Những tồn tại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 88)

Các chi nhánh trên ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh ñang gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn huy ñộng giảm mạnh 23.232 tỷ ñồng tương ñương -22,7%. Bên cạnh ñó tình hình huy ñộng vốn sau khi có chỉ thị 02/CT-NHNN qui ñịnh về mức lãi suất huy ñộng có hiệu lực từ ngày 07/9/2011, từ ñó ñến ngày 31/12/2011 tuy có một số chi nhánh nguồn vốn huy ñộng tăng, nhưng số tăng thấp, trong khi nhiều chi nhánh huy ñộng vốn giảm nhiều, ảnh hưởng ñến kết quả toàn khu vực miền Nam.

Cơ cấu nguồn vốn huy ñộng có sự biến ñộng, nguồn vốn huy ñộng trung dài hạn giảm mạnh, tổng cộng giảm -12.496 tỷ ñồng (-29,6%) so với ñầu năm và chiếm 16% nguồn vốn huy ñộng. Nguồn vốn huy ñộng ngắn hạn chiếm 69% tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy ñộng không kỳ hạn chiếm tỷ lệ 15%, ảnh hưởng ñến cân ñối nguồn vốn và sử dụng vốn.

Tỷ lệ sử dụng vốn của khu vực miền Nam hiện nay ñã là 100%, riêng ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh là 90,2%, ñã làm giảm vai trò là ñịa bàn tập trung huy ñộng vốn và chuyển về ñịa bàn nông nghiệp nông thôn.

Tiền gửi kho bạc giảm so với ñầu năm (-36,9%), và tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm (-33%). Nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh (-31,3%) trong khi dư nợ ngoại tệ giảm không ñáng kể (-2,2%). Dư nợ ngoại tệ là 8.639 tỷ ñồng cao hơn nguồn vốn huy ñộng ngoại tệ, thể hiện sự mất cân ñối trong kinh doanh ngoại tệ của khu vực miền Nam.

Tính ổn ñịnh của cơ cấu nguồn vốn không cao, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần (nguồn vốn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm ñến 84% trên tổng nguồn vốn). Nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và ngày càng giảm, hiện chỉ chiếm 16% trong tổng nguồn vốn huy ñộng (giảm tổng cộng 12.496 tỷ ñồng, tương ñương -29,6% so ñầu năm).

Nguồn vốn huy ñộng giá rẻ như nguồn vốn huy ñộng từ tổ chức kinh tế, và nguồn tiền gửi kho bạc giảm so ñầu năm, làm giảm chênh lệch lãi suất ñầu ra, ñầu vào.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn ở nhiều chi nhánh chiếm tỷ lệ cao so nguồn vốn trung, dài hạn và so tổng dư nợ cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu toàn khu vực miền Nam còn cao tăng 104,9% so với ñầu năm và chiếm tỷ lệ 7% trong tổng dư nợ. Biện pháp xử lý nợ xấu tại một số chi nhánh còn thiếu cụ thể và chưa triệt ñể, ñặc biệt là các chi nhánh trên ñịa bàn TP.HCM. Kết quả thu hồi và giảm nợ xấu còn rất hạn chế. Một số chi nhánh tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới 5% nhưng số tuyệt ñối trên 100 tỷ ñồng. Do nợ xấu tăng nên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng vượt kế hoạch gần 150% và làm ảnh hưởng ñến kết quả tài chính.

Có 17/75 chi nhánh có quỹ thu nhập âm, trong ñó ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh có 15/48 chi nhánh và chi nhánh Vĩnh Long, Trà Vinh.

Qua công tác kiểm tra, nhiều chi nhánh trên ñịa bàn TPHCM hoạt ñộng kém hiệu quả, ñể xảy ra nhiều vi phạm về thể lệ chế ñộ, qui ñịnh về tín dụng và cả tiêu cực ñạo ñức nghề nghiệp.

Kết luận chương 2

Kinh tế-xã hội nước ta năm 2011 ñối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp. Nhìn chung, hoạt ñộng kinh doanh năm 2011 về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh ñều ñạt mục tiêu ñề ra; mặc dù 6 tháng ñầu năm, do những biến ñộng của nền kinh tế, thị trường vốn và lãi suất. Ngân hàng ñã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, ñánh giá ñúng thực trạng nợ xấu; thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh, chuyển ñổi hoạt ñộng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHU VỰC MIỀN NAM

3.1Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai ñoạn 2011-2020 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai ñoạn 2011-2020

Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện ñại, hiệu quả là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai ñoạn 2011- 2020. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phầm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao ñạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

Nông nghiệp có hướng phát triển theo hướng hiện ñại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao ñộng; tỷ lệ lao ñộng nông nghiệp khoảng 30-35% lao ñộng xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp ñóng góp vào tăng trưởng ñạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 2,5 ñến 3% hàng năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.

Gia tăng hợp lý tỷ trọng dịch vụ, ñến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-44% trong GDP.

3.1.2 Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng 5 năm 2011-2015 và tầm nhìn 2020

Trong giai ñoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức ñộ an toàn và hiệu quả hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt ñộng ngân hàng. Phấn ñấu ñến cuối năm 2015 hình thành ñược ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có qui mô và trình ñộ tương ñương các ngân hàng trong khu vực.

Đến năm 2020, phát triển ñược hệ thống các tổ chức tín dụng ña năng theo hướng hiện ñại, hoạt ñộng an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc ña dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt ñộng ngân hàng nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

3.2Nhiệm vụ phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam

3.2.1 Định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam khu vực miền Nam

- Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ và tín dụng, ở khu

vực nông nghiệp và nông thôn. Tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các chương trình như: lương thực, cà phê, thủy sản; cho vay doanh nghiệp xuất khẩu; cho vay vốn lưu ñộng ñối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng trưởng ổn ñịnh, an toàn, kiểm soát ñược và phù hợp với ñịnh hướng tăng trưởng chung của ngân hàng nhà nước.

- Củng cố, sắp xếp lại màng lưới và hoạt ñộng của các chi nhánh trên ñịa bàn hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ñể làm tốt công tác huy ñộng vốn, chuyển tải vốn về nông thôn.

3.2.2 Nhiệm vụ phát triển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam năm 2012

- Vốn huy ñộng (cả ngoại tệ quy ñổi) tăng từ 10 – 12% so cuối năm 2011;

- Tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm trên 60% tổng vốn huy ñộng;

- Dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy ñổi) tăng từ 8 – 10% so cuối năm 2011; - Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ñạt khoảng 70% dư nợ; - Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả VND và ngoại tệ quy ñổi) dưới 6%;

- Lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 10%; thu nhập người lao ñộng tăng tối thiểu 12% so với năm 2011.

3.3Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ñịa bàn TP.HCM

3.3.1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng ñáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp ñiều kiện thực tế

Ngân hàng phải ñạt ñược một hệ thống xếp hạng nội bộ bằng cách dựa vào các nhà phân tích của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, gồm: việc xác ñịnh các chỉ số và các nhân tố rủi ro có ý nghĩa nhất và cho trọng số ñối với mỗi nhân tố ñể ñưa ra bảng xếp hạng. Trọng số ñối với mỗi nhân tố có thể ñược xác ñịnh theo ñịnh lượng hoặc theo ñịnh tính.

Các mẫu xếp hạng cho phép ngân hàng xác ñịnh quy mô quá trình xếp hạng nội bộ. Thông thường, ta có thể so sánh việc xếp hạng bên ngoài với việc xếp hạng nội bộ của cùng một doanh nghiệp. Trường hợp, kết quả có sự khác nhau mang tính hệ thống thì các trọng số sẽ ñược ñiều chỉnh.

Mục tiêu xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng bao gồm:

Thứ nhất là ñánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng trong suốt thời hạn cho vay.

Thứ hai là sử dụng thông tin xếp hạng ñể ño lường vốn doanh nghiệp. Từ ñó, ngân hàng sẽ ñưa ra xác suất không trả nợ tích lũy theo thời gian ñối với từng khách hàng.

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng ñánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thực hiện xếp hạng tín dụng theo ñịnh kỳ và duy trì liên tục ñể làm cơ sở xây dựng chính sách giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo ñảm tiền vay thích hợp, và ñịnh hướng tín dụng cụ thể cho từng khách hàng.

Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các ñánh giá và ñưa ra các quyết ñịnh phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cần nhiều dữ liệu và ñiều

chỉnh phù hợp với ñiều kiện thực tế. Do ñó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công việc quan trọng ñể nâng cao chất lượng tín dụng.

3.3.2 Cơ cấu cấu lại bộ máy quản lý tín dụng nhằm ñáp ứng tốt yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng ñạt hiệu quả cao

Việc phê duyệt một giao dịch cho vay hoặc bảo lãnh ñược thực hiện theo quy trình sau:

a) Dự án trong quyền phán quyết

Hình 3.1: Phê duyệt giao dịch trong quyền phán quyết

(1) (2)

(1)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm ñịnh) ñề xuất cho vay / không cho vay + Hồ sơ vay vốn;

(2)Tờ trình (kiêm báo cáo thẩm ñịnh) ñề xuất cho vay / không cho vay (có ý kiến nhận xét) + Hồ sơ vay vốn

Cán bộ thẩm ñịnh tín dụng:

- Phân tích thẩm ñịnh khách hàng vay vốn và dự án/phương án; - Lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm ñịnh ;

- Đề xuất cho vay/không cho vay;

- Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm ñịnh + ñề xuất cho vay / không cho vay cho Lãnh ñạo Phòng tín dụng.

Lãnh ñạo Phòng tín dụng:

- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm ñịnh tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm ñịnh về việc cho vay/ không cho vay ñể trình Giám ñốc hoặc người ñược uỷ quyền hợp pháp xem xét quyết ñịnh.

Cán b thm ñịnh tín dng Nghiên cứu, thẩm ñịnh khách hàng vay vốn Lãnh ñạo phòng (t) tín dng Kiểm tra hồ sơ khách hàng, thẩm ñịnh lại Giám ñốc

Phê duyệt / không phê duyệt cho vay

Giám ñốc Sở giao dịch/chi nhánh hoặc người ñược uỷ quyền hợp pháp:

- Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm ñịnh và ñề xuất của Phòng tín dụng ñể quyết ñịnh về việc cho vay/không cho vay;

- Nếu cần thiết, giám ñốc Sở giao dịch/ chi nhánh có thể quyết ñịnh thành lập tổ tái thẩm ñịnh (bao gồm ít nhất 2 thành viên) ñể thẩm ñịnh lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm ñịnh tiến hành thẩm ñịnh và lập tờ trình thẩm ñịnh. Giám ñốc Sở giao dịch hoặc chi nhánh xem xét tờ trình ñể quyết ñịnh cho vay / không cho vay.

b) Dự án vượt quyền phán quyết

Nếu giá trị giao dịch vượt thẩm quyền phê duyệt, giám ñốc ngân hàng cho vay trình lên ngân hàng cấp trên quyết ñịnh. Khi ñược ngân hàng cấp trên ñồng ý (thông báo bằng văn bản), ngân hàng cấp dưới mới ñược thực hiện. Trường hợp phát hiện thấy khả năng ñầu tư không ñảm bảo an toàn, giám ñốc chi nhánh ñược quyền từ chối cho vay và báo cáo lên ngân hàng cấp trên (nơi phê duyệt dự án biết).

Quy trình này có ưu ñiểm là ñơn giản và thuận tiện trong việc cấp tín dụng ở khu vực nông thôn, với quy mô tín dụng nhỏ, tạo ñiều kiện cho nông dân và khách hàng khu vực nông thôn thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, ñối với các khoản tín dụng có quy mô lớn, tính chất phức tạp, thì quy trình cấp tín dụng như hiện tại là không phù hợp, có nhiều hạn chế và tiềm ẩn rủi ro cao do khả năng giới hạn của cá nhân và tính chủ quan trong ñề xuất quyết ñịnh tín dụng.

Do vậy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần phải xây dựng và áp dụng linh họat các mô hình hoạt ñộng tín dụng, tùy theo quy mô và tính chất của khoản tín dụng ñể áp dụng mô hình hoạt ñộng tín dụng phù hợp.

Có thể nói rằng với cơ cấu tổ chức hiện tại thì vai trò và nhiệm vụ của cán bộ tín dụng rất nặng nề, có thể nói là quá tải nhưng hiệu quả hoạt ñộng là không cao, nhiều rủi ro phát sinh từ mô hình này: Rủi ro tác nghiệp, rủi ro ñạo ñức. Việc

không có sự tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng, bộ phận quản lý rủi ro là một trong những hạn chế lớn.

Hiện tại bộ phận tín dụng là ñầu mối quan hệ khách hàng, vừa là người trực tiếp thẩm ñịnh và quyết ñịnh cho vay, ñồng thời là người trực tiếp giám sát thu hồi nợ, chính ñiều này dễ dẫn ñến rủi ro ñạo ñức của các cán bộ tín dụng.

Vì vậy, cần phải cơ cấu lại mô hình quản lý tín dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với yêu cầu và năng lực của ñội ngũ cán bộ:

• Bộ phận quan hệ khách hàng: trách nhiệm là ñầu mối tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin khách hàng và giải quyết tất cả các giao dịch tín dụng với khách hàng.

• Bộ phận quản lý tín dụng: thực hiện các thủ tục và các bước trong quá trình giải ngân thu hồi nợ vay, gồm:

o B phn quan h tín dng: thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong

việc giải ngân, thu nợ, thông báo nợ ñến hạn, quá hạn,…

o B phn thu hi n: thực hiện chức năng thu hồi nợ vay cho ngân

hàng, ñồng thời tập hợp ñánh giá và ñề xuất các khoản vay có vấn ñề, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ cho bộ phận quản lý rủi ro ñể có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng.

• Trung tâm phòng ngừa và quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, tham gia quy trình thẩm ñịnh, ñề xuất ý kiến, giám sát việc thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng. Hỗ trợ, phát hiện và ñưa ra các cảnh báo rủi ro. Xác ñịnh mức ñộ rủi ro, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Xây dựng các danh mục ñầu tư tín dụng và hạn mức rủi ro của ngân hàng.

Theo ñó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác ñịnh rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai…) sẽ do trung tâm phòng ngừa và quản lý rủi

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 88)