Sự thay đổi khối lượng cơ thể và các cơ quan nội tạng của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 64)

Chúng tôi đã gây nhiễm đợt 3 cho 10 gà ở ngày tuổi thứ 28 với liều 2 ml huyễn dịch gan và manh tràng gà bệnh qua đường lỗ huyệt, trong thời gian theo dõi có 2 gà chết ở ngày thứ 8 và ngày thứ 10. Ngày thứ 12 mổ khám 8 gà gây nhiễm còn lại và 10 gà ở lô đối chứng để cân khối lượng và đo thể tích các cơ quan nội tạng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10. Khối lượng cơ thể và các cơ quan nội tạng của gà thí nghiệm Khối lượng các nội quan (gam) Gà gây nhiễm Gà đối chứng Số gà (con) Khối lượng (X ±mX) g Số gà (con) Khối Lượng ( X ±mX ) g KL gà đầu thí nghiệm 10 562,22 ± 6,40 10 560,3 ± 6,37 KL gà 12 ngày sau gây nhiễm 8 486,25 ± 6,77 10 760 ± 7,18

Gan 8 26,65 ± 0,48 10 21,16 ± 0,84

Lách 8 1,87 ± 0,06 10 1,56 ± 0,08

Thận 8 5,55 ± 0,41 10 4,36 ± 0,13

Tim+ phổi 8 8,11 ± 0,39 10 7,51 ± 0,27

Manh tràng 8 21,94 ± 0,84 10 13,29 ± 0,51

Bảng 4.10 cho thấy: Khối lượng cơ thể của gà sau khi gây nhiễm 12 ngày giảm hơn so với gà trước khi gây nhiễm và thấp hơn so với gà đối chứng. Tuy nhiên,

khối lượng các cơ quan nội tạng của gà sau gây nhiễm lại cao hơn so với gà đối chứng, đặc biệt là khối lượng gan và manh tràng. Cụ thể như sau:

Trước khi gây nhiễm, gà có khối lượng trung bình 562,22 ± 1,64 (g), sau gây nhiễm 12 ngày thì khối lượng trung bình của gà giảm xuống 486,25 ± 6,77 (g), trong khi đó gà ở lô đối chứng có khối lượng trung bình 760 ± 7,18 (g). Khối lượng trung bình của gan gà gây nhiễm 26,65 ± 0,48 (g), trong khi gan của gà đối chứng có khối lượng trung bình là 21,16 ± 0,84; manh tràng của gà đối chứng có khối lượng trung bình 13,29 ± 0,51 (g), khối lượng manh tràng trung bình của gà gây nhiễm 21,94 ± 0,84 (g); các cơ quan khác của gà đối chứng có khối lượng trung bình là lần lượt: Thận 4,36 ± 0,13 (g), tim + phổi 7,51 ± 0,27 (g) và lách 1,56 ± 0,08 (g), trong khi đó các cơ quan này của gà gây nhiễm có khối lượng trung bình tương ứng: Thận 5,55 ± 0,41 (g), tim + phổi 8,11 ± 0,39 (g) và lách 1,87 ± 0,06; (g).

Như vậy, khối lượng của gà gây nhiễm giảm rõ rệt so với gà đối chứng, trong khi khối lượng các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm đều lớn hơn khối lượng cơ quan tương ứng ở gà khỏe. Nguyên nhân là do: gà ở lô gây nhiễm, khi đưa huyễn dịch gan và manh tràng của gà bị bệnh đầu đen vào lỗ huyệt thì đơn bào H. meleagridis sẽ di chuyển ngược theo nhu động ruột vào manh tràng, tại đây chúng kí sinh và thâm nhập vào niêm mạc ruột rồi bắt đầu sinh sản với số lượng lớn, sau đó từ manh tràng đơn bào

H. meleagridis xâm nhập vào máu đến gan, tại gan chúng ký sinh, xâm nhập vào mô gan gây hoại tử, phá hủy tế bào gan, làm rối loạn chức năng gan. Từđó việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau ở gan giảm sút rõ rệt. Vì vậy, làm ngừng trệ các quá trình trao đổi và tổng hợp chất trong cơ thể gà, làm gà gầy yếu, ủ rũ, kém ăn, giảm thể trọng. Với gà ở lô đối chứng thì không chịu ảnh hưởng bởi bất kì một tác nhân có hại nào nên gà vẫn ăn uống và sinh trưởng bình thường.

Kemp R. L và Springer W. T. (1978) [27] cho biết: manh tràng bị viêm sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần; sau đó tạo kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát. Gan sưng to gấp 2 - 3 lần, viêm xuất huyết, hoại tử. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc.

Khối lượng các nội quan của gà bệnh tăng lên so với gà đối chứng là hậu quả của những biến đổi nói trên.

4.1.2.7. Sự thay đổi thể tích các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm

Sau khi cân khối lượng các cơ quan nội tạng của gà bị bệnh đầu đen do gây nhiễm, chúng tôi tiến hành đo thể tích. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Thể tích các cơ quan nội tạng của gà thí nghiệm Thể tíchcác nội quan ( cm3) Gà gây nhiễm Gà đối chứng Số gà (con) Thể tích (V) ( X m X ± ) cm³ Số gà (con) Thể tích (V) ( X m X ± ) cm³ Gan 8 23,73 ± 0,66 10 14,31 ± 0,38 Lách 8 1,72 ± 0,03 10 1,43 ± 0,04 Thận 8 2,01 ± 0,06 10 1,8 ± 1,56 Tim + phổi 8 3,82 ± 0,20 10 3,61 ± 0,22 Manh tràng 8 14,24 ± 0,49 10 7,9 ± 0,19

Bảng 4.11 cho thấy: Thể tích các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm lớn hơn thể tích ở gà đối chứng, nhưng rõ rệt nhất là sự thay đổi thể tích ở gan và manh tràng. Cụ thể như sau:

Thể tích gan: Ở lô đối chứng trung bình 14,31 ± 0,38 (cm3), trong khi đó, thể tích trung bình ở gà gây nhiễm 23,73 ± 0,66 (cm3).

Thể tích manh tràng: Ở gà lô gây nhiễm 14,24 ± 0,49 (cm3), gà đối chứng có thể tích trung bình 7,9 ± 0,19 (cm3).

Thể tích thận: Gà lô đối chứng trung bình 1,8 ± 1,56 (cm3), trong khi thể tích trung bình ở lô gây nhiễm là 2,01 ± 0,06 ( cm3).

Thể tích (tim + phổi): Thể tích trung bình của gà ở lô gây nhiễm là 3,82 ± 0,20 (cm3), của gà ở lô đối chứng là 3,61 ± 0,22 (cm3).

Thể tích lách: Khi gà ở lô gây nhiễm có thể tích trung bình 1,72 ± 0,03 (cm3), thì thể tích trung bình của gà ở lô đối chứng là 1,43 ± 0,04 (cm3).

Sở dĩ thể tích các cơ quan nội tạng của gà gây nhiễm lớn hơn của gà ở lô đối chứng theo chúng tôi là do: Khi đơn bào H. meleagridis kí sinh ở manh tràng, làm

cho niêm mạc manh tràng viêm, dày lên và phình to hơn bình thường. Sau khi làm cho manh tràng bị tổn thương thì đơn bào này theo máu tiếp tục thâm nhập lên gan, làm tổn thương gan, gây viêm và hoại tử dẫn đến kích thước của gan sưng to hơn bình thường. Các cơ quan nội tạng khác như: Thận, lách, tim, phổi cũng có đơn bào kí sinh, nhưng tổn thương ở các cơ quan này không nhiều. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương làm cho chức năng giải độc bị suy yếu, để đảm bảo cho cơ thể vẫn hoạt động bình thường thì các cơ quan khác phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, các cơ quan này cũng bị sưng và làm tăng thể tích.

Kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tyzzer (1920) [37]: Mổ khám gà mắc bệnh quan sát thấy manh tràng bị lấp đầy bởi các vật chất khô, cứng của protein huyết thanh và các mảnh vỡ tế bào. Bề mặt màng thanh dịch của manh tràng có các ổ viêm loét, những ổ viêm này lan xuống làm viêm màng phúc mạc. Gan của gia cầm bị mắc bệnh sưng, phù nề, thoái hóa, và hoại tử tế bào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm thuốc điều trị. (Trang 64)