩ cầm súng

ảo thuật"…nhưng ẩn đằng sau vẻ ngoài đó là một "thằng người yếu đuối" như

Hai Hùng tự nhận với Ba Sương. Người lính trong các trang văn Chu Lai hiện lên mang vẻ đẹp hào hùng, hào hoa nhưng cũng mang nhiều bi kịch. Ở họ ta

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)