1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty là người chiụ trách nhiệm cao nhất và được sự giúp đỡ của phó giám đốc và các phòng ban chức năng như phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch kinh doanh... Với cách thức tổ chức này, giám đốc công ty có thể điều hành được mọi hoạt động của công ty mình thông qua việc phân công trách nhiệm theo từng chức năng và phối hợp hoạt động giữa các phòng ban. Các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc, không có quyền chỉ huy các bộ phận sản xuất mà phải hoàn tất các công việc được giao
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Quan hệ phối hợp:
Các tổ, đội thi công công trình GĐ công ty P.GĐ công ty Phòng v t t ậ ư Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch dự án Phòng tài chính kế toán
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty có trách nhiệm, quyền hạn như sau:
- Nhiệm vụ: Giám đốc công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các nhiệm vụ của ngành, an ninh chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại, đối nội, đời sống CBCNV...trong phạm vi toàn công ty. Trực tiếp điều hành, chỉ huy các bộ phận của công ty.
- Quyền hạn: Giám đốc công ty thực hiện quyền hạn của mình theo các qui định của Nhà nước để quản lý điều hành, chỉ huy công ty. Cụ thể giám đốc có các quyền hạn như sau:
+ Có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong phạm vi công y từ trưởng phòng trở xuống.
+ Có quyền tuyển dụng lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Có quyền phân công cho phó Giám đốc công ty đảm nhận giúp mình một cách hợp lý theo tình hình thực tế.
+ Có quyền nâng, hạ bậc lương các cán bộ công nhân viên của Chi nhánh từ chức vụ phó trưởng phòng trở xuống.
+ Có quyền uỷ quyền cho Phó giám đốc (hoặc chức danh quan trọng khác) thay mặt điều hành Giám đốc khi đi vắng.
* Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch công ty cũng như giám sát tiến độ kỹ thuật của công trình; trợ giúp cho giám đốc quản lý và điều hành việc cung ứng vật tư và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc mua sắm các thiết bị, vật tư cung ứng cho công trình đảm bảo số lượng và chất lượng cần thiết.
* Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho Giám đốc trong việc triển khai ký kết hợp đồng lao động, ban hành nội qui lao động, thực hiện các chế độ đối với người lao động theo đúng Bộ luật lao động. Có trách nhiệm thực hiện quản lý lao động trong công ty, kiến nghị các vấn đề về tuyển dụng. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác bố trí, sắp xếp tổ chức nhân sự, cán bộ hợp lý chức bộ máy, lao động, tiền lương, bố trí đề bạt, sử dụng, qui hoạch và đào tạo cán bộ phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh doanh của công ty, phù hợp với các qui định của Nhà nước. Tham mưu cho giám đốc về công tác thi đua, khen thưởng, quản lý các mặt hành chính sự nghiệp, quản lý tài sản văn phòng, tiếp khách, chăm lo đời sống CBCNV của công ty.
* Phòng Kế hoạch dự án : Tham mưu cho Giám đốc trong việc lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chung của công ty đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mục tiêu phát triển. Có trách nhiệm lập, chỉnh sửa các dự án kinh doanh trình Giám đốc duyệt sao cho phù hợp với tình hình nguồn lực của công ty, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng về công trình. Theo dõi kiểm tra tiến hành thực hiện, các công trình để so sánh với dự án đã lập. có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch và ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, tham mưu với giám đốc trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
* Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong các công tác quản lý tài chính, đề xuất và thành lập các quỹ trong công ty theo đúng nguyên tắc, chế độ nhà nước và luật định hiện hành. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý, thực hiện các chế độ tài chính. Theo dõi sổ sách, chứng từ thu chi, hạch toán kế toán đầy đủ.. Thực hiện công tác cân đối, tạo nguồn vốn kinh doanh của công ty, quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả, bảo tồn vốn kinh doanh. Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành và quyết toán khi công trình hoàn thành. Đảm bảo vốn, tài sản cho quá trình kinh doanh.
* Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm về kỹ thuật, tổ chức kỹ thuật cho sản xuất. Báo cáo lên Giám đốc tình hình sử dụng máy móc thiết bị, kỹ thuật của công ty, có kế hoạch và giải pháp về máy móc thiết bị công nghệ. Thực hiện việc khảo sát thiết kế công trình, quản lý thi công viề mặt kỹ thuật, lập các biện pháp tổ chức thi công và nghiệm thu công trình.
* Phòng vật tư : có nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng vật liệu và quản lý tình hình sử dụng vật liệu, tổ chức quản lý kho vật tư. Theo dõi chi tiết tình hình xuất, nhập, tồn vật tư về mặt giá trị và số lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đối chiếu số liệu với phòng kế toán (kế toán vật tư).
* Các tổ, đội thi công công trình: trực tiếp thực hiện việc thi công công trình theo đúng kế hoạch dự án và tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề. Đảm bảo chất lượng, thời gian và chi phí.
3. Đặc điểm cơ cấu sản xuất của Công ty
* Cơ cấu: Tổ chức sản xuất của công ty theo hình thức giao khoán xuống đội, các đội tạm ứng tiền, vật tư từ công ty và tổ chức thi công, định kỳ các đội chuyển chứng từ và các giấy tờ có liên quan lên phòng kế toán để hoàn tạm ứng. Quá trình hoàn tạm ứng phải thông qua việc kiểm tra và phê duyệt chứng từ của kế toán trưởng. Nếu công trình lớn thì mỗi đội phụ trách một hoặc một số hạng mục với sự trợ giúp của đội cơ giới và đội trạm trộn. Cuối kỳ công ty tiến hành kiểm tra, nghiệm thu và lập bảng xác nhận khối lượng xây lắp làm căn cứ cho việc tập hợp và phân bổ chi phí.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
* Chức năng, nhiệm vụ:
-Ban chỉ huy công trình: được giám đốc Công ty cử ra và chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động thi công.
-Đội thi công các công trình: thực hiện nhiệm vụ thi công các công trình theo bàn giao của Công ty.
-Đội trạm trộn: phục vụ thi công các công trình.
-Đội thi công cơ giới: hỗ trợ thi công công trình như san nền, vận chuyển vật tư, máy móc thiết bị...
Đặc điểm quy trình thi công
Sơ đồ quy trình thi công của Công ty
Đội thi công các công trình
Ban chỉ huy công trình
Đội trạm trộn Đội thi công cơ
giới Khảo sát kiểm tra Tập kết MMT B thi công Ngthu toàn bộ, bàn giao và đưa vào sử dụng Tập trung vật tư Sản xuất thi công Nghiệm thu hạng mục công trình Quyết toán tài chính
V. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 - 2008
Nguồn lực tài chính là biểu hiện sức mạnh của doanh nghiệp. Nó là một trong những thành phần quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh của công ty. Một công ty có nguồn lực tài chính yếu hoặc có biểu hiện tài chính không lành mạnh rất có thể đưa công ty đến chỗ phá sản. Do vậy hoạch định và sử dụng tốt nguồn lực này luôn là bài toán khó cho các nhà quản trị tài chính.
1. Bảng cân đối kế toán của công ty
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỶ TRỌNG (%)
TÀI SẢN N2006 N2007 N2008 N2x6 N2x7 N2x8
A-SLĐ& ĐTNH 12,346,427,680 12,698,607,387 12,935,050,895 60.71 64.35 57.74 I/ TIỀN 6,528,309,676 6,733,908,926 7,173,526,013 32.10 34.12 32.02 1-Tiền mặt tại quỹ 501,619,653 548,870,492 862,009,189 2.47 2.78 3.85 2-Tiền gửi ngân hàng 6,026,690,023 6,185,038,434 6,311,516,824 29.63 31.34 28.17 II/CÁC KHOẢN ĐTTCNH 1,226,535,724 1,009,254,783 832,654,890 6.03 5.11 3.72 III/KHOẢN PHẢI THU 1,744,724,746 1,657,593,906 2,947,849,757 8.58 8.40 13.16 1-Phải thu khách hàng 1,146,246,013 1,684,224,973 2,758,916,357 5.64 8.53 12.31 2-Khoản phải thu khác 622,569,900 -2,569,900 213,024,567 3.06 -0.01 0.95 3-Dự phòng các khoản phải thu
khó đòi -24,091,167 -24,061,167 -24,091,167 -0.12 -0.12 -0.11 IV/HÀNG TỒN KHO 2,069,412,609 2,026,548,210 1,742,644,458 10.18 10.27 7.78 Chi phí SXKD DD 2,069,412,609 2,026,548,210 1,742,644,458 10.18 10.27 7.78 VI/TSLĐ KHÁC 777,444,925 1,271,301,562 238,375,777 3.82 6.44 1.06 1-Tạm ứng 554,145,006 325,900,677 49,966,677 2.72 1.65 0.22 2-Chi phí trả trước 223,299,919 693,052,885 1.10 3.51 0.00 3-Các khoản thế chấp NH 252,348,000 188,409,100 0.00 1.28 0.84 VII/CHI SỰ NGHIỆP 0 0 B-TSCĐ & ĐTDH 7,990,169,749 7,035,095,017 9,468,327,795 39.29 35.65 42.26 I/TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 6,379,975,680 5,815,994,008 7,334,314,030 31.37 29.47 32.74 Tài sản cố định hữu hình 6,379,975,680 5,815,994,008 7,334,314,030 31.37 29.47 32.74 -Nguyên giá 7,416,789,804 6,886,209,804 8,539,339,218 36.47 34.90 38.12 -Giá trị hao mòn kuỹ kế -1,036,814,124 -1,070,215,796 -1,205,025,188 -5.10 -5.42 -5.38 II/CÁC KHOẢN ĐTTC DH 325,698,520 332,985,102 1,023,598,740 1.60 1.69 4.57 III/CP XD CBDD 1,284,495,549 886,115,907 1,110,415,025 6.32 4.49 4.96 IV/CÁC KHOẢN KÝ QUỸ DÀI
HẠN TỔNG TÀI SẢN 20,336,597,429 19,733,702,404 22,403,378,690 100 100 100 NGUỒN VỐN N 2006 N 2007 N2008 N2x6 N2x7 N2x8 A-NỢ PHẢI TRẢ 9,101,932,722 7,539,609,697 9,008,513,983 44.76 38.21 40.21 I/ NỢ NGẮN HẠN 8,080,570,202 6,341,379,552 6,681,915,242 39.73 32.13 29.83 1-Vay ngắn hạn 1,264,338,998 1,452,892,687 1,260,000,000 6.22 7.36 5.62
2-Phải trả cho người bán 2,817,440,504 1,574,476,787 1,940,491,636 13.85 7.98 8.66 3-Thuế và các khoản phải nộp 627,889,013 539,767,877 623,849,784 3.09 2.74 2.78 4-Chi phí phải trả 16,422,600 0.08 0.00 0.00 5-Phải trả cho người nhận khoán 2,785,464,366 2,162,471,354 2,069,228,980 13.70 10.96 9.24 -Phải nộp công ty 502,404,926 556,714,126 592,407,179 2.47 2.82 2.64 6-Các khoản phải trả, phải nộp
khác 66,609,795 55,056,721 195,937,663 0.33 0.28 0.87 II/NỢ DÀI HẠN 1,021,362,520 1,198,230,145 2,326,598,741 5.02 6.07 10.39 B-NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 11,234,664,707 12,194,092,707 13,394,864,707 55.24 61.79 59.79 I/NGUỒN VỐN, QUỸ 11,234,664,707 12,194,092,707 13,394,864,707 55.24 61.79 59.79 1-Nguồn vốn kinh doanh 10,204,229,053 11,704,229,053 12,205,229,053 50.18 59.31 54.48 2-Quỹ đầu tư phát triển 719,815,526 119,819,526 619,815,526 3.54 0.61 2.77 3-Quỹ dự phòng TC 224,375,748 303,375,748 504,375,748 1.10 1.54 2.25 4-Quỹ khen thưởng, phúc lợi 86,244,380 66,668,380 65,444,380 0.42 0.34 0.29 II/NGUỒN KINH PHÍ
TỔNG NGUỒN VỐN 20,336,597,429 19,733,702,404 22,403,378,690 100 100 100
Nhận xét:
* Về tài sản : Tổng tài sản của công ty qua các năm có những biến động đáng kể, năm có mức tăng cao nhất là năm 2008. Lưu lượng tiền mặt của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó tài sản cố định hữu hình có khuynh hướng giảm dần qua các năm trong hai năm 2006, 2007 nhưng lại tăng nhiều trong năm 2008, có điều này là do Công ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị cho công tác thi công công trình.
- Tiền mặt có xu hướng tăng lên trong các năm qua, và luôn chiếm khoảng 32- 34% tổng tài sản của công ty. Điều này chứng tỏ công ty muốn có sự chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả.
- Hàng tồn kho của Công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 10 %, chủ yếu là phần xây dựng dở dang chưa quyết toán hết.
- Khoản phải thu có mức biến động đáng kể từ năm 2007 đến 2008 chiếm khoảng 8- 13% trong tổng TS, chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Điều này là do các công trình sau khi quyết toán đưa vào sử dụng một thời gian các nhà thầu mới thanh toán cho Công ty.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng 3-6 % trong tổng Tài sản của Công ty, và có khuynh hướng biến động giảm dần. Điều này là do Công ty muốn tăng lượng tiền mặt của mình để chủ động thanh toán các khoản nợ.
- TSLĐ khác cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ và giảm mạnh vào năm 2008 chỉ còn 1% tổng Tài sản do tạm ứng giảm.
- TSCĐ của Công ty chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu tài sản, chiếm khoảng 30-32% tổng Tài sản. Năm 2008 TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là do trong
năm này công ty đã có một sự đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị mới cho công tác thi công.
- Các khoản đầu tư Tài chính dài hạn không có mức thay đổi đáng kể trong các năm, nó cũng chiếm khoảng 1-4% tổng Tài sản của công ty.
* Về nguồn vốn: cũng giống như tài sản, nguồn vốn của Công ty cũng có sự biến động đáng kể. Qua số liệu ba năm cho thấy nợ phải trả của Công ty tăng cao trong năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là trong năm 2008 Công ty đã đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên số nợ nhà cung cấp tăng lên.
- Nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm từ 39% (2006) xuống còn 29% (2007) tổng Tài sản của Công ty. Như vậy năm 2008 nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhưng mức tăng không đáng kể.
- Nợ dài hạn chiếm một tỷ trọng 5- 10% tổng Tài sản, và tăng mạnh vào năm 2008, điều này là do công ty vay nợ để đầu tư vào phần TSCĐ có khả năng sinh lợi cao.
- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm hơn 1/2 tổng nguồn vốn của Công ty. Nguồn này hầu như có sự thay đổi trong những năm qua, nó tăng vào năm 2007 nhưng lại giảm trong năm 2008.
Như vậy, qua phân tích sơ bộ về tài sản và nguồn vốn của Công ty, phần nào cho thấy bức tranh tài chính của C ông ty. Song để hiểu sâu hơn về tình hình tài chính, chúng ta cần xem xét một vài chỉ tiêu quan trọng sau:
Các thông số của bảng cân đối
STT CHỈ TIÊU ĐVT N2006 N2007 N2008
1 Cơ cầu tài sản %
TSCĐ/Tổng TS % 39.29 35.65 42.26
TSLĐ/Tổng TS % 60.71 64.35 57.74
Nợ phải trả/Nguồn vốn CSH % 81.02 61.83 67.25
2 Khả năng thnah toán Lần
Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1.53 2.00 1.94
Khả năng t hanh toán nhanh Lần 1.18 1.48 1.64
Khả năng thanh toán bằng tiền Lần 0.81 1.06 1.07
3 Các thông số nợ %
Tỷ số nợ/vốn chủ % 81.02 61.83 67.25
Tỷ số nợ /tổng tài sản % 44.76 38.21 40.21
Thông số nợ dài hạn % 0.05 0.06 0.09
4 Các tỷ số hoạt động
Vòng quay khoản phải thu vòng 10.05 10.99 6.43
Kỳ thu tiền bình quân ngày 36 33 56
Vòng quay tồn kho 9 10 6
* Cơ cầu tài sản: Trong 3 năm qua cơ cấu TSCĐ của Công ty là tương đối lớn so với cơ cấu TSLĐ, điều này cho thấy Công ty có sự đầu tư rất nhiều cho phần tài sản có khả năng sinh lợi cao này
* Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cầu nguồn vốn cho thấy nợ phải trả của Công ty rất cao, chiếm một gần một nửa trong tổng nguồn vốn.
* Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện thời
Qua phân tích khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm cho thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đều lớn hơn 1 nên đạt được sự an toàn là tổng TSLĐ của Công ty có đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số Khả năng thanh toán hiện thời 1,5- 2 cho thấy Công ty sẽ không khó khăn lắm trong việc vay thêm vì luôn có phần TSLĐ đảm bảo và các trung gian tài chính có thể yên tâm cho vay.
- Khả năng thanh toán nhanh
TSNH - Tồn kho K/n TT nhanh = Nợ ngắn hạn Tổng TSNH K/n TT hiện thời =