Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 30)

* Triệu chứng

Gia cầm khoảng 3 - 12 tuần tuổi tỷ lệ và cường độ nhiễm H. meleagridis cao,

có triệu chứng điển hình và tỷ lệ chết lên tới 70 - 90 %. Những dấu hiệu lâm sàng phát triển từ 12 - 15 ngày sau khi nhiễm bệnh và tử vong sau 15 - 21 ngày. Gia cầm mắc bệnh đột nhiên thấy sốt cao 43 - 440C, đứng ủ rũ, hai mắt nhắm nghiền, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, gà lông xù, vùng hậu môn lông bết và bẩn do bị tiêu chảy, phân màu lưu huỳnh (Mc Dougald và cs (2008) [34]). Sung

huyết, phù nề, bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở giai đoạn đầu của gà bệnh, các tế bào đa nhân khổng lồ tăng lên với số lượng rất lớn. Farmer và cs (1951) [15] cho biết: Gà mắc bệnh trong phân có lẫn những mảnh của niêm mạc manh tràng, ông cho rằng gà tiêu chảy, phân màu vàng lưu huỳnh và trong phân có những mảnh tổ chức của niêm mạc manh tràng là dấu hiệu phổ biến nhất. Triệu chứng tiêu chảy phân màu lưu huỳnh xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh, khi chức năng gan bị suy yếu. Gia cầm sã cánh, đứng run rẩy, dấu đầu vào dưới cánh.

Gia cầm lớn triệu chứng không điển hình, bệnh thường kéo dài, gà gầy dần rồi chết. Giai đoạn cuối quan sát thấy gia cầm mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 - 20 ngày. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 - 380C. Gà bệnh thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng hiện tượng gà chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm. Thực chất cuối cùng gà chết 85 - 95 %.

Lê Văn Năm (2010) [5] khi nghiên cứu về bệnh đầu đen đã mô tả triệu chứng bệnh như sau: Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 4 tuần và phụ thuộc rất nhiều vào nhiễm trùng thứ phát. Bệnh thể hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính, rất ít khi bệnh xảy ra ở thể quá cấp.

- Thể quá cấp và cấp tính: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này thể hiện rất dữ dội. Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dang rộng chân, sã cánh, lông xù, bỏ ăn, sốt cao 43 - 440C, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt, sau vài ngày ỉa ra máu hoặc phân lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng. Sau đó vài ngày gà ỉa ra các thỏi phân màu nâu đỏ hoặc loãng trắng lờ mờ như nước vo gạo đặc. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà tây. Gần cuối giai đoạn ốm thân nhiệt gà giảm mạnh xuống dưới mức bình thường (39 - 380C) nên gà cảm thấy rất rét. Vì vậy cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng, nhưng những gà ốm vẫn tìm những nơi có ánh nắng mặt trời hoặc lò sưởi để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng yên không cử động, đầu rúc vào nách cánh. Bệnh kéo dài 10 - 20 ngày nên gà rất gầy, chúng liên tục run rẩy hoặc co dật rồi chết do suy nhược cơ thể. Tỷ lệ chết rất cao 80 - 95 % (nếu không được điều trị kịp thời).

- Thể mãn tính: Thể mãn tính thường thấy ở gà ta, gà tây lớn tuổi với sự xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như đã mô tả ở phần thể cấp tính, nhưng cường độ biểu hiện yếu vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn gà lúc tốt, lúc xấu. Bệnh kéo dài 2 - 3 tuần và kết thúc gà bị chết vì suy nhược, tự nhiễm độc hoặc chết do bệnh kế phát.

* Bệnh tích

Bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng.

Qua gây nhiễm Kemp R. L và Springer W. T (1978) [27] đã xác định được tổn thương đầu tiên trong manh trành từ ngày thứ 8 sau khi nhiễm. Manh tràng bị viêm sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần. Sau đó trong dịch tiết có hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng và chất dịch từ thức ăn tích lại tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát. Đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét, thủng, rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc.

Tổn thương gan thường bắt đầu vào ngày thứ 10. Gan sưng to gấp 2 - 3 lần, viêm xuất huyết, hoại tử. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ nhưđá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc nhưổ lao hoặc như khối u của bệnh marek, có đường kính lên đến 1cm, Trường hợp nặng, tổn thương xuất hiện trên toàn bộ bề mặt gan.

Các tổn thương ở các cơ quan khác như túi fabricius, phổi, lá lách, tuyến tụy, thận, dạ dày tuyến và màng treo ruột đôi khi có thể xảy ra dưới dạng các ổ hoại tử tròn, màu trắng hoặc màu vàng.

Mổ khám gà mắc bệnh quan sát thấy manh tràng bị lấp đầy bởi các vật chất khô, cứng của protein huyết thanh và các mảnh vỡ tế bào. Bề mặt màng thanh dịch của manh tràng có các ổ viêm loét, những ổ viêm này lan xuống làm viêm màng phúc mạc. Gan của gia cầm bị mắc bệnh sưng, phù nề, thoái hóa, và hoại tử tế bào. Mạch máu và các xoang bị tắc nghẽn. Trong các ổ hoại tử, thấy xuất hiện các tế bào lympho, các đại thực bào và các tế bào khổng lồ, sau này thường chứa đơn bào H.

meleagridis (Smith, 1915 ; Tyzzer, 1920) [37].

Trên bề mặt gan bị tổn thương nặng, các mô hoại tử và thoái hóa có hình đĩa, có màu vàng đến xanh vàng.

Van der Heijden H. (2009) [41], nghiên cứu ảnh hưởng của Histomonas trên

các tế bào máu, ông nhận thấy rằng số lượng bạch cầu trong máu tăng ngay sau khi mắc bệnh một ngày và đạt tối đa 70.000/ mm3 ngay sau khi nhiễm. Tế bào lymho và hồng cầu không thay đổi. Tổng số lượng các tế bào trở về mức bình thường 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Mc Dougald và cs (1970) [31] xác định tác động của Histomoniasis trên

nhiều enzym huyết tương ở gà và gà tây. Hàm lượng glutamicoxalacetic transaminase (GOT) và lactic dehydrogenase (LDH) tăng đáng kể và bền vững trong 9 - 12 ngày sau khi gà nhiễm bệnh. GOT hoạt động tăng lên khi gà mắc bệnh sau 9 ngày có tổn thương gan, và ở dưới mức bình thường khi gà mắc bệnh có tổn thương manh tràng nhưng không có tổn thương gan.

Khi gà tây bị bệnh nồng độ albumin giảm và γ - globulin tăng đáng kể trong thời gian nhiễm. Sự sụt giảm albumin là do tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc manh tràng cùng với sự xuất hiện một lượng lớn huyết thanh protein trong lòng manh tràng, sự gia tăng γ - globulin xuất hiện liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

2.1.2.6. Chẩn đoán * Với gà còn sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)