Thời gian chết của gà sau gây nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 59)

Sau khi gà gây nhiễm xuất hiện triệu chứng, chúng tôi tiếp tục theo dõi để xác định thời gian gà chết do bệnh đầu đen. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả theo dõi gà chết sau gây nhiễm

Đợt thí nghiệm Lô thí nghiệm Liều gây nhiễm (ml/gà) Đường gây nhiễm Số lượng gà chết (con) Tỷ lệ chết (%)

Thời gian gà chết sau gây nhiễm Sớm nhất (ngày) Muộn nhất (ngày) Trung bình ( X m X ± ) ngày I Gây nhiễm 1 Miệng 0 0 Không chết Lỗ huyệt 4 66,67 10 20 15,25 ± 2,47 2 Miệng 0 0 Không chết Lỗ huyệt 5 83,83 9 17 13 ± 1,58 3 Miệng 1 16,67 28 28 28 Lỗ huyệt 5 83,83 8 16 12,6 ± 1,6 ĐC 0 KGN 0 0 Không chết II Gây nhiễm 1 Miệng 0 0 Không chết Lỗ huyệt 9 75,00 9 18 14,67 ± 1,16 2 Miệng 1 8,33 29 29 29 Lỗ huyệt 10 83,33 8 17 13,7 ± 1,04 3 Miệng 2 16,67 27 28 27,5 ± 0,71 Lỗ huyệt 11 91,67 7 17 12,18 ± 1,08 ĐC 0 KGN 0 0 Không chết

Ghi chú: KGN là không gây nhiễm.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Cả 2 đợt gây nhiễm, ở các liều gây nhiễm khác nhau thì thời gian gà chết là khác nhau, khi gây nhiễm qua hậu môn thì thời gian gà chết xuất hiện sớm hơn so với đường miệng. Cụ thể:

- Ởđợt gây nhiễm I:

Sau 45 ngày theo dõi, với liều 1 ml/ gà, gây nhiễm qua đường miệng quan sát không thấy gà chết, trong khi đó, lô gà thí nghiệm được gây nhiễm qua lỗ huyệt thấy thì gà mắc bệnh chết sớm nhất vào ngày thứ 10, muộn nhất vào ngày thứ 20, trung bình 15,25 ± 2,47 ngày sau gây nhiễm.

Khi gây nhiễm với liều 2 ml/ gà, thời gian chết sớm nhất của gà mắc bệnh khi gây nhiễm qua lỗ huyệt là ngày thứ 9, muộn nhất là ngày thứ 17, trung bình là 13 ± 1,58 ngày sau gây nhiễm. Trong khi, gây nhiễm qua đường miệng thì không thấy có gà nào bị chết.

Với liều 3 ml/ gà, gây nhiễm qua đường miệng, chỉ có 1 gà chết vào ngày thứ 28 sau gây nhiễm. khi gây nhiễm qua lỗ huyệt, có 5 gà chết, sớm nhất vào ngày thứ 8, muộn nhất vào ngày thứ 16, trung bình 12,6 ± 1,6 ngày sau gây nhiễm.

- Ởđợt gây nhiễm II:

Với liều 1 ml/ gà: Khi gây nhiễm qua lỗ huyệt, có 9 gà chết, thời gian chết sớm nhất là ngày thứ 9, muộn nhất là ngày thứ 18, trung bình là 14,67 ± 1,16 ngày sau gây nhiễm, trong khi đó, ở lô gà gây nhiễm qua đường miệng thì không có gà bị chết.

Liều 2 ml/ gà: Khi gây nhiễm qua lỗ huyệt, có 10 gà chết, thời gian chết sớm nhất vào ngày thứ 8, muộn nhất vào ngày thứ 17, trung bình là 13,7 ± 1,04 ngày sau gây nhiễm, còn khi gây nhiễm qua đường miệng, chỉ có 1 gà chết vào ngày thứ 29 sau gây nhiễm.

Với liều 3 ml/ gà: Khi gây nhiễm qua lỗ huyệt, có 11 gà chết, thời gian xuất hiện gà chết sớm nhất là ngày thứ 7, muộn nhất là ngày thứ 17, trung bình là 12,18 ± 1,08 ngày sau gây nhiễm, khi gây nhiễm bằng đường miệng thấy, chỉ có 2 gà chết, thời gian chết sớm nhất vào ngày thứ 27, muộn nhất vào ngày thứ 28, trung bình là 27,5 ± 0,71 ngày sau gây nhiễm.

Nhìn chung, ở 2 đợt gây nhiễm, ở cùng một thể tích và đường gây nhiễm thì thời gian xuất hiện gà chết sớm nhất và muộn nhất không có sự khác nhau rõ rệt. Ở liều 1 ml/gà, khi gây nhiễm qua đường miệng đều không thấy xuất hiện gà mắc bệnh và chết, theo chúng tôi là do ở liều này số lượng đơn bào H. meleagridis, đồng thời lại bị tiêu diệt bởi dịch tiết của đường tiêu hóa và nồng độ pH thấp ở dạ dày, nên gà không bị mắc bệnh mà khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khi gây nhiễm qua lỗ huyệt với liều 1 ml/ gà, thời gian xuất hiện gà chết sớm nhất dao động từ ngày thứ 9 - 10, muộn nhất là ngày thứ 18- 20 sau gây nhiễm. Sở dĩđạt được kết quả trên là do khi gây nhiễm trực tiếp bằng hậu môn đơn bào H. meleagridis không phải chịu tác động của các dịch tiết trong đường tiêu hóa và nồng độ pH thấp trong dạ dày, do đó chúng nhanh chóng xâm nhập vào manh tràng và gan, sinh sản, tác động gây viêm, con vật sốt cao, kiệt sức và chết. Do vậy, khi gây nhiễm bằng hậu môn, gà chết sớm hơn và tỷ lệ chết cao hơn so với gà gây nhiễm qua đường miệng. Tương tự, ở liều 2 ml và 3 ml/ gà, khi gây nhiễm qua lỗ huyệt gà chết rất sớm, ngay sau khi gây nhiễm 7 - 9 ngày và muộn nhất từ 16 -17 ngày, còn gây nhiễm qua đường miệng gà chết muộn hơn, từ 28 - 29 ngày sau gây nhiễm. Như vậy, ở liều gây nhiễm cao hơn thì thời gian xuất hiện triệu chứng sớm hơn và ngược lại.

Horton - Smith và Long (1956) [23] cũng làm nhiều thí nghiệm gây nhiễm bằng cách cho gà khỏe nuốt trực tiếp gan và huyễn dịch trong manh tràng của gà bệnh nặng, tác giảđã phát hiện ra rằng H. meleagridis sống sót với tỷ lệ thấp khi đi qua đường tiêu hóa do nồng độ pH thấp.

Mc Dougald L. R., Fuller L. (2005) [33], khi nghiên cứu sự lây nhiễm trực tiếp bằng cách đưa qua lỗ huyệt cho gà 2 tuần tuổi những tổn thương gan và manh tràng đã được nghiền nhỏ. Kết quả thu được, 87,5 % gia cầm khi gây nhiễm qua lỗ huyệt đã chết ở 7 - 13 ngày.

Hauck R., Hafe H. M. (2013) [21], cho biết trong 10 năm qua, phương pháp gây nhiễm thông qua lỗ huyệt được tiến hành một cách phổ biến nhất và đạt độ tin cậy cao.

Trong hầu hết các nghiên cứu liều gây nhiễm thường từ 10.000 hoặc 100.000 đơn bào H. meleagridis được sử dụng, tỷ lệ tử vong ở gà được gây nhiễm chiếm hơn 70 %. Trong đó gà tử vong sớm nhất có thể xảy ra ở ngày thứ 6 sau khi gây nhiễm và muộn nhất thường từ 13 - 15 ngày sau gây nhiễm.

Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi tương đối phù hợp với những nghiên cứu của các tác giả trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 59)