5. Dự kiến đóng góp khoa học
2.3.2 Nhân vật trí thức:
Nhân vật trí thức không phải là đối tượng miêu tả mới của văn học. Nhân vật trí thức đã xuất hiện trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn đầu thế kỷ 20 nhưng còn khá mờ nhạt. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn văn học khác nhau thì nhân vật lại được khám phá từng khía cạnh riêng. Nhân vật trí thức trong văn học hiện thực phê phán như Hộ (Đời thừa), ông giáo (Lão
Hạc)…chủ yếu được quan sát bởi những giằng co trong thế giới nội tâm của
nhân vật. Trong tiểu thuyết chiến tranh thời chống Mỹ, do nhãn quan chính trị chi phối khiến cho các nhà văn đều tập trung xây dựng những nhân vật trí thức mang vẻ đẹp và những phẩm chất lý tưởng cách mạng. Họ không được đặt trong những bi kịch quẩn quanh của cuộc sống đời thường như nhân vật trí thức giai đoạn trước đấy mà đã được đặt trong hoàn cảnh xã hội rộng lớn, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc và thời đại. Nét mới của nhân vật trí thức trong văn học thời kì này là họ đã phần nào nhập cuộc, tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Văn xuôi thời chống Mỹ đã bắt đầu khắc họa chân dung đa chiều, nhân vật bước đầu đã có đời sống nội tâm, sự phát triển trong tính cách của nhân vật. Mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng họ là đại diện cho cái mới, cái tiến bộ, cho lý tưởng, thời đại, góp phần không nhỏ
vào sự thành bại của cuộc kháng chiến. Nhìn chung, những nhân vật trí thức trong thời kì này đi theo kháng chiến bằng nhiều con đường khác nhau, và đường đi của họ cũng quanh co dài ngắn khác nhau nhưng cái đích cuối cùng phải đến là chiến hào đánh giặc. Đó là Khắc trong Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi; Trọng, Hiên, Trà trong Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm của Đào Vũ; Thức,
Liên trong Đất làng của Nguyễn Thị Ngọc Tú; Tiệp, Ái, Vượng trong Bão biển của Chu Văn. Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được của văn
xuôi giai đoạn trước, kết hợp với những tiền đề trong quá trình đổi mới xã hội và đổi mới văn học, văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới đã nâng hình tượng nhân vật trí thức lên một bước phát triển mới. Sự trở lại của nhân vật trí thức trong tiểu thuyết chiến tranh sau năm 1975 đã đánh dấu bước thay đổi quan trọng trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nhân vật được phá bỏ "bầu không khí vô trùng", được nhà văn khai thác với đầy đủ những thói tật của
con người. Vì vậy, nhân vật này xuất hiện hầu hết trong các sáng tác của Chu Lai như một sự trải nghiệm của nhà văn về chính tầng lớp mình. Nhà văn Chu Lai khi xây dựng hình tượng nhân vật trí thức đã không dừng lại ở sự khẳng định hay phê phán một chiều mà đã chú ý xây dựng những tính cách đa dạng, được quan sát dưới điểm nhìn đa chiều. Tuy không phải là nhân vật chủ đạo song nhà văn đã khắc họa được một số nhân vật điển hình với đủ các nghành nghề khác nhau.
Quan niệm "con người là con người" đã khiến Chu Lai miêu tả nhân vật với tất cả sự chân thực, đa đoan của kiếp người. Tiểu thuyết Chu Lai cũng viết về những con người cách mạng nhưng Chu Lai không hề né tránh những phương diện đời thường, những góc khuất tâm hồn, thậm chí ngòi bút nhà văn còn đi sâu khai thác phần bản năng nơi con người họ. Nhân vật trí thức có mặt trong tiểu thuyết Chu Lai thời chiến phải kể đến sự góp mặt của đội ngũ bác sĩ. Từng là người lính chiến, Chu Lai hiểu hơn ai hết trong chiến tranh
"sự mất mát là có thật". Vì thế, các bác sĩ chính là những vị thần hộ
vong. Đó là bác sĩ Út (Nắng đồng bằng), Ba Thành (Ăn mày dĩ vãng)…. Đây là những con người có tài, có tâm và là lực lượng vô cùng quan trọng góp phần làm nên chiến thắng.
Khi xây dựng chân dung họ, Chu Lai tập trung khắc họa vẻ ngoài nhằm thể hiện những suy nghĩ, trăn trở ẩn sâu bên trong. Là đại diện của cái mới nhưng họ hiện lên chân thực, gần gũi với đại đa số quần chúng cách mạng. Đó là "dáng đi ậm ạch của người bác sĩ có dáng đồ tể", là "nụ cười hiền lành"
của Ba Thành (Ăn mày dĩ vãng). Con người với những suy nghĩ gan ruột, trái tim có những nhịp đập lành hiền, trong trẻo này đã trở thành niềm tin, niềm hi vọng của những chiến sỹ bị thương.
Viết về người trí thức, dù ở thời chiến hay thời bình, nhà văn Chu Lai đều đặt họ trong tư thế nhập cuộc, với cảm hứng ngợi ca. Vì vậy, đằng sau chân dung thô ráp "chân tay lông lá thô kệch " là tài năng, phẩm hạnh của người bác sĩ chỉ với một cái đèn măng sông, mấy miếng bông gạc bẩn…mà tay bác sỹ đồ tể Ba Thành "mổ ai được đấy, ca nào cũng suôn sẻ".
Là nhà văn luôn trăn trở, băn khoăn cho số phận con người, bên cạnh cảm hứng ngợi ca người trí thức, Chu Lai còn xoáy sâu vào nỗi đau khổ, bất hạnh khi va chạm với hiện thực thời kinh tế thị trường. Cuộc sống vốn đa đoan nhiều bất cập cuốn theo những cuộc đời bị dồn đẩy. Và người trí thức cũng không tránh khỏi vòng xoáy mưu sinh. Ở tiểu thuyết (Ăn mày dĩ vãng), hình ảnh tay bác sỹ đồ tể tài ba, người thủ lĩnh tối cao, thần hộ mạng thật sự của những người lính ven đô trong chiến tranh thì nay hòa bình mới lập lại được mươi năm trông "hắn y hệt một lão nông cả đời lọm khọm cày cuốc".
Hòa bình lập lại, cuộc sống đang dần thay đổi. Bên cạnh những điều tốt đẹp: con người được khẳng định mình, tài năng cá nhân được đề cao, coi trọng thì công cuộc đổi mới cũng kéo theo nó sự giảm sút của đức tin, cái xấu cái tốt, cái giả cái thật đan xen cùng tồn tại. Chính trong vòng xoáy cuộc đời, giữa tâm của cơn bão kinh tế, người trí thức của Chu Lai được quan sát, soi chiếu ở nhiều góc độ, mối quan hệ khác nhau. Đa số họ đều rơi vào bi kịch cá nhân, bi
kịch của con người luôn khao khát khẳng định phẩm chất người lính. Điều đó hoàn toàn khác với hình tượng người trí thức rơi vào bi kịch trong sáng tác của nhà văn Nam Cao. Nam Cao đã dùng ngòi bút tỉnh táo để khám phá đến tận cùng mọi ngóc ngách trong tâm hồn, tư tưởng của người trí thức tiểu tư sản. Người trí thức trong văn Nam Cao là những người hiện lên với khát vọng sống, khát vọng cống hiến, là những con người luôn trong hành trình tự hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên những khát vọng cao đẹp, lành mạnh ấy đã va đập với hoàn cảnh sống ngột ngạt, tù túng khiến họ rơi vào bi kịch cá nhân của những kiếp "sống mòn". Viết về giới trí thức, nhà văn chủ yếu đi sâu khai
thác quá trình đấu tranh nội tâm của nhân vật. Nhân vật trí thức trong văn Nam Cao là những con người muốn khẳng định mình, tự ý thức được bi kịch cá nhân mình nhưng không tìm được cho mình lối thoát. Cuộc đời họ là kéo dài của sự tồn tại. Hàng ngày chứng kiến sự "chết mòn" về tinh thần, nhân
phẩm nhưng ở họ không thấy sự buông xuôi, đầu hàng để bị tha hóa mà luôn đấu tranh để kiếm tìm lẽ sống cao đẹp. Nhà văn Chu Lai cũng đề cập đến nỗi thống khổ của người trí thức nhưng ở những khía cạnh rất riêng.
Những người trí thức trong sáng tác của Chu Lai không chỉ được miêu tả qua hành động mà còn được khắc họa ở chiều sâu thế giới nội tâm với những ước mơ, hoài bão, những suy tư trăn trở về lẽ sống. Ba Đẩu trong (Ăn
mày dĩ vãng) tiêu biểu cho người lính trí thức mang nét đẹp phồn hậu, cái
chất nông dân thuần phác. Trong kháng chiến nhân vật đã chịu nhiều mất mát, buồn thương khi tình cảm cá nhân không được Hai Hợi đáp trả. Để rồi "Đau!
Đau đến tận bây giờ. Còn đau nữa!". Và ám ảnh khôn nguôi, không tài nào quên được, là thương cái ánh mắt của Hai Hợi "nhìn đăm đăm, nhìn như khóc…". Bước ra khỏi cuộc chiến với "trái tim rách nát" vị bác sỹ phải trực
tiếp đối mặt với mặt trái của cơ chế thị trường. Là nhà văn quân đội, vì vậy trước những xô bồ, hỗn tạp đầy nghịch lý của cuộc sống xã hội, Chu Lai luôn có ý thức khắc họa hình tượng người trí thức mang đậm chất lính. Chính điều này đã tạo nên nét riêng, làm nên hình tượng người trí thức in dấu ấn Chu Lai.
Sự đổi thay của cuộc sống, sự mất mát, trạng thái hụt hơi của người lính trong ngày hôm nay là sự thật. Nhưng đứng trước những ngã rẽ, thử thách, cạm bẫy đó họ vẫn giữ vững tinh thần người lính. Chính niềm tự tôn một thời đấy đã trở thành điểm tựa, nơi níu giữ tinh thần để giúp họ bình tâm lại, sống tiếp. Ta bắt gặp tâm trạng "chán cảnh đời và thói đời đen bạc, chán luôn cả nội dung
công việc đã theo đuổi tới nửa đời người"của Ba Thành (Ăn mày dĩ vãng).
Đó là những đánh giá chân tình, sâu sắc của vị bác sĩ tài ba về thời cuộc, là những suy tư, trăn trở của một người đầy tinh thần trách nhiệm, với tư thế"
nhập cuộc"đã đưa ra những nhận định có tính chất đối thoại với người đọc về
những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội ngày hôm nay. Bằng trí tuệ và khả năng nhận thức sâu sắc về xã hội và con người, Ba Thành đã có những đánh giá, "nhìn nhận mọi việc cứ sáng trưng". Vị bác sỹ tài ba đã chỉ ra được thực trạng chia rẽ," khích bác Bắc Nam thông thường". Như "một nhà sử học
kiêm dân tộc học Bắc kỳ", Ba Thành đã chỉ ra thực chất của vấn đề. Đó là" Chất địa phương cát cứ trong này là biểu hiện của tư tưởng nông dân văn hóa thấp nhưng chất đãi bôi, tham vặt, ưa dòm ngó nhau ngoài kia cũng là tư tưởng manh mún, văn hóa thấp nốt. Hai thằng nông dân trong một nước nông dân nhất định đụng chạm nhau". Trên tất cả, người bác sỹ có nguồn gốc nông
dân này đều đánh giá, cư xử dựa trên lập trường tình nghĩa.
Đất nước chuyển mình, nhịp sống mới sôi động như một guồng quay cuốn con người vào vòng xoáy của cuộc mưu sinh cơm-áo-gạo-tiền. Trong cuộc kiếm tìm ấy, nhiều người trí thức phải lao vào kiếm sống với đủ mọi nghề. Đó có thể là một ông chủ liên tổ hợp tư nhân như Tuấn (Ăn mày dĩ
vãng) bị đánh bật ra khỏi cấp ủy vô cớ vì "họ sợ mình tiếm quyền, sợ mình
làm một cuộc xâm lược văn hóa và trí tuệ trở lại". Đó là ông chủ tư nhân Hai
Tính (Ba lần và một lần) với cách sống mềm dẻo, sự linh hoạt, nhanh nhạy trong kinh doanh đã là ông chủ của hai cơ sở kinh doanh." Một là cửa hàng
sửa chữa, mua bán xe máy ở phố bên, hai là khu hồ nuôi tôm rộng năm hécta miệt ngoại thành". Đối với họ, kiếm tiền, kiếm vàng cũng là" để cho thiên hạ
khỏi khinh khỏi chê những thằng lính trong rừng ra chỉ biết đâm chém, ăn no vác nặng…". Người trí thức trong các trang văn của Chu Lai khá nhạy bén
trong việc nắm bắt, điều tiết của cơ chế thị trường. Từng là một người lính trong đội hình năm xưa, là đại diện chung cho cả một thế hệ khổ đau và oanh liệt, Tuấn (Ăn mày dĩ vãng) đã lấy quá khứ hào hùng làm điểm tựa để sống, để hòa nhập. Đặc biệt người lính ấy đã biết tự thay đổi để dần hòa nhập với thời buổi kinh tế thị trường. Ở nhân vật này ta thấy được khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh, "sự khôn ngoan chạy rần rần trên trán", con mắt hấp háy, sáng lên khi tính chuyện "móc tiền lên từ chính đất đai vườn tược của mình". Nhân vật trí thức góp mặt trong tiểu thuyết Chu Lai thời bình ngoài những bác sỹ, ông chủ doanh nghiệp còn phải kể đến những người làm báo, chàng đại úy điển trai hay đội ngũ cán bộ quản lý…Tất cả những con người ấy đang tự khẳng định mình qua công việc. Đã từng một thời khoác áo lính vì vậy đứng trước cuộc đời vớ vẩn, không có chuẩn mực thì họ càng cố gắng tìm ra chút ý nghĩa đích thực để sống. Sống cho đàng hoàng, cho khỏi hổ thẹn với một thời mới qua, với những đồng đội không may ngã xuống.
Trên phương diện nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trí thức, ta bắt gặp trong sáng tác của Chu Lai hình tượng nhân vật trí thức không đơn giản nhất phiến mà phong phú, đa dạng với đời sống nội tâm sâu sắc, giàu suy tư trăn trở. Nét khác biệt của nhân vật trí thức trong sáng tác Chu Lai là bản chất lính luôn tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động của nhân vật. Nhà văn đã cố gắng thông qua cái thường ngày của đời sống để nói lên những điều lớn lao, cao cả của người trí thức. Đó là Hoàng , gã đàn ông si tình của thế kỷ mười bảy trong (Ba lần và một lần) đã có những đánh giá sâu sắc mang tính nghề nghiệp có khả năng cứu giúp sinh mạng một con người. Ở tiểu thuyết
Ba lần và một lần, hình ảnh tay nhà báo trung ương kiêm nhà chiêm tinh của
phố huyện với "vẻ sắc sảo ma quái và phong thái nhuốm nét cổ xưa" đã có cái nhìn sâu vào bản chất hiện tượng Thành Long. Ở nhân vật này ta thấy được sự biến ảo. Ban ngày là một người khác, bụi bặm và lo toan; ban đêm lại là một
người khác, siêu tịnh và trong veo xuyên thấu. Một nhà báo với những đánh giá xác thực về tính cách hôm qua và hôm nay của Năm Thành đã cảnh báo một" triết lý sống" "thậm nguy tai": "Thói ăn người, hại người, thói say mê làm giàu bằng mọi giá". Và nguy hại hơn khi triết lý thời thượng này lại đang
có xu hướng trở thành một ý thức hệ của số đông, thậm chí được sự bảo kê, thỏa hiệp của một vài vị chóp bu…Toàn bộ những bất cập và trái ngang của thực trạng cuộc sống được ông nhà báo kiêm chiêm tinh nói ra từ cái tâm nhiều trăn trở. Bởi vậy, mặc dù nhận thức được rằng "Phải biết quên
mới sống nổi ở cái buổi giao thời này" nhưng bản thân anh lại không thể
quên gì cả. Nhìn vào gương mặt như có mưa dông trong mắt…tóc tai, râu ria như một hiền sĩ bất đắc dĩ ta càng hiểu và trân trọng hơn cái tâm của người trí thức trong thời buổi lòng người nổi nênh, các giá trị tinh thần đang có nguy cơ bị đảo lộn.
Khi sáng tạo hình tượng người trí thức, nhà văn Chu Lai đã tập trung khai thác thế giới bên trong còn nhiều bí ẩn của con người, tinh thần trách nhiệm và khả năng nhập cuộc cùng xã hội ở họ. Bên cạnh những đặc điểm của người trí thức Việt Nam: xuất thân từ tầng lớp lao động; nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của họ có sự tiếp nối truyền thống của con người Việt Nam thì người trí thức trong sáng tác Chu Lai còn có sự kết hợp với phẩm chất của người lính, sự nhanh nhạy của người trí thức hiện đại. Chính sự kết hợp đó đã tạo nên nét khác biệt, nét riêng của hình tượng người trí thức trong sáng tác của nhà văn Chu Lai.
Viết về nền kinh tế thời mở cửa, nhà văn Chu Lai đã thử sức mình trên một lĩnh vực mới. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi người trí thức ngoài cái tâm sáng còn cần phải có cái đầu tỉnh táo, có năng lực quản lý và điều hành. Ở phương diện này, Chu Lai đã xây dựng thành công chân dung những con người có khả năng nắm bắt được sự đổi thay, hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế. Nổi bật lên như một ngọn cờ của sự đổi mới, một