Thử nghiệm trên diện hẹp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 67)

Chúng tôi đã thử 2 phác đồ điều trị trên diện hẹp cho 20 gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:

Phác đồ I: Cho uống hỗn hợp 4 loại thuốc:

T. coryzine: 2 gam T. cúm gia súc: 2gam T. Flox- C: 2 gam

Giải độc gan, thận, lách. TA: 1 gam

Cả 4 loại trên pha vào 1 lít nước, 2 lần/ ngày, cho gà uống liên tục 4 ngày. Phác đồ II: Cho uống hỗn hợp 4 loại:

Methocin- Tri: 1ml T. Cúm gia súc: 2 gam T. Flox- C :2 gam

Giải độc gan, thận, lách. TA: 1 gam

Mỗi phác đồ sử dụng điều trị cho 10 gà bệnh.Theo dõi 10 ngày sau điều trị những gà khỏe lại, khỏi về triệu chứng được coi là những gà đã khỏi bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.12

Bảng 4.12. Hiệu lực của thuốc trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp

Phác đồ Thuốc điều trị Liều điều trị Liệu trình điều trị Số gà điều trị (con) Số gà khỏi về triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) I -T. Coryzine 2 g

Pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm. 10 9 90 - T. Cúm gia súc 2 g - Giải độc gan, thận, lách. TA 1 g - T. Flox- C 2 g II - Methocin- Tri 1ml

Pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm. 10 8 80 - T. Cúm gia súc 2 g - Giải độc gan, thận, lách. TA 1 g - T. Flox- C 2g Tính chung 20 17 85 Qua bảng 4.12 cho thấy:

Ở phác đồ I: Sau 1 liệu trình dùng thuốc, tiếp tục theo dõi trong 10 ngày, có 1 gà chết, 9 gà còn lại hết triệu chứng của bệnh, gà khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Hiệu quảđiều trị của phác đồ I đạt 90%.

Ở phác đồ II:

- Có 2 gà chết vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3. Đến ngày thứ 10 thì 8 gà còn lại hết triệu chứng của bệnh, ăn uống trở lại bình thường. Hiệu quảđiều trị của phác đồ II đạt 80 %.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy: 2 phác đồ trên điều trị bệnh đầu đen trên gà đều cho kết quả điều trị tương đối cao và an toàn. Tuy nhiên, cần tiếp tục thử nghiệm trên diện rộng để có kết quả chính xác hơn.

4.2.2. Th nghim trên din rng

Khi thử nghiệm 2 phác đồđiều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp, đạt hiệu quả tương đối cao, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm 2 phác đồ này trên diện rộng. Tiến hành điều trị cho 80 gà bị bệnh đầu đen, chia thành 2 lô, mỗi lô có 40 con, áp dụng 2 phác đồđiều trị khác nhau cho 2 lô. Kết quảđược chúng tôi thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc trị bệnh đầu đen cho gà trên diện rộng Phác đồ Thuốc điều trị Liều điều trị Liệu trình điều trị Số gà điều trị (con) Số gà khỏi về triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) I - T. Coryzine 2 g

Pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm. 40 37 92,5 - T. cúm gia súc 2 g - Giải độc gan, thận, lách. TA 1 g - T. Flox- C 2 g II - Methocin - Tri 1ml

Pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 4 ngày đêm. 40 33 82,5 - T. cúm gia súc 2 g - Giải độc gan, thận, lách. TA 1 g - T. Flox – C 2 g Tính chung 80 70 87,5 Qua bảng 4.13 cho ta thấy: Ở phác đồ I:

Trong thời gian điều trị thì có 3 gà chết (ngày thứ 2 chết 2 con và ngày thứ 5 chết 1 con).

37 gà còn lại hết triệu chứng của bệnh, khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Hiệu quảđiều trị của phác đồ I đạt 92,5 % .

Có 7 gà chết (ngày thứ 1 chết 2 con, ngày thứ 3 chết 1 con, ngày thứ 4 chết 1 con, ngày thứ 6 chết 3 con). Tiếp tục theo dõi đến ngày thứ 10 thì 33 gà còn lại hết triệu chứng của bệnh và ăn uống trở lại bình thường. Hiệu quảđiều trị của phác đồ II đạt 82,5 %.

Như vậy, sử dụng 2 phác đồ trên đểđiều trị bệnh đầu đen trên gà đều cho kết quảđiều trị tương đối cao và an toàn. Cả 2 phác đồ này đều có thểđược sử dụng để điều trị bệnh đầu đen trên gà. Hiệu quả điều trị đạt từ 82,5- 92,5 % . Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo người dân nên sử dụng phác đồ I đểđiều trị khi có gà bị bệnh, vì hiệu quảở phác đồ I cao hơn so với phác đồ II.

Phần 5

KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

- Tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen ở gà tại 4 xã của huyện Phú Bình là 35,36 %, dao động từ (15,71 % - 54,29 %).

- Gà mắc bệnh đầu đen có triệu chứng: Sốt; lông xù; ỉa chảy phân loãng vàng lưu huỳnh; uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏăn; mào tích nhợt nhạt hoặc xanh đen; run rẩy, mắt nhắm nghiền, dao động từ (43,04 % - 100%)

- Gà mắc bệnh đầu đen manh tràng sưng to, có nhiều kén trắng, gan sưng to, thoái hóa, có nhiều nốt hoại tử; ruột xuất huyết; lách sưng; bao tim tích nước; phổi tụ máu đỏ thẫm; thận sưng, tỷ lệ gà có các bệnh tích trên dao động từ (11,11 % - 100%).

- Gây nhiễm qua đường miệng thời gian xuất hiện triệu chứng sớm nhất là ngày thứ 9, muộn nhất vào ngày thứ 11.

- Gây nhiễm qua hậu môn thời gian xuất hiện triệu chứng sớm nhất vào ngày thứ 3, muộn nhất vào ngày thứ 10. Tỷ lệ gây nhiễm thành công qua đường hậu môn cao hơn nhiều so với đường miệng

- Gà gây nhiễm xuất hiện các triệu chứng giống như triệu chứng của gà bệnh trên thực địa.

- Gây nhiễm qua đường miệng thời gian chết sớm nhất vào ngày thứ 27, muộn nhất vào ngày thứ 29.

- Gây nhiễm qua đường hậu môn, thời gian chết sớm nhất vào ngày thứ 7, muộn nhất vào ngày thứ 18.

- Gà mắc bệnh đầu đen do gây nhiễm có bệnh tích đại thể tương tự gà mắc bệnh ngoài tự nhiên.

- Bệnh tích vi thể thấy rõ ở gan và manh tràng của gà gây nhiễm.

- Khối lượng và thể tích các cơ quan nội tạng của gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm lớn hơn so với gà khỏe.

- Phác đồ I hiệu lực điều trịđạt trên 90%, phác đồ II đạt hiệu lực trên 80 %.

5.2. Tồn tại

- Đây là bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu báo cáo về bệnh, vì vậy tài liệu tham khảo tiếng việt còn hạn chế.

- Nghiên cứu đề tài trong thời gian ngắn với quy mô nhỏ nên kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu.

5.3. Đề nghị

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có đề nghị sau:

- Tiếp tục có những nghiên cứu thêm về đơn bào Histomonas meleagridis ở Việt Nam, tạo cơ sở khoa học cho việc phòng chống bệnh có hiệu quả.

- Các hộ chăn nuôi gà thả vườn tại các xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh đầu đen.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trong địa bàn huyện, nhằm tránh lây lan dịch bệnh.

- Cho uống hỗn hợp 4 loại thuốc của phác đồ 1 gồm: T. Coryzine: 2 gam, T. Flox C: 2 gam, Giải độc gan, thận lách. TA: 2 gam pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 4 ngày đêm đểđiều trị bệnh đầu đen cho đàn gà tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 130 - 133, 138 - 140.

2. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang

(2008), Ký sinh trùng học thú y (giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 72 - 78.

3. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật nuôi, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 92 - 95.

4. Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn Năm, Nguyễn Vũ Sơn (2013), “Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu bệnh do Histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y tập XX, số 2, tr. 42 - 47.

5. Lê Văn Năm (2010) “Bệnh viêm Gan - Ruột truyền nhiễm”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 3 tập II.

6. Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội, tr. 192 - 267.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 67)