Hiệu lực của phác đồ điều trị trên diện hẹp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 40)

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cu bnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra

gà ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

3.4.1.1. Bố trí thu thập gà để mổ khám

Bố trí thí thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu theo công thức:

( ) ( ) (0,027) 280 315 , 0 1 315 , 0 . 973 , 0 1 2 2 2 2 = − = − = e z p p n

Trong đó: n: Số gà mổ khám z: Độ chính xác 97,3% p: Tỷ lệ nhiễm dự kiến 31,5% e: Sai số 0,027 Mổ khám ngẫu nhiên tại 4 xã ở huyện Phú Bình cụ thể là: - Xã Hương Sơn: 70 con - Xã Bảo Lý: 70 con - Xã Tân Khánh: 70 con - Xã Tân Kim: 70 con

3.4.1.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà được xác định bằng sự kết hợp giữa các phương pháp sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng * Mổ khám kiểm tra bệnh tích * Soi tươi manh tràng

* Làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan

Các phương pháp cụ thể như sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng: Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt (Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [2]) để xác định những biến đổi lâm sàng của gà bệnh (triệu chứng toàn thân, mào tích, thể trạng, sự vận động, da vùng đầu và mép, màu sắc và trạng thái phân.

* Mổ khám bệnh tích

Phương pháp mổ khám gà: Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám toàn diện, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các nội quan như thận, lách, tim, phổi, đặc biệt là gan và manh tràng để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp soi tươi manh tràng

Tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hoá gà (Theo Trịnh Văn Thịnh, 1981; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [1] Dùng dao mổ nạo nhẹ niêm mạc manh

tràng, lấy một ít niêm mạc và chất chứa trong manh tràng (bằng hạt đỗ xanh) cho lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt nước cất; dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên để dàn thành một lớp mỏng; sau đó soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện H. meleagridis qua sự di chuyển đơn bào.

* Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

Các bước tiến hành:

+ Lấy mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng): cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương.

+ Cốđịnh bệnh phẩm bằng dung dịch formon 5%.

+ Rửa nước 12 - 24 h (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết formol. + Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra.

+ Làm trong bệnh phẩm: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống xylen để làm trong bệnh phẩm.

+ Tẩm parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng paraffin nóng chảy, đểở tủấm nhiệt độ 500C.

+ Đổ Block: Rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.

+ Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microcom, độ dày mảnh cắt khoảng 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).

+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin.

+ Gắn lamen bằng Baume canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần.

3.4.2. Phương pháp nghiên cu bnh đầu đen gà do gây nhim

3.4.2.1. Gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm

* Vật liệu gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm gồm:

- Gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen.

* Phương pháp gây nhiễm:

Bước 1: Dùng kéo nhọn, sắc vô trùng cắt gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình. Nghiền nhỏ bằng máy xay đa năng, cho toàn bộ huyễn dịch vào cốc

thủy tinh.

Bước 2: Sử dụng xilanh 1 ml vô trùng, hút huyễn dịch đã xay nhuyễn để gây nhiễm cho gà.

Bước 3: Gây nhim H. meleagridis cho gà thí nghiệm.

Kích thích cho gà thải phân. Sau đó, dùng xilanh 1 ml vô trùng, hút huyễn dịch và lần lượt gây nhiễm cho các lô gà thí nghiệm bằng đường miệng và hậu môn ở các liều 1 ml, 2 ml, 3 ml. Cho gà nhịn ăn, nhịn uống trong 5 h sau gây nhiễm.

3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm

Bố trí 3 đợt gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm theo sơđồ sau:

Đợt gây nhiễm Gà thí nghiệm Số gà đối chứng (con) Tuổi gà (tuần) Giống Liều gây nhiễm (ml/gà) Đường gây nhiễm Số gà (con) Đợt 1 1 Miệng 6 6 4 Lai mía Lỗ huyệt 6 2 Miệng 6 Lỗ huyệt 6 3 Miệng 6 Lỗ huyệt 6 Đợt 2 1 Miệng 12 12 Lỗ huyệt 12 2 Miệng 12 Lỗ huyệt 12 3 Miệng 12 Lỗ huyệt 12 Đợt 3 2 Lỗ huyệt 10 10 Cả 3 đợt 2 đường

gây nhiễm 118 28 4 Lai mía

* Mục đích của các đợt gây nhiễm:

Đợt 1, 2:

- Xác định thời gian xuất hiện triệu chứng - Xác định thời gian chết của gà gây nhiễm

- Mổ khám gà chết và những gà còn sống sau 45 ngày gây nhiễm để: + Kiểm tra bệnh tích đại thể

+ Kiểm tra bệnh tích vi thể

Đợt 3: Mổ khám đồng loạt gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng trong cùng một ngày nhất định sau gây nhiễm.

Cân khối lượng, đo thể tích của các cơ quan nội tạng gà đối chứng và gà gây nhiễm để so sánh.

3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh đầu

đen do gây nhiễm

* Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng

- Hàng ngày quan sát và ghi lại những biểu hiện của gà thí nghiệm: Thể trạng, mào, tích, niêm mạc, phân, ăn uống, vận động...

- Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của gà thí nghiệm hàng ngày sau gây nhiễm vào buổi sáng, ở một giờ nhất định, ghi lại kết quả vào nhật ký thí nghiệm.

* Phương pháp xác định thời gian chết của gà sau gây nhiễm

Sau khi gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà qua đường miệng và lỗ huyệt, theo dõi toàn bộ số gà đã gây nhiễm: Khi có gà đầu tiên chết, xác định đó là thời gian chết sớm nhất của gà sau gây nhiễm. Tiếp tục theo dõi cho đến khi gà cuối cùng chết, xác định đó là thời gian chết muộn nhất của gà sau gây nhiễm. * Phương pháp kiểm tra bệnh tích đại thể của gà gây nhiễm

Mổ khám gà chết sau gây nhiễm và toàn bộ gà còn sống sau 45 ngày gây nhiễm, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các khí quan trong cơ thể, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể của gà gây nhiễm

Kiểm tra bệnh tích vi thể theo phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

* Phương pháp xác định sự thay đổi khối lượng và thể tích của các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm và gà đối chứng

+ Xác định khối lượng của cơ quan nội tạng: Bằng cân điện tử, độ chính xác 10-3 mg.

+ Đo thể tích các cơ quan nội tạng:

Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh, 2 bình chứa, 1 bình đo thể tích

Cách đo: Đổ đầy nước vào 2 cốc thủy tinh đặt sẵn trong 2 bình chứa, cho nội tạng của gà gây nhiễm và gà đối chứng vào 2 cốc. Nước trong cốc sẽ tràn vào bình chứa (thể tích nước trào ra đúng bằng thể tích nội tạng). Nhấc cốc ra khỏi bình chứa. Đổ nước ở bình chứa vào bình đo thể tích.

3.4.3. Phương pháp đánh giá hiu lc ca mt s thuc tr bnh đầu đen cho gà

- Xây dựng 02 phác đồđiều trị bệnh đầu đen cho gà.

Phác đồ Thuốc diệt đơn bào Thành phần chính

I - T. Coryzine Sulfamonomethocin

II - Methocin- Tri Sulfadimethocin

- Để xác định hiệu lực của phác đồ điều trị, chúng tôi bố trí điều trị thử nghiệm trên gà bị bệnh ngoài thực địa ở diện hẹp và diện rộng, đánh giá hiệu quả của từng phác đồ. Sau đó lựa chọn 01 phác đồ điều trị hiệu quả để khuyến cáo cho người dân.

3.4.4. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008) [6], trên phần mềm Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà

4.1.1. Nghiên cu bnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra gà nuôi ti mt s xã thuc huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám

Phú Bình là một huyện thuộc vùng trung du, có địa hình bán sơn địa, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm phát triển, trong đó có đơn bào H. meleagridis gây

bệnh đầu đen ở gà.

Để nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra trên đàn gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 280 gà nuôi tại 4 xã: Hương Sơn, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm và có bệnh tích (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Hương Sơn 70 11 15,71 Bảo Lý 70 17 24,29 Tân Khánh 70 33 47,14 Tân Kim 70 38 54,29 Tính chung 280 99 35,36

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Gà nuôi ở các xã nghiên cứu đều bị nhiễm H.

meleagridis. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở mỗi xã là khác nhau.

Trong 280 gà mổ khám có 99 gà bị nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis,

meleagridis cao nhất là xã Tân Kim (54,29 %), sau đó đến xã tân Khánh (45,71 %), Bảo Lí ( 24,29 %) và thấp nhất ở xã Hương Sơn ( 15,71 %). Cụ thể như sau:

Xã Hương Sơn: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 11 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 15,71 %.

Xã Bảo Lý: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 17 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 24,29 %.

Xã Tân Khánh: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 33 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 47,14 %.

Xã Tân Kim:Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 38 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 54,29 %.

Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các xã là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tình trạng vệ sinh thú y, địa hình, phương thức chăn nuôi, lứa tuổi, chế độ nuôi dưỡng, mật độ gà nuôi,... Đặc biệt, xã Tân Kim và Tân Khánh, người dân nuôi gà với số lượng nhiều, nuôi lâu năm nên đất đã bị nhiễm giun kim - yếu tố được xác định là kí chủ trung gian của đơn bào gây bệnh đầu đen ở gà, đồng thời do người dân có tập quán chăn nuôi là nuôi liên tiếp, gối đàn, không có thời gian trống chuồng, phơi đất phun thuốc diệt trừ các tác nhân gây bệnh; địa hình đồi núi xen với những cánh đồng trũng, đất ẩm; hệ thống thoát nước của các hộ chăn nuôi cũng chưa được xử lý khoa học... Vì vậy, gà nuôi tại các xã này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ tương đối cao.

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở 4 xã được minh họa rõ hơn qua biểu đồở hình 4.1.

Hình 4.1. T l nhim H. meleagridis gà ti mt sđịa phương ca huyn Phú Bình

Biểu đồở hình 4.1 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại xã Tân Kim

(54,29 %), thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại xã Hương Sơn (15,71 %). Qua quá trình xuống cơ sở điều tra, lấy mẫu và theo dõi chúng tôi thấy được đại

đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻđều chưa chú ý đến vệ sinh thú y, quét dọn, thu gom xử lý phân, khử trùng chuồng trại và khu vực vườn thả gà chưa tốt, đặc biệt là khâu tẩy giun cho gà còn kém. Do vậy, gà nuôi ở các xã đều nhiễm H. meleagridis, gà ủ rũ, gầy yếu, chân khô, kém ăn, ỉa chảy, chết với tỷ lệ khá cao, làm ảnh hưởng đến kinh tế và tâm lý người chăn nuôi.

4.1.1.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen nuôi tại huyện Phú Bình

Trong quá trình điều tra, theo dõi, và tìm hiểu về bệnh đầu đen ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi nhận thấy, mức độ nặng, nhẹ của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi, sức đề kháng của cơ thể vật chủ, điều kiện thời tiết, số lượng đơn bào H. meleagridis kí sinh.

Chúng tôi đã quan sát triệu chứng của gà mắc bệnh đầu đen tại huyện Phú Bình trong quá trình thực hiện đề tài. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại huyện Phú Bình Số gà theo dõi (con) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Kết quả theo dõi Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà (con) Tỷ lệ (%) 280 79 28,21 Gà ủ rũ, lông xù 79 100 Gà sốt 79 100 Gà gầy, uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏăn 66 83,54

Ỉa chảy phân loãng, màu vàng lưu

huỳnh 35 44,3

Gà đứng run rẩy, mắt nhắm nghiền 64 81,01 Mào tích nhợt nhạt hoặc tái xanh 34 43,04

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Trong tổng số 280 gà theo dõi có 79 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, chiếm tỷ lệ 28,21 %. Trong đó, triệu chứng gà ủ rũ, lông xù và sốt là các triệu chứng phổ

biến (100 %); gà gầy, uống nhiều nước, giảm ăn hoặc bỏ ăn chiếm 83,54 %; gà đứng run rẩy, mắt nhắm nghiền chiếm 81,01 %; ỉa chảy phân loãng, màu vàng lưu huỳnh chiếm tỷ lệ 44, 3 % và mào tích nhợt nhạt hoặc tái xanh chiếm 43,04 %.

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên, theo chúng tôi là do đơn bào H.

meleagridis chủ yếu ký sinh ở gan và manh tràng của gà. Khi mới xâm nhập vào cơ thể H. meleagridis xâm nhập vào manh tràng, tại đây đơn bào này sinh sản và nhân lên về số lượng, tác động vào niêm mạc manh tràng, gây viêm, loét, hoại tử, làm thành manh tràng dày lên. Đồng thời với quá trình viêm, gà sốt cao, bỏ ăn, uống nước nhiều. Sau đó, từ manh tràng đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào máu đến gan và các bộ phận khác trong cơ thể.

Tại gan, chúng ký sinh, xâm nhập vào mô gan gây hoại tử, phá hủy tế bào gan, làm rối loạn chức năng gan. Từ đó việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau ở gan giảm sút rõ rệt. Vì vậy, làm ngừng trệ các quá trình trao đổi và tổng hợp chất trong cơ thể gà, làm gà gầy yếu và ỉa chảy, phân loãng màu lưu huỳnh.

Ngoài các biểu hiện trên, gà bệnh thường đứng lẻ loi, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ ấm để sưởi, lúc gần chết một số gà có biểu hiện đi không vững, đứng run rẩy, khi xua đuổi hay bị ngã hoặc nằm bẹp nghiêng về một bên, chân khô, lông xù.

Kết quả của chúng tôi thu được giống với mô tả của Tyzzer (1920) [37] trên gà tây. Tác giả là người đầu tiên mô tả về một hiện tượng bệnh ở gà tây do

H. meleagridis gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)