Các nghiên cứu sản xuất, nhân giống khoai tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh và bước đầu chuyển Gen chỉ thị vào cây khoai tây thông qua vi khuẩn Agrobacterium tu mefaciens (Trang 68)

6. Giả thuyết khoa học

1.4.1. Các nghiên cứu sản xuất, nhân giống khoai tây

Nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào thực vật đã và đang có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và trong nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trên thế giới và Việt Nam.

* Nghiên cứu trong nước:

Trong các giải pháp nhân giống khoai tây vô tính thì công nghệ nhân giống bằng invitro có nhiều ưu thế. Từ năm 1978, qua nghiên cứu thử nghiệm của nhiều nhà khoa học, của nhiều cơ quan ở nhiều vùng sinh thái, đến năm 1984 đã thành công ở vùng Đà Lạt. Từ năm 1984 đến nay, nông dân Đà Lạt trồng khoai tây bằng giống sản xuất từ ỉn vitro, năng suất bình quân 35-40

tấn/ha, cao tới 60 tấn/ha, bền vừng, song diện tích trồng khoai tây ở đây còn ít, khoảng 300-500 ha. Công nghệ này còn đang được ứng dụng để sản xuất vật liệu bố mẹ để sản xuất hạt khoai tây lai và bảo quản những nguồn gen quý của khoai tây. Đây là công trình do Trung tâm Công nghệ Sinh học miền Nam chủ trì, Viện KHKTNNVN là cơ quan phối hợp [54].

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học 6

Công nghệ Lạng Sơn áp dụng quy trình trên diện tích 1 ha nhà lưới, thời gian 2007- 2008 đã sản xuất được 700.000 tấn củ giống siêu nguyên chủng từ nuôi cấy mô. Tỉnh tiếp tục phấn đấu sản xuất được 1.000 tấn giống xác nhận vào năm 2010, đáp ứng nhu cầu trồng cho 60% diện tích khoai tây [54].

Từ việc ghép ngọn cây cà chua trên gốc cây khoai tây, Nguyễn Thị Trang Nhã [53] đã cho ra đời loại cây trồng mới vừa cho thu hoạch củ khoai tây lại vừa cho trái cà chua với năng suất cao, đồng thời hàm lượng các chất trong củ khoai tây cũng như quả cà chua đều cao hơn loại cây đơn (cây chưa ghép). Cụ thể, khi được trồng thử nghiệm trên đồng ruộng tại Đà Lạt, loại cây “hai trong một” này đã cho năng suất khá cao, bình quân đạt hơn 19 tấn củ khoai tây/ha và hơn 38 tấn cà chua/ha/vụ trên cùng diện tích, trong khi hàm lượng các chất trong củ và quả như vitamin c trong cà chua ghép đạt 8,77% (cà chua thường trồng đối chứng là 3,53%), còn khoai tây ghép là 0,27% (khoai tây không ghép

là 0,03%); tinh bột trong cà chua ghép là 0,02% (không ghép là 0,02%), khoai tây ghép là 2,04% (không ghép là 1,66%)... Việc ghép và trồng thành công không chỉ giúp tiết kiệm diện tích đất, công chăm sóc, phân bón mà còn mở ra nhiều triển vọng mới về cây giống kháng bệnh cho nông dân Đà Lạt.

* Nghiên cứu ở nước ngoài:

Trong sản xuất giống khoai tây, điều mong muốn tốt nhất là; giống phải có độ sạch cao, ít sử dụng hóa chất độc hại cho môi trường và giống thương mại phải được sản xuất ra từ giống gốc tạo ra bằng điều kiện nhân tạo. Trên thế giới, việc sản xuất giống khoai tây sạch bệnh ngày càng được chú ý, cụ thể: Ở Hungari 100% các vật liệu khởi đầu là từ nhân giống ỉn vỉtro. Ở Ba Lan gần

100% các vật liệu khởi đầu từ nhân giống in vitro. Ở Đức, các nhà chọn tạo

giống chịu trách nhiệm về sản xuất giống tiền gốc với mức độ 95% từ in vitro.

Ở Hà Lan, việc sử dụng vật liệu in vitro đang tăng lên một cách vững chắc. Ở

Hàn Quốc, công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh đã phát triển ở trình độ cao. Giống khoai tây sạch bệnh chủ yếu được sản xuất từ in vitro và công

nghệ thủy canh. Năm 2001, diện tích trồng khoai tây bằng nguồn giống khoai 6

tây sạch bệnh chiếm khoảng 50% tống diện tích trồng khoai tây ở Hàn Quốc [54].

Các thành tựu trên đã cho thấy kĩ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô, tế bào đã và đang đóng góp quan trọng trong việc nhân nhanh, chọn tạo và cải thiện giống cây trồng nông - lâm nghiệp. Nhiều giống cây trồng có giá trị đang được úng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, các công ty ở nhiều quốc gia. Trong tương lai gần, nhiều giống cây trồng chất lượng cao được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào sẽ thay thế dần các cây giống sản xuất từ phôi hạt, đặc biệt là các cây nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh và bước đầu chuyển Gen chỉ thị vào cây khoai tây thông qua vi khuẩn Agrobacterium tu mefaciens (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w