Tỷ lệ nhiễm H.meleagridi sở gà nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 46)

tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám

Phú Bình là một huyện thuộc vùng trung du, có địa hình bán sơn địa, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm phát triển, trong đó có đơn bào H. meleagridis gây

bệnh đầu đen ở gà.

Để nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra trên đàn gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 280 gà nuôi tại 4 xã: Hương Sơn, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm và có bệnh tích (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Hương Sơn 70 11 15,71 Bảo Lý 70 17 24,29 Tân Khánh 70 33 47,14 Tân Kim 70 38 54,29 Tính chung 280 99 35,36

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Gà nuôi ở các xã nghiên cứu đều bị nhiễm H.

meleagridis. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở mỗi xã là khác nhau.

Trong 280 gà mổ khám có 99 gà bị nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis,

meleagridis cao nhất là xã Tân Kim (54,29 %), sau đó đến xã tân Khánh (45,71 %), Bảo Lí ( 24,29 %) và thấp nhất ở xã Hương Sơn ( 15,71 %). Cụ thể như sau:

Xã Hương Sơn: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 11 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 15,71 %.

Xã Bảo Lý: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 17 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 24,29 %.

Xã Tân Khánh: Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 33 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 47,14 %.

Xã Tân Kim:Trong tổng số 70 gà mổ khám, kiểm tra có 38 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 54,29 %.

Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa các xã là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tình trạng vệ sinh thú y, địa hình, phương thức chăn nuôi, lứa tuổi, chế độ nuôi dưỡng, mật độ gà nuôi,... Đặc biệt, xã Tân Kim và Tân Khánh, người dân nuôi gà với số lượng nhiều, nuôi lâu năm nên đất đã bị nhiễm giun kim - yếu tố được xác định là kí chủ trung gian của đơn bào gây bệnh đầu đen ở gà, đồng thời do người dân có tập quán chăn nuôi là nuôi liên tiếp, gối đàn, không có thời gian trống chuồng, phơi đất phun thuốc diệt trừ các tác nhân gây bệnh; địa hình đồi núi xen với những cánh đồng trũng, đất ẩm; hệ thống thoát nước của các hộ chăn nuôi cũng chưa được xử lý khoa học... Vì vậy, gà nuôi tại các xã này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ tương đối cao.

Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở 4 xã được minh họa rõ hơn qua biểu đồở hình 4.1.

Hình 4.1. T l nhim H. meleagridis gà ti mt sđịa phương ca huyn Phú Bình

Biểu đồở hình 4.1 cho thấy, các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại xã Tân Kim

(54,29 %), thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở gà tại xã Hương Sơn (15,71 %). Qua quá trình xuống cơ sở điều tra, lấy mẫu và theo dõi chúng tôi thấy được đại

đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻđều chưa chú ý đến vệ sinh thú y, quét dọn, thu gom xử lý phân, khử trùng chuồng trại và khu vực vườn thả gà chưa tốt, đặc biệt là khâu tẩy giun cho gà còn kém. Do vậy, gà nuôi ở các xã đều nhiễm H. meleagridis, gà ủ rũ, gầy yếu, chân khô, kém ăn, ỉa chảy, chết với tỷ lệ khá cao, làm ảnh hưởng đến kinh tế và tâm lý người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 46)