5. Dự kiến đóng góp khoa học
3.2.2 Cốt truyện lồng trong truyện
Đây là kiểu tổ chức cốt truyện có nhiều tầng bậc, ở mỗi một tầng bậc của thang cốt truyện lại có những sự kiện, tình huống khác nhau, đan xen nhau, thậm chí có thể hiểu rằng ở mỗi một tầng bậc của thang cốt truyện lại có một câu chuyện riêng biệt.
Đây là kiểu tổ chức cốt truyện không mới nhưng nó vẫn đạt được hiệu quả cao nếu biết tổ chức cốt truyện một cách khéo léo. Sử dụng kiểu cốt truyện này khiến truyện được soi chiếu ở nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau, nhân vật hiện lên chân thực, nhiều góc cạnh.
Để xây dựng thành công loại hình cốt truyện này phải kể đến sự tham gia của nghệ thuật trần thuật. Trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật. Thực chất, trần thuật là một chuỗi phát ngôn liên tục của chủ thể nhằm miêu tả, kể chuyện, liên kết các nhân vật, các yếu tố trong tác phẩm theo một tư tưởng nghệ thuật chủ đạo. Như vậy, nghệ thuật trần thuật gắn bó chặt chẽ với kết cấu của tác phẩm.
Trong kiểu cốt truyện lồng trong truyện, nghệ thuật trần thuật được phát huy cao độ khi tạo ra các chủ thể trần thuật khác nhau nhằm tạo lên cái nhìn khách quan, cụ thể nhiều chiều về nhân vật được kể tới.
Là một người luôn mải miết trên con đường sáng tạo nghệ thuật, luôn tự đổi mới ngòi bút của mình, Chu Lai tỏ ra là nhà văn rất có duyên trong cách tổ chức cốt truyện như thế. Kiểu cốt truyện này góp phần quan trọng mang lại cho tiểu thuyết của nhà văn những hướng giải quyết bất ngờ, thú vị. Cuốn tiểu thuyết Ba lần và một lần xét trên một phương diện nào đó thì cũng được tổ chức theo kiểu truyện trên.
Trong Ba lần và một lần, sự kiện mở đầu được đánh dấu bằng cuộc
này được nhà văn nhắc đến ngay từ trang đầu tiên của truyện, trong một hoàn cảnh trớ trêu: khi Năm Thành đang bị cơ quan công an thẩm vấn vì tội cố ý giết người và người thẩm vấn anh lại là Út Thêm. Hai con người từng gắn bó, có mối dây thân tình hồi chiến tranh ở rừng nay bất ngờ đối diện với nhau trong tình huống thẩm tra. Có thể thấy Chu Lai trong các câu chuyện của mình thường mở đầu với môtip gặp lại và trong sự tình cờ hội ngộ đó thường không diễn ra suôn sẻ, có cái gì đó như là định mệnh đưa hai người gặp nhau rồi lại vô tình đẩy họ phải xa nhau mãi. Ở tác phẩm này cũng vậy, ngay khi nhìn vào khuôn mặt với "cái miệng có mấy chiếc răng hô và đôi mắt ấy", chị đã nhận ra anh: "Một đôi mắt cũng không giống ai. Một đôi mắt thật lạ!...Cái
lạ nằm chính trong thần sắc đáy sâu con mắt. Mới nhìn chỉ thấy nó bạc phếch, màu chì. Nhìn lâu lại thấy nó xuyên thấu, giá băng, hơi giễu cợt, lấp lóe một vài đốm sáng xanh vừa ma quái vừa ấm áp mỗi khi nhìn thẳng vào ai, vào một vật thể gì". Cái miệng ấy, đôi mắt và cái nhìn ấy nhanh chóng kéo chị
ngược trở về với quá khứ khi mình vẫn còn là cô bé con chưa đầy mười lăm tuổi. Thời gian đã cách xa mà cảm giác thì vẫn là một "Giống như ngày nào,
lúc vừa bước chân vào rừng, gặp chú, cổ chị cũng tự dưng khô rát như nuốt nhầm lửa bỏng thế này"[8, tr9]. Sự đồng hiện cảm xúc khiến chị ngỡ ngàng
và "không hề hiểu". Hai người đồng đội xưa giờ gặp nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt. Sau hai mươi năm gặp lại, cô bé Út Thêm ngày nào giờ đã trở một cán bộ điều tra cứng cỏi, nhiều kinh nghiệm. Còn Sáu Nguyện, người một thời được coi là "thần tượng trận mạc" thì giờ đây lại là phạm nhân đang bị giam vì tội "có ý định giết người". Từ cuộc gặp gỡ ở thời hiện tại này, Út
Thêm lần ngược trở về quá khứ, trở lại câu chuyện bắt đầu trong chiến tranh Mở đầu truyện bằng một tình huống đầy kịch tính khi một người cố lục tìm lại nét thân thuộc của hình bóng năm xưa, một người lại luôn muốn lẩn tránh bằng nét mặt cố tạo ra bình thản đến vô hồn. Xung đột truyện bắt đầu từ sự phủ nhận này và kể từ đây bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm câu trả lời cho điều mình thắc mắc.
Nếu như phần thắt nút thường sử dụng một sự kiện có tính chất "kích nổ" thì phần phát triển của cốt truyện, nhà văn tập trung khai thác một chuỗi các sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau làm cho xung đột truyện phát triển. Tiếp sau cuộc gặp gỡ bất ngờ ở thời hiện tại giữa Út Thêm và Sáu Nguyện, mạch truyện được triển khai thành một chuỗi các biến cố chính làm phát triển xung đột truyện. Đang từ hiện tại, theo nỗi nhớ của nhân vật, truyện được quay ngược về mảnh quá khứ năm xưa: hồi chiến tranh ở rừng. Lần gặp gỡ đầu tiên của cô bé Út Thêm khi đó chưa đầy mười lăm tuổi và Sáu Nguyện_ một cán bộ quân báo xuất sắc của tỉnh. Theo lời kể của tác giả, người đọc như chứng kiện những sự kiện có tính chất quyết định đối với số phận của nhân vật Sáu Nguyện. Sự thất bại trong một trận tập kích vì nôn nóng của Năm Thành và vì luôn nghĩ cho người khác, vì tình cảm sâu sắc của Sáu Nguyện dành cho Tư Chao đã khiến anh tha thứ cho hành động chiêu hồi của Năm Thành. Sau lần đấy, cuộc đời của Sáu Nguyện đã ngả theo một hướng khác. Anh bị đẩy về phía sau, lại gặp chuyện xích mích với tổ viên của mình, bị thương và khi chiến tranh kết thúc thì anh giải ngũ. Tuy nhiên, không phải đợi đến khi hòa bình lập lại, nhân vật người lính này mới rơi vào bi kịch. Bi kịch của Sáu Nguyện đã xuất hiện manh nha từ trong chiến tranh: bị đánh mất tình yếu, sự mệt mỏi, hao mòn của sức khỏe và lý tưởng… sau cuộc chiến tranh, anh đổi tên tới một nông trường cao su làm việc. Cũng như một Trần Hoài Linh, một Hai Hùng, một Nam…xuất hiện trong một số tiểu thuyết khác của Chu Lai, như rất nhiều đồng đội của anh sau ngày toàn thắng, Sáu Nguyện trở về đời thường với ít nhiều ngơ ngác, bỡ ngỡ…Và anh chỉ cảm thấy "mùi vị và
sự thanh thản trong chính cánh rừng bom đạn khốc liệt mà thanh sạch ngày nào". Thông qua lời kể của tác giả, bạn đọc cảm nhận được sự gắn kết vô
hình cuộc đời anh với cánh rừng cao su "đong đầy ký ức mỏng manh" này.
Hiện tại xô bồ, bon chen với những chụp giật, lọc lừa khiến tâm trí anh luôn phải căng thẳng thì về lại rừng cao su anh như tìm lại cảm giác quá khứ, anh như tìm thấy một sự tự hành xác lại như một cách thức tìm quên.
Nhưng cuộc đời chưa bao giờ là bằng phẳng, tại đây khi xuất hiện những lá thư tố cáo một số cá nhân trong ban giám đốc thì người ta đổ cho anh và tìm mọi cách đẩy cho anh bật ra khỏi nông trường. Trong thời buổi mà các giá trị tinh thần đang có nguy cơ bị đảo lộn, nhân vật đang ở trong hoàn cảnh thất nghiệp thì Sáu Nguyện tình cờ gặp lại Hai Tính. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ bất ngờ này chỉ giúp cho nhân vật cảm nhận được tình người, thanh thản sống trong một quãng thời gian ngắn để rồi hiện thực cuộc sống với những mánh lới làm ăn khuất tất đã lại một lần nữa đẩy những người chiến hữu năm xưa xa nhau. Theo dõi chặng đường đời của nhân vật Sáu Nguyện, ta luôn thấy bóng dáng Năm Thành song hành, tác động vào sự biến đổi số phận của nhân vật. Dường như, trước những bước ngoặt, những biến cố của Sáu Nguyên luôn có bàn tay vô hình của Năm Thành chi phối, dù ở thời chiến hay thời bình, Sáu Nguyện luôn chịu sự thua thiệt, bức hại của Năm Thành. Khi người thủ trưởng cũ đưa anh về một công ty xây dựng và cũng một lần nữa Năm Thành xô đẩy công ty anh, chiếm hết thị trường bằng những thủ đoạn đen tối. Sự xuất hiện song hành hai chân dung người lính: chân dung Năm Thành bên cạnh Sáu Nguyện giúp ta có cái nhìn đa chiều về hình tượng người lính trong trận chiến đấu hôm nay. Qua đó còn làm nổi bật bản chất chân thật, nét đẹp trong quá trình bảo tồn và giữ gìn nhân cách lính của nhân vật Sáu Nguyện.
Câu chuyện về cuộc đời Sáu Nguyện không chỉ được kể theo lời kể của tác giả mà còn qua sự kể lại của nhân vật Ba Đẩu, tay nhà báo kiêm chiêm tinh phố huyện, người ít nhiều có sự gắn bó, quan hệ với cuộc sống quá khứ, hiện tại của Sáu Nguyện. Bởi vì nếu để cho câu chuyện tiếp tục theo mạch tâm trạng của Út Thêm thì truyện sẽ đi vào bế tắc. Do vậy người kể chuyện đã tạo ra cuộc gặp mặt giữa Út Thêm và chú Ba Đẩu, ngày xưa là bạn chiến hữu cùng chiến đấu với chú Sáu Nguyện. Và câu chuyện được tiếp tục bằng lời kể của nhân vật Ba Đẩu. Từ chương 10 đến chương 15 là quãng đời của Sáu Nguyện qua lời kể của Ba Đẩu. Tuy nhiên, cốt truyện vẫn được tổ chức theo ý
của người kể chuyện hàm ẩn, do vậy mà người đọc vẫn thấy trong đó những đoạn thể hiện tâm trạng của Sáu Nguyện.
Trong tác phẩm, trở lại thời gian quá khứ chiếm tỷ lệ khá lớn, nó được thể hiện chủ yếu thông qua lời kể của Ba Đẩu. Qua lời kể ấy, người đọc hiểu được nguyên do, hành trình đi đến quyết định "tao sẽ xử mày!" của nhân vật Sáu Nguyện. Qua lời kể của Ba Đẩu, chúng ta hiểu được sự phát triển trong tính cách con người Sáu Nguyện trước khi đi đến hành động trả thù. Trong lần gặp lại Ba Đẩu, gặp lại những người đồng đội xưa, bên cạnh niềm vui gặp gỡ là cảm xúc xót xa, nỗi niềm trăn trở trước số phận mong manh, bấp bênh của người lính sau chiến tranh. Đằng sau niềm vui ngày chiến thắng là hiện thực cuộc sống ngổn ngang nhiều bất cập. Đầu tiên là chuyện mảnh rừng cao su mà Ba Đẩu và đồng đội đã bỏ công sức vào chăm sóc bị lấy lại với một giá đền bù rẻ mạt. Mảnh đất năm xưa người lính từng đổ bao máu xương để bảo vệ, giờ thì nhân danh cơ chế mới để cướp đoạt trắng trợn trong thời bình. Qua lời kể của Ba Đẩu, hiện thực hôm nay được phơi bày ngay cả những mặt khuất lấp. Đau xót làm sao khi người lính từng đánh thắng những kẻ thù sừng sọ như đế quố Mỹ vậy mà nay đành phải bất lực trước hành động của những con người được gọi là đồng bào mình. Lời nói của Ba Đẩu được thốt ra từ trong gan ruột người lính có sức ám ảnh, day dứt chúng ta: "Được rồi! Mấy
chú cứ giương súng bắn vào mấy anh em này đi. Họ chỉ có một cái tội lớn nhất là đã bỏ cả tuổi trẻ, bỏ cả xương máu hàng chục năm ròng để giữ được cục rừng này không cho lọt vào tay bọn xâm chiếm, để bay giờ khoác tiếng là lấn chiếm…"[8, tr188]. Trong mạch truyện mà Ba Đẩu kể cho Út Thêm nghe
ta còn bắt gặp biết bao cảnh đời, bao số phận người lính phần nhiều đều mang trong mình những tổn thương do chiến tranh đem lại.
Ngược thời gian về thời quá khứ chiến tranh, người đọc hiểu được bi kịch chiến tranh, bi kịch của con người dần tự đánh mất mình như Năm Thành. Cuộc gặp gỡ giữa Sáu Nguyện với Năm Thành cũng được xây dựng theo kiểu tình huống nghịch lý mang tính thử thách. Hai con người trong chiến tranh vốn đã có
quá nhiều duyên nợ, ân oán. Hòa bình gặp lại cũng gắn với sự hoán đổi ngôi vị. Sáu Nguyện_ người hùng chiến tranh, biểu tượng cho sự can trường, quả cảm năm xưa, nay cảm thấy như hụt hơi, lạc loài. Năm Thành - kẻ chiêu hồi hèn nhát, lại xuất hiện trong vai trò của một giám đốc thành đạt, giàu có, được xã hội trọng vọng. Trong cuốn tiểu thuyết này, chân dung Năm Thành luôn có sự soi chiếu, đối sánh với hình ảnh Sáu Nguyện. Trong quá khứ, mặc dù bị tước đoạt đi tình yêu, hạnh phúc; chứng kiến hành động gây ra tổn thất quá lớn trong trận càn của Năm Thành nhưng Sáu Nguyện vẫn tha. Nhưng như một định mệnh, với kiểu cốt truyện sử dụng thời gian đồng hiện, hai con người từng có nợ nhau trong quá khứ nay lại gặp nhau trong thời bình. Từ thời gian quá khứ, tác giả cho nhân vật trở về với thời gian hiện tại.
Nếu như nhân vật Ba Đẩu có sự gắn kết thân mật với Sáu Nguyện từ hồi chiến tranh thì nhà chiêm tinh của thị xã lại có mối dây liên hệ tâm linh với Sáu Nguyện. Nhìn nhận, đánh giá sự phát triển trong suy nghĩ, nhận thức, những khúc mắc trong tâm thức của Sáu Nguyện một cách chân xác. Theo cách nói của ông nhà báo kiêm chiêm tinh, kiêm chủ quán tỉnh lẻ thì số phận Năm Thành và Sáu Nguyện đã bị buộc lại với nhau bởi một "sợi dây tiền định". Nhân vật này còn có một sự lý giải về những xáo trộn trong trạng thái
tâm hồn nơi Sáu Nguyện "Con người như quý anh không phải là tạng người quá quan tâm rồi dẫn đến đau khổ trước chỉ một hành vi không ra gì. Cái quý anh đang nhọc lòng là cách đối xử với đồng loại của con người này…". Như vậy, bằng sự xuất hiện của nhân vật nhà chiêm tinh thị xã này, bản tính con người Sáu Nguyện được thể hiện một cách nhất quán.
Trong Ba lần và một lần, điểm nhìn trần thuật được luân phiên thay
đổi, khi thì là lời của nhân vật, có lúc lại là lời của tác giả và đôi chỗ có sự đan xen lời của nhân vật và lời của tác giả. Và sau những điều mà ông Ba Đẩu kể lại, có những điều mà ông chỉ có thể đoán biết hoặc chỉ nghe lại chứ không thể chắc chắn biết thì người viết chuyện lại mạo muội được kể thẳng. Đó là hành trình tìm gặp lại Năm Thành của Sáu Nguyện. Xây dựng chân dung Sáu
Nguyện theo tư tưởng nhất quán "Đã có một thời cầm súng, giờ càng không
thể nhân nhượng với cái xấu được". Vì vậy, chiều hướng con đường đời của
nhân vật tất yếu phải dẫn đến hành động trả thù khi được biết hành động thản nhiên, "nhăn răng ra cười của Năm Thành khi một con đàn bà ngoại quốc dám cầm dép đập vào giữa mặt công nhân của mày…" thì "tao sẽ xử mày".
Nhưng chính vào giây phút cuối cùng khi nâng cây súng lên thì chúng ta không nghe thấy tiếng súng nổ…Nhân vật không hành động như dự định ban đầu, nhà văn cũng không nói, để lại cho bạn đọc những trăn trở về sự im lặng của tiếng súng nơi cuối truyện. Phải chăng lại một lần nữa anh đã do dự, cái bản tính quá tốt đẹp nơi anh không cho phép anh xuống tay…Tất cả đều là ẩn số mà nhà văn dành cho bạn đọc suy ngẫm. Để rồi, kết thúc truyện là cái chết đầy đau đớn. Mà căn nguyên xuất phát từ một giọng nói, hay chỉ đơn thuần là
"sự vỡ toác của một ám ảnh bị lèn chặt" [8, tr340]. Sự ra đi này được nhà văn
tái hiện như một tất yếu vì theo lời của nhà chiêm tinh về hiện tượng Năm Thành: "Ông ta vẫn còn đứng vững và sẽ còn đứng vững, vài năm tơí chưa ai
làm gì được đâu, kể cả quý anh…". Chính vì vậy hành động trả thù của anh
gặp thất bại. Mặc dù Sáu Nguyện đã ra đi nhưng bạn đọc hôm nay vẫn không thôi thao thức trước đôi mắt vẫn còn nguyên vẹn, mở to nhìn lên bầu trời như