Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 37)

Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893 ở Rhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác. Dịch bệnh đo H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà tây và gà dò, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.

Tyzzer E. E. (1920) [37] lần đầu tiên mô tả về hiện tượng bệnh ở gà tây do một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen (Bleck Head). Sau đó, bệnh được các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…

Ở Đông Âu, Mincheva đã thông báo bệnh có mặt ở Bungari vào năm 1950. Ngày nay, bệnh có mặt trên khắp năm châu, nhất là ở các nước có ngành chăn nuôi gà và gà tây và gà ta theo lối tập trung công nghiệp (Hauck R., 2010) [19].

Ở Đức, Hauck R., (2010) [19] cho biết Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào H. meleagridis, có thể dẫn đến tổn thất cao trong chăn nuôi gà tây. Báo cáo này mô tả sự tái diễn của Histomonosis trong một trang trại chăn nuôi gà tây. Các ổ dịch đầu tiên xảy ra vào năm 2005 gà 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra năm 2009 gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng đến 26 - 65% trong vòng vài ngày, mặc dù điều trị với các hóa dược khác nhau. Trong cả hai trường hợp,

H. meleagridis thuộc kiểu gen A đã được phát hiện, nhưng chưa phát hiện nguồn lây nhiễm rõ ràng.

Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền đơn bào H. meleagridis cho đàn gia cầm (Mc Dougald L. R., 2003) [32].

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Gà nuôi tại 4 xã: Tân Khánh, Tân Kim, Bảo Lý, Hương Sơn của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra.

3.1.2. Vt liu nghiên cu

- Gà các lứa tuổi, ở các phương thức nuôi khác nhau ở 4 xã của huyện Phú Bình - Gà lai mía 4 tuần tuổi, khỏe mạnh: 118 con

- Mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng, lách, thận, phổi, tim) của gà bị mắc bệnh đầu đen do gây nhiễm và gà khỏe.

* Hoá chất nghiên cứu:

- Dung dịch formaldehyd 5 % - Cồn 90o

- Dầu bạch dương

- Hệ thống nhuộm HE (Hemotoxilin - Eosin) - Dung dịch Barbagallo - Hệ thống hóa chất làm tiêu bản vi thể * Dụng cụ dùng trong nghiên cứu: - Kính hiển vi quang học, kính lúp - Lam kính, lamen - Panh kẹp, kéo - Bộđồ mổ tiểu gia súc - Giá để tiêu bản 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa đim nghiên cu

- Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trại chăn nuôi gà gia đình và tập thể với các quy mô khác nhau tại 4 xã trên địa bàn huyện Phú Bình.

+ Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

3.2.2. Thi gian nghiên cu

Từ ngày 09 tháng 6 năm 2014 đến ngày 24 tháng 11 năm 2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cu bnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra

3.3.1.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà nuôi tại một số xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên một số xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Tình hình nhiễm bệnh đầu đen tại 4 xã của huyện Phú Bình: Xã Bảo Lý, xã Hương Sơn, xã Tân Kim, xã Tân Khánh.

- Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra.

- Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra.

3.3.1.2. Nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà gây nhiễm

- Kết quả gây nhiễm bệnh đầu đen trên gà

- Thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng của gà gây nhiễm - Triệu chứng ở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm

- Thời gian chết của gà sau gây nhiễm

- Bệnh tích đại thểở gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm

- Bệnh tích vi thểở manh tràng và gan của gà bị bệnh do gây nhiễm

- Xác định sự thay đổi khối lượng và thể tích các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm và gà đối chứng.

3.3.2. Đánh giá hiu lc ca 2 phác đồđiu tr bnh đầu đen

3.3.2.1. Hiệu lực của phác đồđiều trị trên diện hẹp 3.3.2.2. Hiệu lực của phác đồđiều trị trên diện rộng 3.3.2.2. Hiệu lực của phác đồđiều trị trên diện rộng

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cu bnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra

gà ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

3.4.1.1. Bố trí thu thập gà để mổ khám

Bố trí thí thu thập gà mổ khám theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu theo công thức:

( ) ( ) (0,027) 280 315 , 0 1 315 , 0 . 973 , 0 1 2 2 2 2 = − = − = e z p p n

Trong đó: n: Số gà mổ khám z: Độ chính xác 97,3% p: Tỷ lệ nhiễm dự kiến 31,5% e: Sai số 0,027 Mổ khám ngẫu nhiên tại 4 xã ở huyện Phú Bình cụ thể là: - Xã Hương Sơn: 70 con - Xã Bảo Lý: 70 con - Xã Tân Khánh: 70 con - Xã Tân Kim: 70 con

3.4.1.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Tỷ lệ nhiễm đơn bào H. meleagridis ở gà được xác định bằng sự kết hợp giữa các phương pháp sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng * Mổ khám kiểm tra bệnh tích * Soi tươi manh tràng

* Làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin manh tràng và gan

Các phương pháp cụ thể như sau:

* Quan sát triệu chứng lâm sàng: Trước khi mổ khám gà tại các địa phương, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt (Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006) [2]) để xác định những biến đổi lâm sàng của gà bệnh (triệu chứng toàn thân, mào tích, thể trạng, sự vận động, da vùng đầu và mép, màu sắc và trạng thái phân.

* Mổ khám bệnh tích

Phương pháp mổ khám gà: Mổ khám gà theo phương pháp mổ khám toàn diện, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các nội quan như thận, lách, tim, phổi, đặc biệt là gan và manh tràng để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp soi tươi manh tràng

Tiến hành mổ khám cơ quan tiêu hoá gà (Theo Trịnh Văn Thịnh, 1981; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [1] Dùng dao mổ nạo nhẹ niêm mạc manh

tràng, lấy một ít niêm mạc và chất chứa trong manh tràng (bằng hạt đỗ xanh) cho lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt nước cất; dùng góc la men khuấy đều rồi đậy lamen lên để dàn thành một lớp mỏng; sau đó soi dưới kính hiển vi (10 x 20 hoặc 10 x 40) để phát hiện H. meleagridis qua sự di chuyển đơn bào.

* Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

Các bước tiến hành:

+ Lấy mẫu bệnh phẩm (gan, manh tràng): cắt phần bệnh phẩm có nhiều tổn thương.

+ Cốđịnh bệnh phẩm bằng dung dịch formon 5%.

+ Rửa nước 12 - 24 h (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ) để trôi hết formol. + Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra.

+ Làm trong bệnh phẩm: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống xylen để làm trong bệnh phẩm.

+ Tẩm parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đựng paraffin nóng chảy, đểở tủấm nhiệt độ 500C.

+ Đổ Block: Rót parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm parafin vào. Khi parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.

+ Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microcom, độ dày mảnh cắt khoảng 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1 phần, glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).

+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin.

+ Gắn lamen bằng Baume canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học độ phóng đại 150 - 600 lần.

3.4.2. Phương pháp nghiên cu bnh đầu đen gà do gây nhim

3.4.2.1. Gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm

* Vật liệu gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm gồm:

- Gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen.

* Phương pháp gây nhiễm:

Bước 1: Dùng kéo nhọn, sắc vô trùng cắt gan và manh tràng của gà có bệnh tích điển hình. Nghiền nhỏ bằng máy xay đa năng, cho toàn bộ huyễn dịch vào cốc

thủy tinh.

Bước 2: Sử dụng xilanh 1 ml vô trùng, hút huyễn dịch đã xay nhuyễn để gây nhiễm cho gà.

Bước 3: Gây nhim H. meleagridis cho gà thí nghiệm.

Kích thích cho gà thải phân. Sau đó, dùng xilanh 1 ml vô trùng, hút huyễn dịch và lần lượt gây nhiễm cho các lô gà thí nghiệm bằng đường miệng và hậu môn ở các liều 1 ml, 2 ml, 3 ml. Cho gà nhịn ăn, nhịn uống trong 5 h sau gây nhiễm.

3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm

Bố trí 3 đợt gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà thí nghiệm theo sơđồ sau:

Đợt gây nhiễm Gà thí nghiệm Số gà đối chứng (con) Tuổi gà (tuần) Giống Liều gây nhiễm (ml/gà) Đường gây nhiễm Số gà (con) Đợt 1 1 Miệng 6 6 4 Lai mía Lỗ huyệt 6 2 Miệng 6 Lỗ huyệt 6 3 Miệng 6 Lỗ huyệt 6 Đợt 2 1 Miệng 12 12 Lỗ huyệt 12 2 Miệng 12 Lỗ huyệt 12 3 Miệng 12 Lỗ huyệt 12 Đợt 3 2 Lỗ huyệt 10 10 Cả 3 đợt 2 đường

gây nhiễm 118 28 4 Lai mía

* Mục đích của các đợt gây nhiễm:

Đợt 1, 2:

- Xác định thời gian xuất hiện triệu chứng - Xác định thời gian chết của gà gây nhiễm

- Mổ khám gà chết và những gà còn sống sau 45 ngày gây nhiễm để: + Kiểm tra bệnh tích đại thể

+ Kiểm tra bệnh tích vi thể

Đợt 3: Mổ khám đồng loạt gà ở lô thí nghiệm và lô đối chứng trong cùng một ngày nhất định sau gây nhiễm.

Cân khối lượng, đo thể tích của các cơ quan nội tạng gà đối chứng và gà gây nhiễm để so sánh.

3.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh đầu

đen do gây nhiễm

* Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng

- Hàng ngày quan sát và ghi lại những biểu hiện của gà thí nghiệm: Thể trạng, mào, tích, niêm mạc, phân, ăn uống, vận động...

- Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của gà thí nghiệm hàng ngày sau gây nhiễm vào buổi sáng, ở một giờ nhất định, ghi lại kết quả vào nhật ký thí nghiệm.

* Phương pháp xác định thời gian chết của gà sau gây nhiễm

Sau khi gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà qua đường miệng và lỗ huyệt, theo dõi toàn bộ số gà đã gây nhiễm: Khi có gà đầu tiên chết, xác định đó là thời gian chết sớm nhất của gà sau gây nhiễm. Tiếp tục theo dõi cho đến khi gà cuối cùng chết, xác định đó là thời gian chết muộn nhất của gà sau gây nhiễm. * Phương pháp kiểm tra bệnh tích đại thể của gà gây nhiễm

Mổ khám gà chết sau gây nhiễm và toàn bộ gà còn sống sau 45 ngày gây nhiễm, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các khí quan trong cơ thể, chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

* Phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể của gà gây nhiễm

Kiểm tra bệnh tích vi thể theo phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin.

* Phương pháp xác định sự thay đổi khối lượng và thể tích của các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm và gà đối chứng

+ Xác định khối lượng của cơ quan nội tạng: Bằng cân điện tử, độ chính xác 10-3 mg.

+ Đo thể tích các cơ quan nội tạng:

Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh, 2 bình chứa, 1 bình đo thể tích

Cách đo: Đổ đầy nước vào 2 cốc thủy tinh đặt sẵn trong 2 bình chứa, cho nội tạng của gà gây nhiễm và gà đối chứng vào 2 cốc. Nước trong cốc sẽ tràn vào bình chứa (thể tích nước trào ra đúng bằng thể tích nội tạng). Nhấc cốc ra khỏi bình chứa. Đổ nước ở bình chứa vào bình đo thể tích.

3.4.3. Phương pháp đánh giá hiu lc ca mt s thuc tr bnh đầu đen cho gà

- Xây dựng 02 phác đồđiều trị bệnh đầu đen cho gà.

Phác đồ Thuốc diệt đơn bào Thành phần chính

I - T. Coryzine Sulfamonomethocin

II - Methocin- Tri Sulfadimethocin

- Để xác định hiệu lực của phác đồ điều trị, chúng tôi bố trí điều trị thử nghiệm trên gà bị bệnh ngoài thực địa ở diện hẹp và diện rộng, đánh giá hiệu quả của từng phác đồ. Sau đó lựa chọn 01 phác đồ điều trị hiệu quả để khuyến cáo cho người dân.

3.4.4. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008) [6], trên phần mềm Excel 2010.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra ở gà

4.1.1. Nghiên cu bnh đầu đen do đơn bào H. meleagridis gây ra gà nuôi ti mt s xã thuc huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám tỉnh Thái Nguyên qua mổ khám

Phú Bình là một huyện thuộc vùng trung du, có địa hình bán sơn địa, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại kí sinh trùng gây bệnh cho gia súc, gia cầm phát triển, trong đó có đơn bào H. meleagridis gây

bệnh đầu đen ở gà.

Để nghiên cứu tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis gây ra trên đàn gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 280 gà nuôi tại 4 xã: Hương Sơn, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm H. meleagridis ở gà tại 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm và có bệnh tích (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Hương Sơn 70 11 15,71 Bảo Lý 70 17 24,29 Tân Khánh 70 33 47,14 Tân Kim 70 38 54,29 Tính chung 280 99 35,36

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Gà nuôi ở các xã nghiên cứu đều bị nhiễm H.

meleagridis. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở mỗi xã là khác nhau.

Trong 280 gà mổ khám có 99 gà bị nhiễm bệnh đầu đen do H. meleagridis,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)