Trong những thập kỷ gần đây, Histomoniasis đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà tây. Những năm 1930, dịch bệnh đầu đen đã phá hủy hầu như hoàn toàn ngành chăn nuôi gà tây ở khu vực Đông và Trung Tây của Hoa Kỳ. Trong năm 1945, bệnh đầu đen chiếm 32,2 % tỉ lệ tử vong của gà tây ở Bắc Carolina.
Những năm tiếp theo dịch bệnh đầu đen ở gia cầm vẫn thường xuyên phát triển, tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi.
Ổ dịch Histomoniasis mới trên đàn gà tây, tỷ lệ chết 25 - 75 % đã được báo cáo ở California vào năm 2001 (Jinghui hu (2002) [25].
Van der Heijden H. (2009) [41] tiếp tục báo cáo rằng: Ở California một đợt
bùng phát Histomoniasis tiếp tục gây tỷ lệ tử vong cao cho gà tây từ 9 - 11 tuần tuổi. Dấu hiệu lâm sàng bao gồm: ăn ít hoặc bỏăn, ủ rũ, tiêu chảy, giảm cân, và tỷ lệ tử vong tăng khi gà ở 3 - 13 tuần tuổi. Gà tây mắc bệnh ở 7 tuần tuổi tỷ tử vong từ 24 - 68 %. Mổ khám thấy gan phì đại, trên bề mặt gan xuất hiện các nốt trắng nhạt khác nhau, kích thước 0,3 - 1,5 cm. Thành manh tràng dày lên, niêm mạc bị lở loét, túi Fabricius sưng to và có tiết dịch màu vàng nhạt. Thận, tuyến tụy, lá lách sưng. Quan sát dưới kình hiển vi thấy có nhiều ổ hoại tử trong gan, manh tràng, phúc mạc, túi Fabricius, thận, phổi, tuyến tụy,…
Mc Dougald (2008) [34] khi nghiên cứu bệnh đầu đen ở khu vực Bắc Mỹđã báo cáo: Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến đàn gà tây nuôi tập trung, tỷ lệ tử vong lên đến 80 - 100 %. Mặt khác, bệnh cũng được tìm thấy ở gà nhưng tỷ lệ chết chỉđạt 10 %.
Hauck và cs (2010) [20] báo cáo: Histomoniasis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi kí sinh trùng đơn bào H. meleagridis. Tại Đức, trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008, có ít nhất 35 vụ dịch xảy ra ở gà tây, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Trong báo cáo, tác giảđã mô tả sự tiếp diễn liên tục qua các năm của bệnh đầu đen của một trang trại chăn nuôi gà tây ởĐức. Ổ dịch đầu tiên xảy ra vào năm 2005 khi gà đạt 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra vào năm 2009 khi gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng đến 26 - 65 % trong vài ngày mặc dù điều trị với các hợp chất khác nhau. Trong cả hai trường hợp H. meleagridis thuộc kiểu gen A đã được phát hiện nhưng chưa nghiên cứu được nguồn lây nhiễm rõ ràng. Từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 3 năm 2005,ở Pháp xuất hiện 113 ổ dịch Histomoniasis trên gà tây, trong đó 15 ổ dịch là các trang trại gà giống. Năm 2009 có sự bùng nổ của dịch Histomoniasis ở gà tây 9 đến 11 tuần tuổi với tỷ lệ tử vong 24 - 68 %.
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào H. meleagridis gây ra. Trong cơ thể gà
H.meleagridis cư trú chủ yếu ở manh tràng, gan và gây tổn thương nghiêm trọng 2 cơ quan này.
Trong trường hợp không được điều trị, hơn 90 % số gia cầm bị bệnh có thể chết, số sống sót sẽ còi cọc, chậm lớn.
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện vào tháng 3 năm 2010 do Lê văn Năm và cs báo cáo. Bệnh thường thấy ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, nhưng gà ta thì chậm hơn một chút: từ 3 tuần đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc.
Lê Văn Năm (2010) [5] bước đầu đã quan sát thấy ở Miền Bắc Việt Nam bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm như: cuối xuân, hè, hè thu. Trong khi đó gà lớn tuổi (gà già, gà đẻ) bệnh thường xảy ra vào cuối thu và mùa đông. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của đại bộ phận không nhỏ người dân nước ta. Tác giả cũng cho rằng các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm nặng với giun kim mà giun kim là kí chủ trung gian truyền bệnh cho gà tây và gà thả vườn nuôi tập trung.