Tình hình hoạt ñộng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 58 - 59)

2.2 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

2.2.3 Tình hình hoạt ñộng

Tổng vốn huy ñộng (cả ngoại tệ quy ñổi VND) ñến 31 tháng 12 năm 2011 của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ñạt 505.792 tỷ ñồng, tăng 30.851 tỷ ñồng (tăng 6,5%) so với cuối năm 2010, ñạt mục tiêu kế hoạch ñề ra năm 2011 (tăng trưởng từ 5% - 7%). Trong ñó, tiền gửi dân cư 306.675 tỷ ñồng, tăng 48.774 tỷ ñồng (tăng 18,9%) so với cuối năm 2010, chiếm tỷ trọng 60,6%/ tổng nguồn vốn.

Tổng dư nợ cho vay ñến 31 tháng 12 năm 2011 ñạt 489.137 tỷ ñồng, tăng 33.530 tỷ ñồng (tăng 7,4%) so cuối năm 2010. Trong ñó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn ñạt 301.608 tỷ ñồng, tăng 39.341 tỷ ñồng (tăng 15%), chiếm tỷ lệ 68,01% dư nợ cho vay nền kinh tế, bao gồm: cho vay theo Nghị ñịnh số 41/NĐ- CP tăng 90.536 tỷ ñồng (tăng 174%); cho vay thu mua chế biến lương thực tăng 1.804 tỷ ñồng (tăng 14,8%); cho vay thu mua chế biến thủy sản xuất khẩu tăng 3.118 tỷ ñồng (tăng 17,92%); cho vay thu mua chế biến cà phê xuất khẩu tăng 2.064 tỷ ñồng (tăng 31,78%); cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng 7.197 tỷ ñồng (tăng 18,9%); cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo quyết ñịnh số 63/2010/QĐ-TTg ñạt 472,7 tỷ ñồng...

Nhìn chung, hoạt ñộng kinh doanh năm 2011 về cơ bản các chỉ tiêu kinh doanh ñều ñạt mục tiêu ñề ra; mặc dù 6 tháng ñầu năm, do những biến ñộng của nền kinh tế, thị trường vốn và lãi suất, vốn huy ñộng và dư nợ cho vay liên tục giảm; song với những biện pháp chỉ ñạo quyết liệt từ Trụ sở chính và nỗ lực tại từng chi nhánh vốn huy ñộng, dư nợ ñã tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Vốn huy ñộng tăng trưởng 6,5% (mục tiêu 5 – 7%). Hầu hết các khu vực ñều ñạt tốc ñộ tăng trưởng khá; cơ cấu nguồn vốn huy ñộng ổn ñịnh tăng lên, tiền gửi dân cư tăng 18,9%, chiếm tỷ lệ 60,6%/tổng nguồn vốn; vốn huy ñộng các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính về cơ bản ñã thực hiện quản lý tập trung tại Trụ sở chính thông qua sở giao dịch, ñã giảm ñược áp lực về thanh khoản ñối với các chi nhánh và toàn hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khi thị trường vốn biến ñộng.

Tăng trưởng tín dụng 6,9%, vượt mục tiêu kế hoạch ñề ra, cơ cấu vốn tín dụng ñược tập trung cho vay ñối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; thực hiện các chương trình của chính phủ, ngân hàng nhà nước về cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, thủy sản, xuất khẩu, cho vay theo Nghị ñịnh 41/NĐ- CP, hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 15%; kiểm soát chặt chẽ tín dụng phi sản xuất, giảm tỷ lệ dư nợ phi sản xuất. Hoạt ñộng dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, phát hành thẻ ñã có nhiều khởi sắc... Công tác quản trị, ñiều hành ñược ñổi mới và kiện toàn một bước, theo hướng tăng cường sâu sát từ Trụ sở chính ñến các ñơn vị cơ sở; ñiều hành linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, nâng cao vai trò chủ ñộng sáng tạo các ñơn vị cơ sở...

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 58 - 59)