- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình chọn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đông Hà
Quá trình thực hiện Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Đông Hà đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố đã từng bước đi vào nề nếp. Hiện nay trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ của ngành, của tỉnh đề ra, đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Để thực hiện tốt các văn bản pháp luật về đất đai, UNBD thành phố đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các quy định áp dụng trên địa bàn. Trong đó gồm các văn bản như: Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND quy định trình tự, thời gian giải quyết các thủ thục về đất đai; Chỉ thị 09/2008/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố; Các quyết định quy định giá đất ở vùng ven đô và áp giá đất nông nghiệp trên địa bàn…
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc hoạch định ranh giới địa chính theo Chỉ thị 364/CT –TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã được thực hiện tốt trên cơ sở tài liệu bản đồ địa hình 1/10.000, 1/50.000 và bản đồ địa chính quy định đo vẽ năm 1993 – 1995 và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ sung. Hiện tại hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị phường trong thành phố cũng như các xã thuộc các huyện giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Diện tích tự nhiên thành phố Đông Hà được xác định hiện nay là 7.295,87 ha (theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất).
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất
Công tác này đã được tiến hành từ năm 1994, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Toàn bộ đất đai của thành phố Đông Hà đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy. Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dạng giấy và dạng số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành.
- Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Giai đoạn 1993 – 2005: công tác quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết đã được tiến hành ở cấp phường.
Giai đoạn 2005 – 2010: công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2005. Tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các phường chưa được lập đúng quy định, chưa được UBND tỉnh phê duyệt.
Giai đoạn 2010 – 2020: Khắc phục tồn tại của công tác này trong các giai đoạn trước, ngay từ cuối năm 2009 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố và của 9 phường. Tiến độ kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010 để trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, toàn thành phố đã giao và cho thuê cho các đối tượng quản lý, sử dụng 7.295,87 ha, đạt 100% diện tích tự nhiên, cụ thể:
Giao cho các đối tượng sử dụng 4.294,17 ha, chiếm 58,86% diện tích tự nhiên, gồm:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 2.660.69 ha, chiếm 36,47% diện tích tự nhiên; + Uỷ ban nhân dân phường: 448,43 ha, chiếm 6,15% diện tích tự nhiên; + Các tổ chức kinh tế: 1.543,53 ha, chiếm 21,16% diện tích tự nhiên; + Cơ quan đơn vị của nhà nước: 231.48 ha chiếm 3,17% diện tích tự nhiên; + Tổ chức khác: 75,19 ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên;
+ Cộng đồng dân cư: 14,76 ha, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên
Giao cho các đối tượng quản lý 2.321,79 ha, chiếm 41,14% diện tích tự nhiên, gồm:
+ UBND phường: 2.119,51ha, chiếm 29,05% diện tích tự nhiên;
+ Tổ chức phát triển quỹ đấ: 24,44 ha, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên; + Tổ chức khác: 177,84 ha, chiếm 2,44% diện tích tự nhiên
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Toàn bộ đất đai của thành phố đã được đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy, do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tương đối thuận lợi. Kết quả như sau:
+ Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Cấp 4.833 giấy CNQSDĐ + Đối với đất lâm nghiệp: Cấp 24 giấy CNQSDĐ
+ Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: Cấp 35 giấy CNQSDĐ + Đất phi nông nghiệp: Cấp 28.496 giấy CNQSDĐ
+ Đất ở: Cấp 23.159 giấy CNQSDĐ
+ Đất chuyên dùng: Cấp 496 giấy CNQSDĐ
+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: Cấp 137 giấy CNQSDĐ + Đất quốc phòng: Cấp 8 giấy CNQSDĐ
+ Đất an ninh: Cấp 14 giấy CNQSDĐ
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Cấp 178 gấy CNQSDĐ + Đất có mục đích công cộng: Cấp 159 giấy CNQSDĐ
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: Cấp 7 giấy CNQSDĐ + Đất phi nông nghiệp khác: Cấp 2 giấy CNQSDĐ Tổng cộng: Cấp 28.556 giấy CNQSDĐ
Đến nay đã cấp được 28.049 giấy CNQSDĐ cho các hộ gia định, cá nhân trong toàn thành phố với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp được cấp là 1.641,68 ha chiếm 22,50% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cấp là: 1.215,65 ha + Diện tích đất ở được cấp là: 425,68 ha.
+ Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được cấp là: 0,35 ha.
Đánh giá chung: Cơ bản diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp thuộc các hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng đã được cấp giấy CNQSDĐ, công tác quản lý nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật, nhân dân yên tâm đầu tư khai thác tiềm năng đất đai góp phần ổn định an ninh, trật tự toàn xã hội, phát triển kinh tế.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố hướng dẫn các phường thực hiện thống kê đất đai kiểm kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai để phòng tổng hợp báo cáo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường Đông Hà theo quy định. Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành theo định kỳ 5 năm. Đến nay đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2010 trên địa bàn thành phố.
Quản lý tài chính về đất đai
Việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu các khoản phí, lệ phí… đều được thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Mọi khoản thu đều thông qua thuế và kho bạc Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Một phần tài chính thu được từ đất đai được trích ra để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Tuy nhiên một số phường còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất của tổ chức, đất công; nhiều hộ gia đình chuyển nhượng cho nhau và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm đất ở, đất sản xuất kinh doanh không làm thủ tục với cơ quan nhà nước. Chính quyền cơ sở chưa thường xuyên chỉnh lý, theo dõi nắm chắc tình hình biến động đất đai, không phát hiện kịp thời để kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai đối với người sử dụng đất lấn chiếm trái phép, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên giải quyết, vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, việc tổ chức triển khai tuyên truyền chính sách pháp Luật Đất đai chưa thực sự chú trọng quan tâm đến với người dân.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được thành phố quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời. UBND thành phố đã nghiêm túc thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất đai và Quyết định số 1741/QĐ-BTNMT ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Qua đó phát hiện những yếu kém, vi phạm, những vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Đất đai để kịp thời điều chỉnh nắm bắt đôn đốc các ngành các xã giải quyết tháo gỡ kịp thời, đồng thời từ đó hoàn chỉnh chính sách đất đai.
Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong những năm qua đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng
nội quy, quy chế tiếp dân và luật khiếu nại tố cáo. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND thành phố giải quyết dứt điểm và một số đơn thư trả lời bằng văn bản. Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; khiếu nại về giá bồi thường không hợp lý, không sát với giá thị trường, bố trí tái định cư không kịp thời, việc thực hiện bồi thường chậm.
Việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố rất khó khăn phức tạp, do cơ chế, chính sách thường xuyên thay đổi, một số điểm còn bất cập và thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu năng lực còn hạn chế còn hạn chế, yêu cầu đòi hỏi chế độ chính sách bồi thường của dân thường quá cao so với quy định gây cản trở trong khâu giải phóng mặt bằng.