6. Giả thuyết khoa học
1.4.2.1. Thành tựu về cây trồng biến đoi gen
Hiện nay, phần lớn những nghiên cứu về cây trồng biến đổi di truyền (GMC) đều được tiến hành ở các nước phát triển, chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Ầu. Tại các nước công nghiệp, các công ty công nghệ sinh học đã đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật biến đổi gen vào cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nước đang phát triển cũng đã bắt đầu những nghiên cứu về công nghệ gen.
Thử nghiệm ngoài đồng ruộng đầu tiên là cây thuốc lá biến đôi gen kháng thuốc diệt cỏ, được tiến hành ở Mỹ và Pháp năm 1986. Trong giai đoạn 1986 - 1997, bắt đầu thời điểm thương mại hoá cây trồng biến đổi gen. Các thử nghiệm này tập trung vào 10 loại tính trạng trẽn đối tượng là 60 loại cây trồng. Trong thời kỳ này, những loại cây trồng biến đối gen được thử nghiệm là : Ngô, cà chua, đậu tương, cải dầu, khoai tây và bông với các đặc tính được quan tâm nhất như kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu và kháng virus. Các cây chuyến gen đầu tiên được thương mại hoá trên thị trường Mỹ là cây cà chua chuyển gen Flavor Saver mang gen chín chậm.
Năm 2009 có 25 nước canh tác các giống cây trồng biến đổi gen đã được thương mại hóa và có 32 nước cho phép nhập khẩu và sử dụng cây trồng biến
đổi gen làm lương thực và thức ăn chăn nuôi, nâng tổng số nước cho phép sử dụng cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới lên con số 57 nước. Ưu tiên hàng đầu của CNSH trong giai đoạn 2010 - 2015 là phát triển và sử dụng hệ thống quản lỷ mới, phù hợp hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Tiếp theo là tăng cường hỗ trợ tài chính, khoa học và chính sách cho các hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng cây trồng biến đối gen trên toàn cầu.