Năm 2007, Soto đã nghiên cứu biến nạp gen bar kháng thuốc diệt cỏ vào
đoạn thân cây khoai tây. Theo phương pháp này hiệu quả biến nạp đạt 68%, chồi tái sinh hình thành sau 4-5 tuần nuôi cấy trong môi trường chọn lọc có bổ sung 2 mg/1 phosphinothricin [43J -
Theo Gonzalez (2008), có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình biến nạp của khoai tây như ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng, ảnh hưởng của nhiệt độ đồng nuôi cấy hay nồng độ AS... Ông cho rằng, ở 28°c, nồng độ AS 200 uM cho hiệu quả biến nạp cao hơn so với nồng độ AS 400 uM. Tuy nhiên ngược lại ở 25 c ° hiệu quả biến nạp như nhau ở hai nồng độ AS này [28].
Tổ chức Dịch vụ nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đã phát triển một dòng khoai tây mới kháng được tuyến trùng gây bệnh sưng rễ (Columbia root-knot nematode: CRN), một vi sinh vật gây thiệt hại hàng năm cho ngành khoai tây Hoa Kỳ khoảng 40 triệu USD. Tuyến trùng này phát triển ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương và một số vùng trồng khoai tây chủ lực ở Hoa Kỳ. Người ta thường sử dụng hoá chất dạng xông hơi để quản lý tuyến trùng. Kiểm soát CRN bằng hoá chất khá hiệu quả, nhưng rất đắt tiền. Người ta ước chừng người trồng khoai tây phải mất 20 triệu USD mỗi năm để kiếm soát tuyến trùng. Tính trạng kháng tuyến trùng CRN được quan sát từ giống khoai tây hoang dại Solanum bulbocastanum. Nhưng loài hoang dại và
loài thuần hoá có bộ nhiễm sắc thể khác nhau, không tương hợp nhau, do đó, 7
không thể áp dung lai cổ điển để có con lai mong muốn. Vì thế, các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần. Họ tiến hành dung hợp tế bào trần của s. bulbocastanum và giống khoai thuần, rồi tiến hành lai hồi giao để loại bỏ các tính trạng không mong muốn. Các gen marker liên kết với gen kháng RMcl của giống khoai tây hoang dại đã được sử dụng đế xác định của mức độ kháng sau khi lai. Giống khoai tây mới này sẽ phải được khảo nghiệm trên đồng ruộng hai năm trước khi nó có thế trở thành giống thương mại.