Nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 53)

5. Dự kiến đóng góp khoa học

2.1 Nhân vật trong tiểu thuyết

Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học, là một chất liệu có tính bản thể của tự sự.

Nhìn một cách bao quát, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng riêng trong văn chương mà còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác. Theo Từ điển

tiếng Việt[37] của Viện ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng,

Hà Nội-Đà Nẵng, 2006) thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: nghĩa đầu tiên, đó là "đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác

phẩm văn học". Thứ hai, đó là "người có một vai trò nhất định trong xã hội".

Như vậy, thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến, rộng rãi trong đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội – chính trị và ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày…Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi chỉ đề cập khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa,

tức là nhân vật trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật.

Đi tìm hiểu xuất xứ ban đầu của thuật này là vấn đề thiết yếu chúng ta cần quan tâm.

Trong tiếng Hy Lạp cổ, nhân vật (đọc là "persona"), lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Về sau, thuật ngữ này được dùng với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện.

Bàn về thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Cuốn luận văn học, (NXBGD, H, 2004 do tác giả Phương Lựu chủ biên) đã đưa ra

định nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: "Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúy Kiều, Kim Trọng…Đó là nhân vật không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều…Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người…Khái niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm…Nhưng chủ yếu vẫn là chỉ hình tượng con người trong tác phẩm…Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu ước lệ để ta nhận ra" [34, tr 277-278].

Cuốn Lý luận văn học, (NXBGD, H, 1993 do giáo sư Hà Minh Đức

tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân

vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều. Đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người [11, tr102].

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (NXBĐHQG, H, 2000 của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) cũng đưa ra một khái niệm tương tự: "Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng…Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống"[15, tr235].

Mặc dù các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận văn học đều đưa ra những cách định nghĩa của riêng mình, tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học họ đều cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người, hoăc những con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.

Như vậy, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của mình về con người. Trong Nghệ thuật thi ca, Arixtot viết: "Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó". Như vậy, ta thấy tính cách được xem là đặc điểm quan trọng nhất, là "nội dung của mọi nhân vật văn học"[2, tr280]. Đôxtôiepxki cũng khẳng định: "Đối với nhà văn, toàn

bộ vấn đề là ở tính cách". Do được đánh giá cao như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi nhân vật là tính cách. Với cách gọi đó, vô hình chung đã giới hạn đi khái niệm. Bởi nhân vật không chỉ có ý nghĩa chỉ tính cách mà còn là "công cụ" dẫn dắt ta khám phá thế giới đời sống. Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Nhưng không phải mọi cá tính, đặc điểm của cá nhân đều được coi là tính cách. Người ta chỉ gọi là tính cách những người mà sự thống nhất được biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất xã hội lịch sử của nó. Và mặc dù chưa đạt đến mức độ là những nhân vật điển hình nhưng nhân vật tính cách cũng thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao. Như vậy, tính cách được xem như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học. Và tự nó cũng bao hàm những thuộc tính như: có nét cụ thể, độc đáo, riêng biệt của một con người cá biệt nhưng lại bao hàm cả nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định, đồng thời có một quá trình phát triển hợp với logic khách quan của đời sống.

Như vậy, tính cách được coi là hạt nhân để nhà văn xây dựng nhân vật. Mỗi tính cách nhân vật thường gắn liền với những khía cạnh vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Do vậy, khi đi vào tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tác phẩm, ta không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các đặc điểm, các nét tính cách của nhân vật mà cần phải thấy được những vấn đề xã hội đằng sau những tính cách đó.

Tóm lại, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện tất yếu và quan trọng giúp nhà văn phản ánh, khái quát hiện thực nhằm thể hiện quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vâỵ, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người.

Đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai ta bắt gặp những suy tư, trăn trở của nhà văn về cái nhìn thời hậu chiến.

Văn học như tấm gương soi phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Đã có thời kì văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của yêu cầu cách mạng. Tác phẩm nghệ thuật tập trung phản ánh những chân dung nhân vật mang đậm lý tưởng cách mạng, là chiếc loa phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Nhân vật trung tâm là hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ với "trái tim vĩ đại", những cá nhân đã trở thành hình ảnh tượng trưng của "Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ"… Chiến tranh - tự bản thân nó đã là một hoàn cảnh bất bình thường. Trong hoàn cảnh đó, con người dần quen với cuộc sống sinh hoạt thời chiến. Người lính hiện lên như những con người đẹp nhất của thời đại. Những năm tháng kháng chiến đó đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ tạo lên mảng văn học cách mạng.

Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại nhưng ký ức về chiến tranh vẫn không nguôi ám ảnh trên từng trang viết của nhiều nhà văn, đặc biệt là những nhà văn từng một thời mặc áo lính. Với họ, viết không chỉ là nhu cầu để giải tỏa cảm xúc mà còn là sự tri ân với những người đồng đội đã khuất và cả những người đang sống hôm nay. Tác phẩm được viết ra như sự thôi thúc từ bên trong, là những ẩn ức, trải nghiệm của họ. Cũng giống như một số nhà văn: Lê Lựu (Đại tá không biết đùa), Nguyễn Minh Châu (Miền cháy, Lửa

từ những ngôi nhà, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh)…nhà văn Chu Lai viết về chiến tranh trong dòng chảy của ký

ức chiến trận. Chính vì vậy, viết về cuộc chiến đã qua trở thành một nhu cầu cấp thiết "cần phải viết về chiến tranh…Sao cho xao xuyến lòng dạ, xúc động nổi

trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng quá khứ của quá khứ".(Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh).

Trong dòng chảy của ký ức đó, hình ảnh người lính dù ở thời nào cũng hiện lên thật sống động, chân thực trong cái nhìn đa chiều của người nghệ sĩ. Như vậy, sự lựa chọn đề tài chiến tranh và người lính đã bắt đầu từ sự thôi thúc bên trong, từ những ám ảnh nằm ngoài lý trí của các nhà văn từng một

thời xông pha trận mạc. Đối với Chu Lai để lại sau lưng mọi điều ngổn ngang bừa bộn, nhà văn tìm đến văn chương như sự "neo đậu linh hồn mình vào như

một hành vi tọa thiền, sàng lọc…". Đọc các sáng tác của Chu Lai, ta hiểu thêm về cuộc chiến đã qua, về những người lính thủa nào. Họ không chỉ là người của ngày hôm qua, mà còn hiện hữu trong cuộc sống hôm nay. Nhưng dù xuất hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, người lính luôn giữ được phẩm chất, cốt cách, chất lính của một thời. Nhà văn từng tâm sự "khi ngọn gió chống

ngoại xâm hàng ngàn năm luôn thốc tháo thổi vào tâm hồn mình" đã có sức

vẫy gọi khiến ông "bỏ đại học, bỏ thánh đường sân khấu ra đi" lên đường kháng chiến. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà nhân vật trung tâm trong các sáng tác của ông là người lính. Đó có thể là những nhân vật người lính vô danh (Ăn mày dĩ vãng) trong lúc đi nghiên cứu địa hình giữa vòng rào thép gai của địch, anh bất ngờ bật lên một tiếng ho. Ở giây phút cuối cùng của cuộc đời, anh đã âm thầm tự nhét đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình để bảo vệ sự an toàn của đồng đội, để rồi khi mọi người kéo được anh ra ngoài thì

"mặt mày đã bầm tím, sưng tấy, mồm miệng nhoe nhoét những dãi dớt trộn máu, trộn đất". Sự ra đi đầy đau đớn, mãi mãi nằm xuống ở tuổi hai mươi như

có sức ám ảnh khôn nguôi tới bạn đọc. Đó có thể là những cá nhân anh hùng, những người hùng của trận mạc như Hai Hùng, Tám Tính, Khiển…Đứng trước tình thế ngặt nghèo của đơn vị chỉ còn không đầy hai chục người một mình Khiển bằng tài trí và sự dũng cảm của mình, đã "chuyển bại thành thắng, chuyển cái chết mười mươi thành sự sống nguyên vẹn cho gần hai chục con người". Trong chiến tranh, gương mặt người lính được đặt trong cái

nhìn đa chiều và hiện thực. Vì vậy, chân dung người lính trong tiểu thuyết Chu Lai hiện lên giàu sức thuyết phục. Nhà văn quan niệm "Chiến tranh chiến hào giống như một thứ thuốc thử cực nhạy để con người hiện lên hết màu hết nét…cái cao cả, cái thấp hèn, cái trung thực, điều vị tha và sự độc ác…bao giờ cũng bộc lộ đến cùng". Chính môi trường chiến trận đã làm sáng

tạo cho người lính một phong thái tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Chân dung Hai Hùng thời chiến hiện lên đúng là người mẫu của chiến tranh sông lạch: "cao một mét bảy ba, tóc dày cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi….". Con người ấy không chỉ hiện hữu qua nét đẹp hình thể mà vẻ đẹp ấy còn tồn tại trong niềm tin tưởng, yêu quí của đồng đội, bà con trong ấp dành cho anh. Trong cuộc chiến đầy cam go, đau thương, mất mát, bao giờ anh cũng là chỗ dựa tinh thần cho đồng đội. Họ tin cậy anh như "đoàn thủy thủ hết lòng tin cậy vào người thuyền trưởng tài ba giữa muôn trùng sóng gió". Anh là linh

hồn, điểm tựa giúp họ bình tâm sau những phút giây hoảng loạn mà sự khốc liệt của chiến tranh mang lại. "Trời cho anh cái phong độ thủ lĩnh". Chính sự khốc liệt, nỗi hiểm nguy tạo cho anh cái uy trước bạn bè. Đồng đội gọi anh là

"con hùm xám" với vẻ kính trọng. Kẻ thù gọi anh là "tên sát nhân tài tử, là nghệ sĩ cầm súng ảo thuật" với hàm ý nể sợ. Bà con trong ấp chiến lược kêu

anh bằng mày, bằng thằng với tất cả sự âu yếm, tin cậy…Một chân dung, một con người được nhìn nhận, đánh giá ở những chiều kích khác nhau, bổ sung cho nhau trong việc tạo dựng một bức chân dung hoàn chỉnh về con người được mệnh danh là NGƯỜI RỪNG. Để tạo nên phong thái thủ lĩnh đó có lẽ không thể không kể đến ánh mắt cứ "chuyển màu bạc đi là y như rằng sắp có

sấm sét". Một đôi mắt màu nâu xám, hồn nhiên và hoang dã. Trong đôi mắt

ấy ẩn chứa bao suy tư, trăn trở, đôi mắt có hồn khiến người lành tâm nhìn vào đó thấy tĩnh lặng, bình yên. "Kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da gà". Và đã có ai đó từng nói "Nước mắt là miếng kính biến hình của vũ trụ". Với ánh mắt

sâu vời vợi của mình, người thủ lĩnh ấy như có khả năng cảm hóa, làm mềm đi những đau thương mất mát, làm điểm tựa tinh thần cho đồng đội của anh tin theo. Sự tàn khốc của chiến tranh đủ sức hủy diệt mọi thứ, làm biến đổi hình hài, xói mòn nhân cách nhưng riêng đôi mắt ấy vẫn cháy sáng, vẫn ám ảnh chúng ta. Đúng như phó chủ tịch Quân đã nhận định về Hai Hùng của ngày hôm nay "Nói thiệt, anh Hai đừng buồn nghe! Ráo trọi những cái gì còn

sáng tác của Chu Lai, hình ảnh đôi mắt luôn được nhà văn chú ý khai thác triệt để nhằm thể hiện góc khuất tâm hồn của từng nhân vật. Đó có khi là nơi đồng đội nhìn vào tìm thấy niềm tin trong ánh mắt. Là đôi mắt trong veo,

"rượi buồn anh ánh sắc thần linh" của Viên (Ăn mày dĩ vãng) khi lờ mờ cảm

thấy có một thứ linh cảm không lành. Là đôi mắt thật lạ của Sáu Nguyện (Ba

lần và một lần). Cái lạ nằm chính trong thần sắc đáy sâu con mắt. Mới nhìn

chỉ thấy nó bạc phếch, màu chì. Nhìn lâu lại thấy nó xuyên thấu, giá băng, hơi giễu cợt, lấp lóe một vài đốm sáng xanh vừa ma quái vừa ấm áp. Đôi mắt như phản chiếu số phận lận đận, phong trần, thích tự làm khổ mình của nhân vật

Hiện thực chiến tranh tuy khốc liệt nhưng nó không chỉ duy nhất một màu u ám, chết chóc. Người đọc còn bắt gặp những âm vang của tình bạn, tình yêu, tình đồng chí cao cả mà nguời lính dành cho nhau. Người lính không chỉ biết đánh trận giỏi, biết vững tay súng, trường kì kháng chiến mà còn là những cá nhân biết rung động, biết thương yêu, biết hờn ghen như bao người thường. Tình cảm yêu thương nơi đồng chí, đồng đội dành cho nhau được biểu hiện đơn sơ, bình dị qua những chăm chút hàng ngày. Đó là hộp sữa mà

Một phần của tài liệu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)